Báo cáo McCarrick: Giáo hội công giáo “suýt thất bại trong trách vụ của mình”

168

Báo cáo McCarrick: Giáo hội công giáo “suýt thất bại trong trách vụ của mình”

cath.ch, I. Media, 2020-11-11

Ngày 10 tháng 11, Linh mục Dòng Tên Thomas J. Reese nói trên trang mạng Dịch vụ Tin tức Tôn giáo (Religio News Service, RNS): “Báo cáo McCarrick rõ ràng cho thấy Giáo hội đã suýt thất bại trong trách vụ của mình”.

Linh mục Reese, cựu tổng biên tập Tạp chí Dòng Tên America, Linh mục Dòng Tên Hans Zollner, chuyên gia về các vấn đề lạm dụng, và nhà khảo luận người Mỹ Rod Dreher được cơ quan thông tấn I.Media phỏng vấn, họ đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đức Gioan-Phaolô II, được đưa ra ánh sáng trong bản báo cáo của Tòa Thánh.

Trách nhiệm của Đức Gioan-Phaolô II

Linh mục Zollner, giám đốc Trung tâm Bảo vệ Trẻ em Giáo hoàng Học viện Gregorian, nói với hãng tin I. Media, “bản báo cáo McCarrick được công bố ngày 10 tháng 11 năm 2020 là một bước đi chưa từng có”.

Bản báo cáo dài 445 trang mô tả chi tiết cách mà Giáo hội tạo điều kiện thuận lợi để cựu hồng y McCarrick thăng chức, dù đã có các cáo buộc lạm dụng tình dục các chủng sinh và linh mục trẻ trong những năm 80 và 90, tác động này đã đè nặng lên Giáo hội.

“Điều khó nhất là chấp nhận nhất tội của Đức Gioan-Phaolô II”

Linh mục Dòng Tên Thomas J. Reese khẳng định với hãng tin I.Media: “Báo cáo này rõ ràng cho thấy Giáo hội đã suýt thất bại trong trách vụ của mình”, Linh mục cũng nhấn mạnh đến “sự thất bại đích thực của Đức Gioan-Phaolô II.” Linh mục Reese phân tích, sự việc ngài “không thể tin” các cáo buộc chống cựu hồng y McCarrick, cũng như trường hợp của Linh mục Maciel (người sáng lập Binh đoàn Kitô và chịu trách nhiệm về nhiều vụ lạm dụng trong cộng đồng), chỉ vì họ là “bạn của ngài”, họ đã làm “những việc rất tốt cho Giáo hội”, đó là điểm yếu của ngài.

Nhà khảo luận người Mỹ Rod Dreher nói: “Điều khó khăn nhất là chấp nhận tội của Đức Gioan-Phaolô II – nhưng chúng ta phải làm điều này”. Theo ông, bản báo cáo xác nhận Đức Gioan-Phaolô II đã “mù quáng trước sự tham nhũng của các giám mục và linh mục”.

Đức Gioan-Phaolô II lơ đi các lời cảnh báo của Đức Hồng Y John O’Connor

Ông Rod Dreher cho biết: “Điều gây sốc là hồng y John O’Connor, Tổng Giám mục New York, một trong các hồng y bảo thủ được kính trọng nhất thời bấy giờ, đã đích thân cảnh báo với Đức Gioan-Phaolô II về cựu hồng y Carrick – nhưng Đức Gioan-Phaolô II đã lơ đi lời căn bản này”. Dù vậy ông Rod Dreher không tin “dù chỉ một giây thánh giáo hoàng có ác ý”.  Theo ông, điều này không có nghĩa “ngài không có tội” vì chính “hàng giáo sĩ sâu đậm của ngài đã làm tổn thương trầm trọng cho Giáo hội.”

