Cái giá của nỗi đau

135

Cái giá của nỗi đau

Giám mục Dominique Blanchet, giám mục Eric de Moulins-Beaufort và giám mục Olivier Leborgne trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 11 năm 2021. Laurent Ferriere / Hans Lucas / Hans Lucas qua AFP

fr.aleteia.org, Louis Daufresne, 2021-11-12

Hàng tuần, ông Louis Daufresne, tổng biên tập Đài Đức Bà bình luận về các tin tức từ Giáo hội và thế giới. Hôm nay, ông đặt câu hỏi về chỗ đứng trong việc bồi thường cho các nạn nhân của tội phạm trên trẻ em trong Giáo hội.

“Sự đảo lộn”, “sự lật ngược”, “sự quay ngoặt”: hôm trước ngày 9 tháng 11, cứ như thể Bức tường Bá Linh đã sụp đổ ở Lộ Đức. Một tháng sau “vụ nổ” của báo cáo Sauvé, các giám mục đang họp với một điều duy nhất thấy rõ dưới mắt mọi người: bồi thường cho các nạn nhân. Giống như những người trên đường Ê-mau, họ mở mở mắt và toàn thể nhận ra “trách nhiệm thể chế của Giáo hội”, “chiều kích hệ thống của bạo lực”, “nghĩa vụ công lý và đền bù”. Cho đến lúc đó, các giám chức xoay quanh từ – bồi thường – được cho là quá hèn hạ, quá thiếu sót. Nhưng sức mạnh của não trạng giao dịch buôn bán, quá mạnh ở Mỹ đã có khi hủy hoại toàn bộ một số giáo phận ở đó, đã thắng sự e dè, sợ hãi hoặc trì hoãn của các giám mục Pháp.

Ngôn ngữ của tiền

Có buồn, buồn vô hạn, khi một tổ chức được sinh ra từ trên cao và lời biện minh duy nhất cho chính nghĩa là đưa các linh hồn lên đó, lại không biết mình là ai? Hàng thế kỷ sau, Giáo hội vẫn còn bị chế giễu vì buôn bán các ân xá. Tính chất mua bán của hàng giáo phẩm là một nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách tin lành. Và giờ đây, tiền được xem là “thước đo cụ thể”, là giải pháp, là thứ duy nhất được tất cả mọi người hiểu và chấp nhận. Tiền là một ngôn ngữ và là ngôn ngữ duy nhất có thể nghe được. Từ đầu năm, các nạn nhân của tội phạm trên trẻ em sẽ có thể nộp đơn đến Cơ quan Quốc gia Độc lập về Công nhận và Bồi thường thiệt hại (Inirr), do bà Marie Derain de Vaucresson làm chủ tịch. Bà là cựu Người Bảo vệ trẻ em, bà đang nhìn qua nước Bỉ, nơi có bốn mức bồi thường, từ 2.500 đến 25.000 âu kim và hơn thế nữa. Bà nói với hãng tin AFP: “Có vẻ phù hợp khi xem xét mô hình của Bỉ, hơn là mô hình của Mỹ, vì nó tương ứng về mặt tài chính với những chiếc phong bì không nặng bằng. Tại Hoa Kỳ (nơi bồi thường 338.688 đô la cho mỗi nạn nhân, theo báo cáo của Sauvé), chúng tôi thực sự đang ở trên “cái giá của nỗi đau”.

Cái giá của nỗi đau. Khái niệm này đáng được đặt câu hỏi và tại sao lại lỗi thời: làm thế nào tiền bạc có thể đền bù được sự tổn hại phải chịu trong lĩnh vực tình dục? Làm thế nào có thể khôi phục được bản chất con người đã bị tổn thương, vì ở khắp nơi trên trái đất này, đế chế tiền bạc đã làm băng hoại nó? Làm thế nào tương ứng với một đề xuất mang tinh thần công giáo, khi Đức Phanxicô đang tiến hành cuộc thập tự chinh trên mọi hướng để chống lại thần tượng mà tiền bạc tượng trưng? Trả tiền để lau nước mắt không phải là nhục nhã, gây sốc, là thất vọng sao? Và làm thế nào để ấn định một giá? Giá này duy chỉ có một ý nghĩa thôi ư? Và nếu nạn nhân bị hoen ố suốt đời, làm sao họ có thể nhận số tiền này? Những phản chiếu của nó sẽ chỉ dội lại trong chiếc gương kinh hoàng của vết nhơ ố ngày xưa.

