Tín hữu kitô và tiền: phải cho bao nhiêu?

266

Tín hữu kitô và tiền: phải cho bao nhiêu?

fr.aleteia.org, Pierre de Lauzun, 2019-05-05

Cho đi là bổn phận thiết yếu của tín hữu kitô, vì của cải và tiền bạc được giao phó cho chúng ta là để vì lợi ích chung. Việc sử dụng tiền là kết quả của nghĩa vụ quốc gia của chúng ta, rồi sau đó chúng ta được mời gọi để chi tiêu hữu ích, để đầu tư và để cho. Mỗi người trách nhiệm về số tiền do lòng rộng lượng của mình, nhưng mức 10% lợi tức là mức chuẩn thường được áp dụng.

Cho bao nhiêu? Dĩ nhiên chuyện này tùy mỗi người, tùy trách vụ, tùy địa vị của họ trong đời sống, tùy của cải của họ, ngắn gọn theo ơn gọi, theo thiện hướng của họ, theo những gì Chúa yêu cầu họ. Chúng ta biết, trong một số ơn gọi nào đó, điều này có thể đi đến một món quà tặng rất lớn, thậm chí là toàn bộ. Đó là điều bà góa trong Tin Mừng đã làm. Nhưng trong trường hợp một người có ơn gọi sống giữa lòng đời, chúng ta có thể đưa ra một ý tưởng, ít nhất một con số tối thiểu không? Gần như Sách Thánh và truyền thống (kể cả việc Giáo hội đã áp dụng trong nhiều thế kỷ) đều cho chúng ta một chuẩn mực, đó là 10%. Như thế sẽ là lý tưởng khi cho 10% những gì mình kiếm được sau khi đã đóng thuế.

Tiền thập phân là gì?

Trong thu nhập của chúng ta, tiền thập phân là “phần” tối thiểu của Chúa, nói cách khác, đó là hai điều răn yêu thương của Chúa Kitô, điều răn “yêu Chúa” và “yêu người” (các tư tế, các người nước ngoài và các người nghèo). Chúng ta nhớ lại trong sách Đệ Nhị Luật chương 14, câu 28: “Ba năm một lần, anh em hãy đưa ra tất cả thuế thập phân trích từ hoa lợi năm thứ ba, và đặt ở cửa thành của anh em. Bấy giờ thầy Lê-vi – là người không được chung phần và hưởng gia nghiệp với anh em – người ngoại kiều và cô nhi quả phụ ở trong các thành của anh em sẽ đến, họ sẽ ăn và được no nê, để Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, chúc phúc cho mọi công việc tay anh em làm”.

Chẳng hạn chúng ta có thể tính toán một con số chung, những gì chúng ta kiếm được sau khi trừ thuế và một con số tương đương với những gì chúng ta cho thật sự; tỷ lệ mục tiêu phải bằng 10%. Tuy nhiên con số này có thể giảm trong trường hợp chi phí không thể cắt giảm của nghĩa vụ chức năng, đặc biệt là với gia đình. Nhưng dưới sự cẩn mật đề phòng này, theo tôi số tiền từ thiện theo mức thập phân này là một ưu tiên, kể cả việc cân nhắc các mức chi tiêu không quan trọng, kết quả từ vị trí xã hội của chúng ta hoặc từ đầu tư.

Tác động của thuế

Sau đó một câu hỏi được đặt ra: trong chế độ thuế ở Pháp cũng như ở các nước Âu Mỹ tiền từ thiện sẽ nước khấu trừ thuế có khi lên đến hai phần ba. Vậy có nên không trừ thuế để tiền tặng “thuần túy” là tiền tặng không? Có vẻ tốt và thậm chí là nên trừ thuế. Đầu tiên vì nó cho phép có thể cho đến ba hoặc bốn lần nhiều hơn: thay vì cho 100, chúng ta có thể cho 300 cho Giáo hội. Thứ nhì, là về cơ bản có thể hướng về các việc mà mình chọn thay vì Nhà nước sẽ sử dụng theo một cách khác. Có gì đúng hơn (và chắc chắn là hiệu quả hơn) không?

Vậy có nên cho 10% lợi tức của chúng ta, hay nhắm tới nỗ lực thực sự của 10% (xem rằng những gì tiết kiệm được từ thuế không thực sự là một món quà) không? Trong trường hợp này, dĩ nhiên chúng ta phải cho nhiều hơn (trong giới hạn thuế má cho phép). Chúng ta nghĩ câu trả lời đầu tiên, mục tiêu 10% cho những người, những cơ quan chúng ta cho là đã thể hiện được một bước khởi đầu tốt, dù cố gắng cuối cùng trong điều kiện hiện tại vẫn còn thấp. Vì rốt cuộc, 10% là chuẩn mực được đưa ra, và 6,66% khác biệt là thuế được phân bổ lại, điều này đã là một cố gắng. Nhưng tất nhiên chúng ta càng làm thì càng làm cho điều này được tốt hơn!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: 1- Tín hữu kitô và tiền: phải chi tiêu gì? 

2-Tín hữu kitô và tiền: phải cho gì?

Kinh Truyền Tin 22-9-2019: Khi Đức Thánh Cha dạy cách dùng tiền