Cuộc khủng hoảng ở giáo phận Paris là dấu hiệu cho thấy tình trạng hiện tại của Giáo hội Công giáo

289

Cuộc khủng hoảng ở giáo phận Paris là dấu hiệu cho thấy tình trạng hiện tại của Giáo hội Công giáo

Một tháng sau khi tổng giám mục Paris, Michel Aupetit từ chức, sử gia Martin Dumont nói chuyện với báo La Vie về những thách thức của cuộc khủng hoảng mà giáo phận Paris đang đối diện.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2022-01-10

 

Thánh lễ từ giã giáo dân Paris của Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit, tại nhà thờ Saint-Sulpice ngày 10 tháng 12 năm 2021. PHILIPPE LISSAC / GODONG

Liệu sự ra đi của giám mục Aupetit có đánh dấu sự kết thúc của một thời không?

Sử gia Martin Dumont: Câu trả lời không đơn giản… Không thể phủ nhận, với sự kết thúc những năm của hồng y Barbarin, và sau đó là việc tổng giám mục Aupetit từ chức, chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của một thế giới giáo sĩ trong đó các cuộc bổ nhiệm giám mục đã là nhân chứng trong khoảng ba mươi năm. Hàng giáo sĩ tự quy chiếu không phải là bóng ma không tồn tại…

Chúng ta có nên đi tìm một tổng giám mục không phải người Paris không?

Tôi rất muốn nói có, dù tình hình hiện tại của giáo phận Paris cần một tầm mức cao nào đó. Năng lực và giao tiếp tương ứng giữa tổng giám mục và văn phòng giám mục không nên đo bằng khoảng cách của thủ đô. Tuy nhiên, đó sẽ là một dấu hiệu quan trọng của sự thay đổi, dù nó chỉ là quay lại với các thông lệ phổ biến trong suốt thế kỷ 19 và 20.

Thật tình cờ hơn nữa, nhưng theo tôi đây dường như là một liên kết giữa tình hình hiện tại và quá khứ: năm 1920, trong khi Paris đang chờ đợi tổng giám mục mới, giám mục Dubois, tổng giám mục của Rouen được bổ nhiệm, trước sự thất vọng của cha tổng đại diện  Paris, Roland-Gosselin, người ít nhiều để mắt đến địa vị này và đã đảm bảo “trong thời gian trống ngai”. Một số các giáo sĩ Paris gần như  thất vọng (tạm thời), họ hy vọng bổ nhiệm một trong những người ở Paris, người hàng đầu là giám mục Roland-Gosselin, vì ngài biết các giáo sĩ  Paris… Các giao tiếp của giám mục Louis – Ernest Dubois với các giáo sĩ của mình (và với các nhà chức trách đã có thời gian phản đối việc bổ nhiệm của ngài) không phải là không tốt.

Tuy nhiên, có hai điểm liên quan với nhau mà theo tôi là quan trọng: cũng như Giáo hội hoàn vũ, mọi thứ dựa trên đặc sủng của một người, và chỉ có thể hoạt động khi người này ở tầm cao của chức vụ và khi họ biết bao quanh mình và lắng nghe cố vấn, kể cả tham khảo ý kiến giáo dân, đạo công giáo là hài hòa, bao gồm và chấp nhận các nhạy cảm khác nhau, vì nếu không, nó sẽ chuyển qua tự quy vào chính mình – ở Paris cũng như ở Rôma hay bất cứ đâu khác. Thật ngạc nhiên, cuộc khủng hoảng này ở giáo phận Paris lại cho thấy những gì về tình trạng hiện tại của Giáo hội công giáo, chủ nghĩa độc đoán, thiếu đối thoại và minh bạch trong việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên không phải chỉ có ở Paris…

Giáo phận Paris có những vấn đề cụ thể nào?