Chúng ta sẽ nói bồi thường, không được hiểu như một món quà mà là một khoản nợ phải trả, những cuộc đời đã tan nát do quản lý khinh suất hoặc đồng lõa, mà các nạn nhân -cho những ai có khả năng chi trả – đã cháy túi khi trả tiền cho các trị liệu tâm lý mà họ hứng chịu trong tuổi thơ ấu hoặc ở tuổi vị thành nniên, để rồi phải cấn nợ trọn cuộc đời cả về mặt nghề nghiệp hoặc tình cảm. Tất cả điều này phải có con số và phải làm theo tiêu chuẩn tính sẵn của các hãng bảo hiểm. Đây không phải là bình phẩm về thủ tục này mà để xem xét rằng nó không nhất thiết phải là “một bước tiến”.

Những gì có giá là vô giá

Cuộc sống của chúng ta, trí tưởng tượng của chúng ta, yêu cầu của chúng ta không còn diễn ra theo một thứ trật phi vật chất, được truyền cảm hứng từ một tinh thần quý tộc. Những gì có giá là vô giá và bất cứ thứ gì có thể mua được bằng tiền đều không có giá trị. Danh dự, giống như tất cả các giá trị đạo đức tránh được quy luật thị trường. Khi không có chân trời chung và cao hơn này, tiền bạc độc chiếm không gian của đối thoại và câu trả lời. Nếu không có tiền, các giám mục sẽ bị xem là vô tâm.

Những người đương thời của chúng ta không để ý đến những bài phát biểu, hồi chuông báo tử, “thời gian tưởng niệm và đền tội”, tất cả những dàn dựng á phụng vụ được Nhà nước bơm thổi như khi một diễn viên vĩ đại qua đời.

Người đương thời của chúng ta không để ý đến những bài phát biểu, hồi chuông báo tử, “thời gian tưởng niệm và đền tội”, những dàn dựng á phụng vụ của Nhà nước bơm thổi như khi một diễn viên vĩ đại qua đời. Những buổi lễ này làm no các kênh thông tin liên tục, nhưng không còn âm vang trong tâm hồn người dân. Đó là những khoảnh khắc giao tiếp. Người đương thời chúng ta cũng không còn quan tâm đến cách mà Giáo hội được điều hành vì họ biết rất ít về việc này và không cảm thấy mình được bao gồm hay có khả năng. Cuối cùng, chỉ có thực tế nói với họ: rằng kẻ phạm tội phải trả giá. “Họ sẽ cho tay vào túi.” Vì vậy mới bắt đầu có bản tin nhanh của hãng tin AFP ngày 8 tháng 11.

Di sản, nhân chứng cho lòng trung thành tiếp tục

Theo giám mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, các giám mục sẽ  thêm vào quỹ bồi thường cho nạn nhân “bằng cách bán các bất động sản” và nếu cần  “thì đi vay để có thể dự trù cho các nhu cầu.”  Giải pháp này nhằm mục đích giữ nguyên các khoản quyên của giáo dân. Các giám mục bảo đảm, các oi tiền sẽ không dùng trong việc này.

Nhưng ai có thể đồng ý với cách trình bày sự việc như thế này? Di sản là kết quả đóng góp của các thế hệ kế tiếp. “Trên đá này, Ta sẽ xây Giáo hội của Ta.” Các đá được xây trong tinh thần này không làm chứng cho một thực tế không cần thiết. Các đá này rao giảng Tin Mừng trong không gian, định hướng tầm nhìn, làm chứng cho lòng trung thành qua bao nhiêu thế kỷ, như thông điệp này cho thấy, cay đắng và day dứt nhưng nói lên một phần quan điểm công giáo: “Rất nghiêm trọng, các quyết định của các giám mục là (…) một sự cướp đoạt của giáo dân, lạm dụng lòng tin, lạm dụng quỹ quyên góp, các di sản của chính chúng ta, của cha mẹ, của ông bà tổ tiên qua hai lần đã phục hồi bằng tiền tiết kiệm của họ cho các nguồn lực của Giáo hội vào thế kỷ 19 và một lần nữa sau năm 1901. Di sản […] không phải tự nhiên mà có, về cơ bản là thành quả của những nỗ lực và lòng tin tưởng không ngừng của bà góa già ngôi đền và bà góa Sarepta trong sách Các Vua. Hội đồng Giám mục dưới áp lực của các vận động hành lang và của những người nói mạnh và dàn dựng một cách rất tự do, cho một đối tượng hoàn toàn trái ngược với ý muốn của những ân nhân bây giờ và trong quá khứ. Gần như không ai bận tâm tôn trọng họ.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Bà Marie Derain: “’Anh muốn tôi làm gì cho anh?’ : Đó là câu hỏi được đặt ra cho nạn nhân”

Lạm dụng tình dục và “đền bù”: Bà Marie Derain được bổ nhiệm để “lắng nghe nhu cầu của nạn nhân ”