Điều gì đã làm cho Đức Gioan-Phaolô II mắc lỗi

Về phần mình, Cha Zollner, một chuyên gia về các vấn đề lạm dụng nhấn mạnh các yếu tố giải thích, do bản báo cáo cung cấp để làm sáng tỏ quyết định Đức Gioan-Phaolô II, bắt đầu từ việc thiếu các chứng từ vào thời điểm đó: “Có các tin đồn, các lời cáo buộc, nhưng không có bằng chứng rõ ràng”.

Linh mục phân tích: “Cựu hồng y McCarrick đã thề tất cả lời đồn đoán đều sai. Đó là tiếng nói của một giám mục.” Thêm nữa, cá nhân Đức Gioan-Phaolô II có kinh nghiệm của một thực tế văn hóa đặc trưng cho nguồn gốc Ba Lan của ngài, ngài đã từng biết các cáo buộc sai trái của chế độ cộng sản chống lại các linh mục. Linh mục Zollner kết luận: “Tất cả các kết hợp này có thể đã làm cho Đức Gioan-Phaolô II làm một chuyện gì đó sai lầm.”

Tham nhũng phức tạp và sâu đậm

Về phần mình, ông Rod Dreher cho biết, một cách tổng quát hơn, bản báo cáo tiết lộ sự tham nhũng “phức tạp và sâu đậm trong hệ thống cấp bậc của Giáo hội”, ông là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động về sự mù quáng của Giáo hội trong vụ McCarrick từ năm 2002. Nhà khảo luận của trang Nước Mỹ Bảo thủ (The American Conservative) cho biết, đây không chỉ là vấn đề nội bộ, mà còn là một hệ thống bảo vệ thực sự ngay trong thể chế.

Ông nói, từ năm 2002 ông đã biết về vụ cựu hồng y McCarrick nhưng các nguồn tin ông tiếp xúc, họ quá hãi sợ về hậu quả để có thể nói lên. Hai người trong số họ đã đến Rôma trước đó để báo động về các hành vi bê bối của cựu hồng y, để ngăn cản việc bổ nhiệm vị giám chức cao cấp này. Ông phân tích: “Nếu họ có đủ can đảm để nói công khai vấn đề này thì có lẽ điều này đã tạo nên sự khác biệt. Sự thất bại của lòng dũng cảm ở đây không chỉ do ở thứ trật.”

“Lòng dũng cảm của các nạn nhân” đã làm cho báo cáo này trở nên khả thi

Linh mục Zollner nói: “Chính lòng dũng cảm và quyết tâm của các nạn nhân đã làm nên bản báo cáo này.” Trở ngại chính của các tiết lộ là “bầu khí chủ nghĩa giáo quyền” và “giữa họ với nhau” như được mô tả trong báo cáo, chẳng hạn “giám mục của giáo phận New Jersey (…), người vào thời điểm đó đã đã biết, hoặc các người khác đã biết nhưng khi được hỏi, họ không nói thật”.

Linh mục Reese nhấn mạnh, báo cáo này đã cho thấy rõ như thế nào “giả định vô tội đã đứng về phía giáo sĩ” một cách có hệ thống trong trường hợp lạm dụng quyền lực.

Ngài công nhận, trường hợp lạm dụng người lớn là một hiện tượng hoàn toàn bị bỏ qua vào thời điểm đó ở Hoa Kỳ, khi đó, hệ thống giáo quyền công giáo đặc biệt cảnh giác về các nghi vấn ấu dâm: “Vatican chỉ lên án McCarrick khi nhận đơn khiếu nại liên quan đến trẻ vị thành niên”.

Còn nhà khảo luận Dreher lấy làm tiếc về sự hoàn toàn thiếu sót lòng trắc ẩn đối với các nạn nhân ở các cấp cao nhất trong suốt bản báo cáo này. Như thường thấy trong Giáo hội, chỉ các hồng y, giám mục mới “’thực sự’” là người, còn “những người nhỏ bé” – trẻ em, gia đình, các chủng sinh – là những chuyện trừu tượng”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Báo cáo McCarrick: Những gì các giáo hoàng đã biết

Năm điểm hàng đầu trong bản báo cáo McCarrick