Chúng ta có sẽ trở thành những kẻ man rợ không?
Jean-Claude Guillebaud, nhà báo, nhà văn và nhà viết tiểu luận, từ vài thập kỷ nay trong chuyên mục của ông, ông đã lưu ý đến việc trở lại không ngừng của chủ nghĩa man rợ, trên thực tế, trong hành động, trong lời nói: ca ngợi những phản giá trị, biện minh cho sự bất bình đẳng, bác bỏ mọi đạo đức tập thể.
lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud, nhà báo, nhà văn và nhà viết tiểu luận, 2021-08-05
Một từ thường được lặp đi lặp lại trong từ vựng hiện này: thật là man rợ. Có hợp lý không khi dùng từ này hay chỉ để nói lên nỗi sợ hãi một cách vô lý? Hiện nay chúng ta đang gặp khó khăn để nắm bắt hướng đi của cơn lốc hành tinh đang cuốn hút chúng ta. Đúng là chóng mặt. Như thế nó có khơi dậy trong chúng ta những nỗi sợ hãi mù mờ, hơn là mang lại hy vọng rõ ràng không.
Cám dỗ thu mình lại
Vậy mà những nguy cơ đe dọa chúng ta thì rất dễ nhận ra, một sự quay về với các bất bình đẳng giữa con người nhưng trên một quy mô lớn; sự thành công vô song của một kỹ thuật tối thiểu; sự tiêu tan hy vọng vào tương lai; nỗi cô đơn lo lắng cho một “tôi” bị rào cản; sự cám dỗ để rút lui vào “căn tính” gây tranh cãi; đặt lại vấn đề về chính nền dân chủ… Và, trên tất cả, đó là sự bất lực mới mà trong đó chúng ta thấy mình cần phải xác định chính khái niệm về con người.
Đứng trước “bước ngoặt” này thì hơi lố bịch khi nói đây là “cuộc khủng hoảng”. Thuật ngữ đột biến sẽ chính xác hơn. Chúng ta là những sinh vật đột biến của một thế giới không thể tưởng tượng được đang nảy sinh. Và đứng trước tính triệt để của sự thay đổi này, chúng ta mới thấy cám dỗ của mỗi người là gì: từ bỏ can thiệp, từ bỏ chính mình nhường cho dòng sự kiện trôi đi như thường làm, để diễn giải theo chữ của nhà văn Pháp Georges Bernanos, “một con chó chết dưới làn nước”. Dù sao chúng ta hiểu, sự đột biến phi thường này đe dọa trực tiếp đến các giá trị mà trên các giá trị này lịch sử chúng ta đã được xây dựng.
Có thể nào đây là mối nguy hiểm của một chủ nghĩa man rợ mới không? Có thể. Người ta thường quên chủ nghĩa Quốc xã không phải chỉ là chủ nghĩa bài do thái, mà nó còn là chủ nghĩa bài kitô giáo. Đây là toàn bộ di sản do thái giáo-kitô giáo mà Hitler muốn tiêu hủy. Dự trù là quay trở về khu rừng Đức nguyên khai, nơi kẻ mạnh chiến thắng, nơi kẻ yếu bị khuất phục bởi vũ lực, nơi mọi đạo đức đều bị chế giễu trước “đà sống”, cảm hứng theo chủ nghĩa của triết gia Nietzsch.
Lịch sử hiếm khi lặp lại
Đức Quốc xã thực sự là những kẻ man rợ, đối diện chính sách đợi thời nhu nhược của các nền dân chủ, họ đã lao mình vào đoàn kỵ binh khát máu này của Hitler. Họ muốn “trẻ trung hóa thế giới”, xóa sổ hai thiên niên kỷ, thiết lập sự thống trị ngông cuồng của một chủng tộc và một dân tộc bằng cách lên kế hoạch tiêu diệt người do thái và tàn sát, ít nhất là một phần, của một vài quốc gia khác. Để so sánh, chủ nghĩa cộng sản cũng hủy diệt, nhưng không phủ nhận các giá trị tương tự này. Ngược lại, họ lạc đường vì họ dùng các giá trị này để áp bức.
Điều đe dọa chúng ta chắc chắn không phải là việc đi trở lại cùng các man rợ này. Lịch sử hiếm khi lặp lại chính nó. Mối nguy thực sự nằm ở chỗ đang dần dần tầm thường hóa một số phản-giá trị, dự phần vào một chủ nghĩa phản nhân văn và đang quay trở lại. Ví dụ, tôi đang nghĩ về những lời biện minh cho sự bất bình đẳng, cho việc thờ người chiến thắng, tôn vinh kẻ mạnh nhất, bác bỏ mọi đạo đức tập thể, đề cao cạnh tranh tàn nhẫn, v.v. Đó là chưa nói đến các lệch lạc của khoa di truyền sinh học, thuyết ưu sinh tái phát minh này.
Xã hội hiện đại có thể có một mong chờ mơ hồ về người tín hữu kitô, khi họ chính trực làm chứng với một khoảng cách ngang nhau giữa thái quá của chủ nghĩa đắc thắng và thái quá của chủ nghĩa thất bại. Kitô giáo đã thống trị trong một thời gian dài và đôi khi là không khoan dung. Bây giờ không còn trường hợp này. Tình huống mới này mang đến những hứa hẹn cho việc tạo lại một nguồn sinh lực trỗi dậy phi thường.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch