Từ sâu thẳm trong đêm, các tia chớp tâm linh của Zürau
Bài tập 29
Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)
Hơn ai hết nhà văn Frantz Kafka hiểu rõ điều này. Tháng 12 năm 1917, khi cả châu Âu chìm trong biển lửa và máu, bị xé nát vì cuộc nội chiến tự sát, ông về vùng nông thôn, ông ghi lại trong nhật ký một số câu châm ngôn gọi là “châm ngôn của Zürau ”- lấy từ tên ngôi làng nhỏ ở Bohemia nơi ông trú ẩn cùng với người em gái Ottla rất đỗi thân thương vài tháng sau khi bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh lao.
Đêm 12 rạng ngày 13 tháng 8 năm 1917, ông lên cơn ho và ra máu nhiều. Kể từ ngày đó, đêm đó, có một xác quyết trở nên hiển nhiên: thời gian không còn nhiều, căn bệnh đã ở đó, đã đến giai đoạn ông không bao giờ có thể chữa khỏi. Trong viễn cảnh này, một trách vụ trở nên cấp bách: đề cập trực tiếp, không nhượng bộ hay khuất phục, câu hỏi tâm linh với Chúa.
Từ sâu thẳm lòng ông, một nỗi lo lắng thầm kín trước đây, giờ đây trồi lên mặt. “Bây giờ, lần đầu tiên, ông sẽ đối diện với Chúa, trong suy nghĩ thuần túy của mình, thật vậy, cố gắng đối diện với một trạng thái tinh thần khác thường. Ông nói rõ điều này với cô Felice Bauer, người ông vừa đính hôn – và đây là lần thứ hai, trước khi chia tay lần nữa – cô đến thăm ông ở Bohemia ngày 20 và 21 tháng 9 năm 1917. Vì thế, từ Zürau, ngày 30 tháng 9, ông viết cho cô một bức thư quyết định.
Từ đây, theo cách nói riêng của ông, ông không muốn tuân theo “yêu cầu của Tòa án tối cao” nhưng, “hoàn toàn ngược lại”, ông cố gắng “chấp nhận cái nhìn của cộng đồng của những con người”, như thế “các mong muốn và lý tưởng đạo đức của ông”, và tất cả mang về “với các quy tắc đơn giản” : “Chỉ có một điều quan trọng với tôi là tòa án của những con người.”
Đòi hỏi đến với ông từ căn bệnh lao này chắc chắn đã được gắn vào ông. Ông xem đó không chỉ là một căn bệnh, nhưng nhất là, một “sự phá sản toàn bộ” của mình. Cho đến lúc đó ông nghĩ mình có thể mặc cả, hay giả vờ. Nhưng bây giờ điều này là không thể đối với ông. Ông biết, không nghi ngờ gì nữa, sức khỏe của ông sẽ không được phục hồi. Ông nói với cô Felice. Đây rồi, đây và bây giờ, và cho đến ngày kết thúc cuộc đời, không có lối thoát, không có ảo tưởng, không có an ủi thiêng liêng. Kể từ đây, ông biết mình đứng trước cuộc chiến nội tâm. Và trong cái mà ông gọi là “cuộc chiến nội tâm”, ông đặt mình đứng về phía cộng đồng vĩ đại của những con người. Đứng về phía những con người hiệp thông, không đứng về phía luật thần thánh. Và, kể từ đó, ông làm cho sự “phá sản” này thành một “trợ giúp khổng lồ”.
Vì thế những câu châm ngôn này được kể lại trong nhật ký của ông, ông Maurice Blanchot nói với chúng ta, đây là “bản văn duy nhất mà lời khẳng định thiêng liêng (ở dạng chung chung, không liên quan đến riêng ông) đôi khi thoát khỏi thử thách của tính siêu việt tiêu cực”.
Ông không rút lui, nhưng trong khẳng định. Và cách khẳng định này, mang tính chất tâm linh, đi ra khỏi chính bản thân ông. Chúng có một tầm vóc lớn, phổ quát, vượt lên, vượt qua con người ông – theo nghĩa của một người bao bọc trong chính mình.
