Vụ án Becciu, dấu hiệu cho thấy thời thế đã thay đổi ở Vatican

206

Vụ án Becciu, dấu hiệu cho thấy thời thế đã thay đổi ở Vatican

Phiên tòa xét xử tòa nhà ở London sẽ mở ngày 27 tháng 7 năm 2021 là cao điểm của cuộc điều tra kéo dài 4 năm và là một bước quan trọng trong quá trình cải cách lâu dài của Đức Phanxicô cho nền kinh tế Vatican được ngài bắt đầu từ năm 2013. Nhưng qua vụ này, Rôma cảm nhận một biến đổi thực sự. Thậm chí một luật sư của Giáo triều còn xem đây là sự thay đổi của thời đại.

Vatican muốn xóa bỏ “công lý giai cấp” và quay trở lại những giá trị cơ bản | © Cara Harris / Pixabay

cath.ch, Camille Dalmas, I. Media, 2021-07-04

Lần đầu tiên trong lịch sử, một tòa án Vatican do một người thế tục điều hành triệu một “hoàng tử của Giáo hội” – hồng y Angelo Becciu ra tòa. Cho đến ngày 30 tháng 4 vừa qua và qua một tự sắc của Đức Phanxicô, các hồng y chỉ có thể bị tòa phá án Vatican xét xử, một cơ quan được các thành viên của hồng y đoàn độc quyền điều hành. Việc bãi bỏ công lý đẳng cấp này, nhằm để bảo vệ các cử tri bầu giáo hoàng đã đáp ứng cho nhu cầu “bình đẳng thực sự”.

Một giáo sư giáo luật của một trong các Giáo hoàng Học viện ở Rôma nhận xét, yêu cầu bình đẳng này là điều thiết yếu, vì nó cắt sự “khoan dung”, thậm chí là cắt văn hóa “im lặng” từ lâu vốn là đặc trưng hoạt động của các cơ quan ở Vatican. Cho đến gần đây, “một văn hóa áp dụng cho trường hợp đặc biệt vẫn còn nổi trội, bất kể đến luật chung”. Ông đảm bảo, điều này thậm chí còn “neo” trong giáo luật như trong trường hợp các “thủ tục công minh”.

Vatican phải là một nhà nước “hoàn hảo”

Chẳng hạn đứng trước các trường hợp lạm dụng tình dục – như vụ quản lý các trường hợp tội phạm như trường hợp của cựu hồng y  Theodore McCarrick – từ nay tư pháp Vatican không cho ai được hưởng quyền đối xử đặc biệt. Luật sư phân tích, một lôgic của việc “thanh lọc” các thể chế Vatican được xem là cần thiết để duy trì uy tín Tòa thánh.

“Dù biết có rất nhiều lực cản, nhưng động lực chuyên nghiệp hóa dường như đã được đưa ra”

Đối với nhà giáo luật la-mã, sự khác biệt xuất phát từ các Hiệp định Lateran (1929) giữa Vatican, quốc gia trần thế của giáo hoàng, và Tòa Thánh, trung tâm thiêng liêng của Giáo hội công giáo, bây giờ ngày càng ít thích đáng hơn. Được dựng lên để đáp ứng cho Quốc gia giáo hoàng và vấn đề la-mã, Vatican luôn nghĩ “mình đối diện với nước Ý”, và vẫn giữ một chức năng “văn hóa” kế thừa từ quá khứ. Nhà giáo luật nhấn mạnh: “Ngày nay Vatican phải là một Quốc gia giáo hoàng hoàn hảo vì Vatican phụ thuộc vào hoạt động đúng đắn của mình, nhưng trên hết là “uy tín về mặt thiêng liêng” của Vatican.

Việc một vị hồng y là người bị xét xử “gần như các người khác” của Quốc gia nhỏ bé này là dấu hiệu của sự “đến gần nhau” này của hai thực thể – “gần như”, bởi vì Đức Phanxicô phải cho phép triệu tập cựu hồng y Becciu thì điều này mới được thực hiện, như một nguồn tin của Vatican xác nhận với chúng tôi.

Kết thúc một loại truyền thống nghiệp dư

Sự tiến hóa triệt để của quốc gia nhỏ nhất thế giới này liên quan đến việc chấm dứt một hình thức nghiệp dư tổng quát ở cấp độ cao nhất của Giáo triều, người ta có thể đoán được sự việc khi đọc các cáo trạng của Tòa Thánh đưa ra trong trường hợp vụ tòa nhà London. Luật sư của giáo triều giải thích: “Có một mối dây liên hệ chặt chẽ giữa sự kém cỏi và sự việc bị ăn cướp”, như gần đây hồng y người Úc George Pell, nguyên Tổng trưởng Bộ Kinh tế tố cáo, từ đầu triều giáo hoàng, hồng y đã lên tiếng về việc phải chuyên nghiệp hóa Tòa thánh. Không thể bằng lòng với việc quản lý công việc như một người cha tốt”. Dù bị rất nhiều “kháng cự”, động lực phải chuyên nghiệp hóa dường như đã được phát động. Điều này được chứng minh cho thấy qua việc điều tra về vụ án tòa nhà ở London, được một cựu thẩm phán người Ý Giuseppe Pignatone tiến hành, ông được Đức Phanxicô bổ nhiệm năm 2019, làm chủ tịch Tòa án. Ngược với truyền thống Vatican luôn dành một chỗ độc quyền cho các giáo sư luật ở Vatican, lần này giáo hoàng đã tìm một cựu công tố viên của văn phòng công tố la-mã, người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến chống mafia.

Luật sư giải thích tiếp: “Vụ xét xử sắp tới có thể tạo ra nhiều vụ bê bối và làm suy yếu niềm tin của người công giáo vào hoạt động của Vatican, nhưng bây giờ vụ án này là chuyện không thể đặng đừng dù phải phơi bày cái xấu”, ông nhấn mạnh “vì đây là gương mẫu của Tòa Thánh. Giáo hoàng được bầu để làm việc này”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô tổng dọn dẹp hệ thống tài chánh Vatican

Đầu tư tài chính: Cuộc điều tra ở Vatican tiết lộ sự việc

Hồng y Parolin hứa sẽ ra làm chứng tại tòa nếu ngài được mời