Paris ở vị trí của một giáo phận có nhiều điểm chung với giáo phận Lyon, ví dụ: một vùng đất dĩ nhiên nhỏ hơn so với một số  giáo phận khác ở Pháp, nhưng lại là nơi có số lượng linh mục và giáo dân đặc biệt cao. Thực tế vẫn là lịch sử ít nhiều gần đây đã làm cho giáo phận này trở thành duy nhất, một trung tâm quyền lực quan trọng và một biểu tượng. Một biểu tượng đặc biệt vì giáo phận, và vì giáo phận có nhà thờ chính tòa Đức Bà, một chứng nhân lỗi lạc của lịch sử tôn giáo-chính trị Pháp, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng cũng không thể bỏ qua rằng giáo phận Paris không chỉ là “thành phần dân Chúa” mà còn là thủ đô hành chính của Pháp, vì thế việc tòa giám mục có những liên kết thường xuyên với các cơ quan công quyền, những liên kết này dường như bị căng (hoặc thậm chí đơn thuần bị bỏ qua) trong nhiệm kỳ giám mục cuối. Dĩ  nhiên, chúng ta không quên các đối thoại cần thiết phải có với mọi thành phần của xã hội (văn hóa, triết học, lịch sử, v.v.).

Một yếu tố khác cần được tính đến, mà giáo sư Philippe Portier đã đưa ra một cách đúng đắn trong một chuyên mục của báo La Croix đăng gần đây: sự kỳ vọng của xã hội Pháp đối với Giáo hội. Nếu thánh lễ từ giã của giám mục Aupetit ở nhà thờ Saint-Sulpice là cơ hội để thể hiện sự hiệp nhất, thì thực tế, giáo phận đã trải qua cuộc khủng hoảng mà giám mục Michel Aupetit từ chức đã không đánh dấu sự kết thúc. Đó chỉ là biểu hiện rõ rệt vào thời điểm Giáo hội Pháp đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn sau khi báo cáo của ủy ban Sauvé được công bố.

Đương nhiên giới công giáo Paris ở hàng đầu trong vụ này, nhưng thực sự Giáo hội Pháp bị ảnh hưởng, lý do giáo phận này là biểu tượng. Giáo sư Philippe Portier viết: “Giáo hội không còn quyền mắc sai lầm.”  Tôi chỉ có thể phụ theo, kể cả vấn đề giao tiếp truyền thông, cơ bản nhưng lại cho thấy thật thảm hại ở Paris cũng như ở Rôma.

Có những nét chung nào trong các tổng giám mục cuối cùng của giáo phận Paris trong lịch sử gần đây của Giáo hội không? Có một chân dung cụ thể nào nổi lên không?

Với thế kỷ 20, tôi không nghĩ chúng ta có thể xem đó là “một” chân dung. Mỗi tổng giám mục đều có những đặc điểm của mình, và để lại dấu ấn của mình cho giáo phận. Nhưng có những tổng giám mục kém nổi bật hơn người khác. Còn ai nhớ đến hồng y Amette, ngoài các sử gia và vì có một quảng trường ở Paris mang tên ngài không? Những năm 1930 và 1940 có những giám mục là những nhà xây dựng và truyền giáo (Jean Verdier và Công trường của hồng y Emmanuel Suhard với hội Truyền giáo Pháp).

Hồng y Pierre Veuillot không nhất thiết được yêu mến (ngài có tiếng là nhà hành chính lạnh lùng…), nhưng chỉ riêng tên của ngài đã nói lên một phần lịch sử Giáo hội Pháp. Hồng y François Marty có hai bất lợi: đến Paris cùng thời với sự kiện lịch sử Mai 68 (tháng 5 năm 68) và đến từ vùng Tây Nam (ngài có giọng nói của vùng). Nhưng sự đơn giản và mong muốn cởi mở của ngài (cuộc họp của Thanh sinh công, JOC, năm 1975 là khá biểu tượng về mặt này!) đã làm nhiều người phải nghiến răng.

Thời hồng y Jean-Marie Lustiger, trong bối cảnh “tân phúc âm hóa”, có xu hướng, nếu không muốn nói là xóa bỏ, ít nhất cũng làm cho người ta quên nó, làm chứng cho một dấu ngoặc xem như đã qua. Như thế đối diện với tình hình hiện tại, rất khó để trả lời cụ thể cho giáo phận Paris.

Martin Dumont là chuyên gia về lịch sử tôn giáo của thế kỷ 19-20 và là tổng thư ký của Viện nghiên cứu về các tôn giáo (Đại học Paris-Sorbonne). Ông là tác giả của các tác phẩm Tòa thánh và Tổ chức chính trị của người Công giáo Pháp sau các cuộc biểu tình và Nước Pháp trong tư tưởng của các Giáo hoàng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tổng giám mục Michel Aupetit ra đi cho thấy một khủng hoảng sâu đậm trong Giáo hội công giáo Pháp