Các câu Instagram của Đức Phanxicô tháng 11-2020

69

Các câu Instagram của Đức Phanxicô tháng 11-2020

Cầu nguyện và yêu thương, là tỉnh thức. Khi Giáo hội kính thờ Chúa và phục vụ người anh em, Giáo hội không sống trong đêm tối. Dù có khi mệt mỏi và cố gắng, Giáo hội luôn tiến bước đến với Chúa. Chúng ta cầu xin: Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa hãy đến, chúng con cần Chúa. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 29 tháng 11-2020

Mẹ rất mực yêu thương, xin Mẹ làm cho ý nghĩa thuộc về chỉ duy một gia đình được lớn lên trên thế giới, trong ý thức về mối dây liên kết tất cả chúng con, để chúng con có thể giúp đỡ nhiều người nghèo và tình trạng khốn khổ với tinh thần huynh đệ và tinh thần đoàn kết. Khuyến khích kiên định trong đức tin, kiên trì phục vụ và liên lỉ cầu nguyện. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 27 tháng 11-2020

Chúng ta phải khám phá lại ý nghĩa của thờ phượng. Thờ phượng, thờ phượng Chúa, thờ phượng Chúa Giêsu, thờ phượng Chúa Thánh Thần. Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần:  thờ phượng. Trong thinh lặng. Lời cầu nguyện thờ phượng là lời cầu nguyện làm cho chúng ta nhận ra Chúa là khởi đầu và kết thúc của mọi thời. Và lời cầu nguyện này là ngọn lửa sống động của Thần Khí, nguồn sức mạnh cho công việc làm chứng và truyền giáo. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 25 tháng 11-2020

Hôm nay, chúa nhật lễ Kitô Vua, Thánh giá và biểu tượng Mẹ Maria Cứu dân thành Rôma, biểu tượng của Ngày Thế Giới Trẻ bắt đầu một cuộc hành hương mới dẫn các bạn trẻ đến Lisbon năm 2023. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 22 tháng 11-2020

“Lạy Chúa, những gì Chúa muốn, khi Chúa muốn và như Chúa muốn”. Lời cầu nguyện đơn sơ nhưng đặt cuộc sống của chúng ta trong bàn tay Chúa: xin Ngài hướng dẫn chúng ta. Tất cả chúng ta có thể cầu nguyện như vậy, gần như không lời. Đơn sơ. “Lạy Chúa, những gì Chúa muốn, khi Chúa muốn và như Chúa muốn”. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 18 tháng 11-2020

Nếu chúng ta có ơn, đó là ơn để cho người khác. Anh chị em thân mến, khi đó chúng ta sẽ tự hỏi: tôi chỉ thấy các thiếu thốn của mình hay tôi có thể thấy các thiếu thốn của người đang thiếu? Ai đang thiếu? Bàn tay tôi mở hay đóng?

Chúng ta cần nhớ, những người phục vụ dấn thân là người chấp nhận rủi ro. Với Tin Mừng, không có sự trung thành nào mà không gặp rủi ro. “Nhưng, thưa cha, là tín hữu kitô là chấp nhận rủi ro, thưa cha?”  – “Đúng, thưa anh chị em, phải chấp nhận rủi ro. Nếu anh chị em không mạo hiểm, anh chị em sẽ như người đầy tớ thứ ba: chôn vùi nén bạc, của cải tinh thần và vật chất, tất cả”. Rủi ro: không có trung thành mà không rủi ro. Trung thành với Chúa là lãng phí đời sống của mình, là để cho các dự trù của mình bị đảo lộn vì phục vụ. “Tôi đã dự trù làm việc này, nhưng nếu tôi làm…”, Dù dự trù bị xáo trộn, anh chị em phục vụ”. Thật đáng buồn khi người tín hữu ở trong tư thế bảo vệ, chỉ chăm chăm vào việc tuân thủ các quy tắc và tôn trọng các điều răn. Các tín hữu “dè dặt” không bao giờ ra ngoài các chuẩn mực, không bao giờ, vì họ sợ rủi ro. Và những người này, xin cho phép tôi dùng hình ảnh, họ quá lo cho họ, đến mức họ không bao giờ chấp nhận rủi ro, những người này bắt đầu đời sống của mình bằng tiến trình ướp xác tâm hồn và cuối cùng họ trở thành xác ướp. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 15 tháng 11-2020

Hôm nay, trong ngày Lễ Cung hiến Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, chúng ta nhớ lại Chúa ước mong ngự vào lòng mỗi chúng ta. Dù có khi chúng ta xa cách Ngài, chỉ cần ba ngày để Chúa xây dựng lại đền thờ của Ngài trong chúng ta (Xem Ga 2,19)! Câu Instagram của Đức Phanxicô ngày 9 tháng 11-2020

Một đức tin “hành động nhờ đức ái” (Ga 5, 6) là ngọn đèn sáng, với ngọn đèn chúng ta có thể vượt qua đêm tối, qua cái chết và tiến tới ngày tiệc lớn của cuộc đời. # Tin Mừng trong ngày (Mt 25, 1-13) Câu Instagram của Đức Phanxicô ngày 8 tháng 11-2020

Lời cầu nguyện cho người đã khuất được dâng lên trong niềm tin họ sống bên cạnh Chúa và tuôn đổ ân sủng trên chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta có một cái nhìn đích thực về sự sống, để chúng ta thực sự có tự do luôn đi tìm lợi ích vĩnh cửu. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 6 tháng 11-2020

Thông minh nhân tạo thực sự là trung tâm của thay đổi mà thời buổi chúng ta đang trải qua. Người máy có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn khi phối hợp với lợi ích chung. Thật vậy, nếu tiến bộ công nghệ là một trong các nguyên do gây bất bình đẳng thì chúng ta không thể xem chúng là tiến bộ thực sự. Các tiến bộ trong tương lai phải hướng tới việc tôn trọng nhân phẩm và Tạo dựng. Chúng ta cùng cầu nguyện để các tiến bộ trong lĩnh vực người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ luôn phục vụ con người… chúng ta có thể nói “hãy nhân bản”. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 5 tháng 11-2020

Chúng ta cùng đến trường học của Chúa Giêsu Kitô, vị thầy dạy cầu nguyện. Từ Ngài, chúng ta học cầu nguyện trước hết  là lắng nghe và gặp gỡ Chúa; một nghệ thuật cần kiên trì thực hành; cầu nguyện là nơi chúng ta nhận thức tất cả đều đến từ Chúa và trở về với Ngài. Câu tweet của Đức Phanxicô ngày 4 tháng 11-2020

Cuối cùng, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là phó mình trong tay Chúa Cha, như Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, trong nỗi thống khổ: “Lạy Cha, nếu có thể…, nhưng xin ý Cha được thể hiện”. Đó là phó mình trong tay Chúa Cha. Là điều tốt đẹp khi chúng ta bị kích động, bị lo lắng, và Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ nội tâm, dẫn chúng ta đến phó thác mình trong tay Chúa Cha: “Lạy Cha, xin ý Cha được thể hiện”. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 4 tháng 11-2020

Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho Các Đẳng Linh Hồn, đặc biệt cho các nạn nhân đã qua đời vì coronavirus: những người đã chết một mình, không có tình âu yếm của người thân yêu; và cho tất cả những người đã hy sinh mạng sống mình để phục vụ người bệnh. Trên Instagram của Đức Phanxicô ngày 2 tháng 11-2020