Suy niệm Mùa Vọng: “Không ai có thể canh thức mãi mãi”

390

Suy niệm Mùa Vọng: “Không ai có thể canh thức mãi mãi”

famillechretienne.fr, Fabrice Hadjadj , 2019-11-29

Báo Gia đình công giáo có loạt bài suy niệm về Mùa Vọng. Nhà văn triết gia Fabrice Hadjadj suy niệm chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng với chủ đề “Vậy hãy canh thức”.

”Hãy canh thức.” Mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác. Tuy nhiên người ngủ say thì bị điếc. Nhưng người điếc nhất lại là người cho rằng mình tuân thủ một luật vô nhân đạo. Vậy anh dứt khoát không nhắm mắt, và đầu anh ngủ gật gà gật gù. Sự cảnh giác của anh giảm khi sự cảnh giác này bị bắt buộc. Ước gì chúng ta là đại bàng ban ngày và cú ban đêm, yếu đuối của giấc ngủ không bao giờ chiến thắng chúng ta!

Tuy nhiên Chúa nói với chúng ta: “Anh chị em hãy canh thức”, Chúa chứ không nói: anh chị em hãy mất ngủ! Hơn nữa khi Thánh Phaolô nói “hãy đi ra khỏi giấc ngủ của mình”, ngài nói đến người hiếu động luôn tham dự vào các trò “cực khoái” và “đồi trụy”, đến “ganh đua và ghen tị”, chứ không phải nói đến người ngủ say mà các quá độ của cơn buồn ngủ phòng giữ họ.

Tôi có dám gán sự canh thức của Chúa cho một số loại buồn ngủ không? Đó là kinh nghiệm chầu Mình Thánh Chúa. Sự Hiện diện thực sự đối diện với sự vắng mặt thực sự của chúng ta. Và điều này không làm cho xấu hơn, vì chúng ta khám phá ở đây, Chúa không tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, vào “cảm nhận sự hiện diện của Ngài” của chúng ta. Canh thức, là trước hết tin Chúa canh thức trước chúng ta, và chính điều này thúc đẩy chúng ta hành động với công lý và tin tưởng, không tìm cách trồng cỏ bằng cách kéo nó lên, hoặc vội vã khi nhổ cỏ tốt luôn với cỏ lùng.

Nghịch lý canh thức của con người là khi muốn canh thức lại muốn ngủ, vậy phải ngủ đầy đủ. Không ai có thể canh thức mãi mãi. Do đó, nếu phải canh thức liên tục, tôi không thể ở một mình, phải có một người canh giấc ngủ của người kia. Chúa nói: “Anh chị em hãy canh thức!” chứ không nói: Con canh thức! Với mệnh lệnh này, Ngài thiết lập một cộng đồng luôn thay phiên canh thức: mỗi người canh cho người kia, và mỗi người có người anh em của mình để có thể yên tâm khi mình chìm trong giấc ngủ mong manh.

Cuối cùng, phải canh thức gì? Có các canh thức kinh tế, canh thức vũ khí, canh thức hộp đêm. Ở đây là “canh thức vì không biết ngày nào Chúa của anh em đến”. Điều này có nghĩa là gì? Làm thế nào chú tâm khi Chúa đến dù đang ở trong hộp đêm, dù ở trong bệnh viện một ngày, dù ở trong buổi họp để xây dựng đội nhóm?

Bất cứ đâu và qua bất cứ ai, Chúa luôn đến. Điều này có nghĩa là cuối cùng, trong thử thách hiện tại, cuộc sống được cứu, và thật tốt khi được sinh ra trong xác thịt. Niềm vui đơn giản này, như em bé trong nhà trẻ, như người bị lang-đơn-đao trong nhà Arche cho chúng ta một hình ảnh tốt hơn là nỗi ám ảnh phải luôn hiệu năng. Vậy, đó là những gì chúng ta cần cảnh giác, “để dầu thức hay ngủ” (1 Tx 5, 10): thể hiện Ngài đã đến và Ngài vẫn còn đến, Ngài chết vì chúng ta và từ nay với Ngài, chúng ta được sống tốt.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Mùa Vọng, ngày thứ nhất: Thinh lặng cầu nguyện

Mùa Vọng, ngày thứ hai: Ba niềm vui nhỏ hàng ngày