Vì vậy các câu châm ngôn này sáng lên như tia lửa trong đêm, như tia chớp trong đống nham thạch đen tối của thế giới, của những lóe ra trong màn che dày đặc dai dẳng trên châu Âu. Dù màn đêm không bao giờ chấm dứt, giữa những xôn xao, cần làm cho ngọn lửa nhỏ tỏa sáng, đặt nó dưới đáy địa ngục, trong mong chờ. Một ngày nào đó, ai biết được, sương mù chắc chắn sẽ tan! Một ngày! Ai biết!
Kafka sẽ ở lại Bohemia, yên nghỉ, xa tất cả, xa Chiến tranh thế giới đang hoành hành, từ tháng 9 năm 1917 cho đến tháng 4 năm 1918. Tám tháng. Tám tháng của những chất vấn thiêng liêng.
Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng
Chúng ta tìm tia lửa tâm linh ở đâu? Ở đây và ở đó. Trong các sách tôn giáo, nhưng cũng ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Những người có đời sống tâm linh là ai? Họ ở xung quanh chúng ta, chứ không phải chỉ ở những nơi linh thiêng. Khi lo lắng ở đó, khi nó dày vò chúng ta, khi nó đối đầu với chúng ta, dù chúng ta muốn hay không, với những câu hỏi lo lắng muốn khám phá cuộc sống tinh thần trong chúng ta. Khi cái chết đến gần, khi nó hành hạ chúng ta, nó buộc chúng ta phải gạt lười biếng của mình sang một bên để lộ rõ bản thân.
Vì vậy, những câu hỏi thường bị lãng quên nhưng chủ yếu nó lại quay lại với một tốc độ nhanh tối đa. Những câu hỏi của trái tim, những câu hỏi sống chết, cần phải nhìn lại bản thân khi đối diện với “cộng đồng con người”. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta ở một mình và chúng ta khám phá mình ở trong cộng đồng.
Làm thế nào để “biện minh” cho chính mình, khi cảm nhận mình có nhu cầu, khi chúng ta đứng trước người khác? Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ để giải thích cho chính mình – khi chúng ta còn thì giờ và khi thời gian không còn nhiều?
Chúng ta biết chúng ta phải biện minh trước những người khác
Chúng ta nghĩ rằng sự thờ ơ thắng thế, nhưng chúng ta đã nghĩ sai. Ảo tưởng này rất lớn. Nó có thể cai quản chúng ta suốt cuộc đời. Nhưng khi chuông báo động vang lên, khi giờ chết dường như gần đến, khi đó chúng ta thấy tòa án không phải ở trên cao mà ở dưới đây. Đây là bài học của Kafka. Tôi có cần phải biện minh cho mình không? Tôi có thể nghĩ rằng nhu cầu này là không quan trọng không? Rốt cuộc, tôi có phải là một người như các người khác không, dưới cái nhìn của những người tôi yêu thương không?
Tòa án con người buộc tôi phải
Nếu thuật ngữ “tòa án” làm tôi sợ hãi, thì dù sao đó là điều lương tâm nói với tôi. Tôi có lý do để thắng thế, các phản kháng phải phục tùng, các hoàn cảnh giảm nhẹ gợi lên. Cảm nhận ở “tòa án” này là một yếu tố trong cuộc sống tâm linh của tôi. Nghĩ rằng tôi có thể thoát khỏi nó là một ảo tưởng – thứ thường ập đến với chúng ta vào phút cuối. Tôi có cảm thấy mình nợ ai không? Tôi có lỗi không? Trước mặt ai? Tại sao? Làm thế nào để chịu được nỗi đau cảm nhận này? tôi quay về ai để giải thích?
Chúng ta tất cả đều phải giới thiệu mình trước người khác
Trước khi có “tòa án” và có “luật” (dù là tượng trưng) thì đã có bổn phận, bổn phận đầu tiên của tất cả, đó là phải giới thiệu nhau. Tôi xin tự giới thiệu. Tôi có mặt. Tôi thể hiện sự có mặt của tôi, tôi rời nơi tôi ẩn núp để trình diện. Những bắt buộc nhân bản này là quan trọng với cộng đồng con người. Làm thế nào để giới thiệu tôi? Tôi phải giới thiệu tôi với ai? Ai đáng kể với tôi và ai tôi phải hiện diện hơn nữa?
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Không bám dính để món quà được nhưng không và trả cho Chúa sự khó nghèo của Ngài