Linh Mục Cyril Sendou, người giảng trong ba ngôn ngữ

185

Linh Mục Cyril Sendou, người giảng trong ba ngôn ngữ

international.la-croix.com, Laurence Péan, Pondichéry, 2019-08-01

Chân dung Cha Cyril Sendou, chánh xứ Đức Mẹ các Thiên Thần, dâng lễ bằng ba ngôn ngữ được dùng tại Pondichéry, Ấn Độ: Tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tamun.

Cha Cyril từng thích đi theo con đường của hai chị mình, những học sinh trường thánh Giuse tại Cluny thuộc miền Pondichéry, Ấn Độ, nơi tiếng Pháp được dạy ở đây. Thế nhưng một định mệnh khác đang chờ đứa con trai trong gia đình công giáo Ấn Độ thuộc miền Tamil Nadu này. Cha của Cyril người “ươm” trong lòng con “hạt mầm ơn gọi linh mục” lại mong muốn con mình gia nhập Tiểu Chủng Viện nơi dạy tiếng Tamun. Sự lưu loát với tiếng Pháp mà sau này anh có được nhờ Đức Cha Antony Anandarayar, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Pondichéry, lúc anh làm thư  ký cho Ngài, ngài đã khuyến khích anh rèn luyện tiếng Pháp với tâm nguyện một ngày nào đó anh sẽ rao giảng bằng thứ tiếng này.

Thụ phong Linh Mục năm 2007, Cha Cyril theo học cao học truyền thông ở Paris và thực tập tại Kênh truyền hình công giáo KTO nhờ Hội Thừa sai Hải ngoại Paris cấp học bổng. Trong thời gian lưu trú ở đây, cha khám phá “một chút tập tính của người Pháp mà văn hóa của họ rất khác với văn hóa chúng tôi”. 

Một giáo xứ độc đáo

Năm 2015, lúc cha 36 tuổi, giấc mơ của Cha Cyril trở thành hiện thực khi cha được bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ Đức Mẹ các Thiên Thần, một thánh đường lớn toàn màu hồng tọa lạc trên đường Dumas trong khu phố Pháp cổ. Đây là nhà thờ duy nhất trong số sáu nhà thờ thuộc địa hạt Pondichéry, nơi tất cả các chủ nhật thánh lễ được cử hành bằng ba ngôn ngữ: Tamun – ngôn ngữ của bang Tamil Nadu, Anh – một trong hai ngôn ngữ chính ở Ấn Độ cùng với tiếng Hindi, và Pháp – do sự có mặt của người Pháp trong khu phố cổ này từ 300 năm và vẫn còn một số lớn người Pondichéry gốc Pháp ở đây.

Linh mục Cyril giải thích trong niềm tự hào quản nhiệm giáo xứ độc đáo có 59 gia đình này: “Trong hội đồng mục vụ, các chức sắc thảo luận các vấn đề phụng vụ bằng ba ngôn ngữ với ba cộng đồng, ba văn hóa, ba tâm trạng và không có một vấn đề về đẳng cấp nào”. Trẻ em trong giáo xứ dọn mình lãnh các phép bí tích và hát trong ca đoàn bằng cả ba thứ tiếng Pháp, Anh hoặc Tamun tùy theo tiếng mẹ đẻ của các em. Trong thánh lễ Giáng Sinh, lễ Tân Niên, lễ Phục Sinh và lễ hội của giáo xứ vào chủ nhật thứ hai của tháng tám, cả ba ngôn ngữ được dùng liên tiếp trong thánh lễ: bài đọc thứ nhất bằng tiếng Pháp, bài đọc hai tiếng Tamun, bài Tin Mừng tiếng Anh, bài giảng bằng cả ba thứ tiếng… Cha Cyril chăm lo từng thành viên trong cộng đoàn bé nhỏ của mình, trong một lãnh thổ gồm 15% là người Công giáo, 12% Hồi giáo, 3% người Ashramites giữa đại đa số người Ấn giáo.

Sự hỗn hợp ngôn ngữ đặc thù tại Pondichéry, Ấn Độ

Thánh Đường Đức Bà của các Thiên Thần, gọi tên như thế để nhớ lại Vương Cung Thánh Đường cùng tên tại thành Assise nước Ý, biểu trưng cho sự hỗn hợp ngôn ngữ đặc thù tại Pondichéry. Được trùng tu vào năm 2012, tòa nhà được các tu sĩ Dòng Phan sinh xây dựng từ thế kỷ thứ 19 trên nền một ngôi nhà thờ cổ. Vừa trông giống một nhà xứ kiến thiết năm 1859, vừa từa tựa cổ giáo đường Phan sinh xây dựng năm 1770, tòa nhà được xếp vào hàng di sản tầm cở của thành phố. Chính trong tòa nhà tráng lệ này có một cô nhi viện trong vòng 3 năm đã tiếp nhận 40 bé trai người Tamun độ tuổi từ 9 tới 14. Một lớp học tiếng Pháp vào mỗi ngày thứ bảy. Cha Cyril mĩm cười cho biết: “Đây là chuyện không thể thiếu được”.

Tờ “Trait-d’union” – cầu nối giữa hai thế giới

Được sáng lập vào năm 1944 vào thời Pondichéry còn là khu lưu trú của người Pháp, Tờ báo “nhỏ” này làm cho cư dân Pondichéry sống trên đất Pháp gắn bó gần gũi hơn với quê cha đất tổ của họ ở Ấn.

Ông Albert Rollin, giám đốc tờ báo thích thú kể lại: Ra đời vào tháng 11 năm 1944, trước tờ Le Monde chừng hơn một tháng, Trait-d’union là tờ báo tiếng  Pháp lâu đời nhất được phát hành tại Ấn. “Tờ báo chuyển tải thông điệp của tướng de Gaulle và Pondichéry là thuộc địa đầu tiên biết tới thông điệp này”, ông Rollin không giấu được nét tự hào khi kể lại như vậy. Tuổi trẻ của đế quốc Pháp, tờ báo hàng tháng 12 trang, phát hành 2000 ấn bản, lấy tên như hiện nay vào tháng 6 năm 1946.

Cưới hỏi, sinh nở, tử vong

Phụ đề Tổ Chức huynh đệ Pháp-Ấn, từ 75 năm nay mục tiêu của tờ báo vẫn không thay đổi: quảng bá tư tưởng Pháp ở Ấn và tư tưởng Ấn tại Pháp. Mặt khác, nội dung đã được thích nghi với các biến động lịch sử. Trước khi chuyển tờ báo sang Ấn độ năm 1954, các cộng tác viên, luật gia, sử gia, giáo viên… đều háo hức mô tả về nước Pháp và thuộc địa Ấn Độ.

Ngày nay, Ấn độ là tâm điểm của các phân tích, bình luận về lịch sử, di sản, văn chương và chắc chắn gồm cả tin tức thời sự địa phương, chuyện cưới gả, sinh sản, tang ma… Tất cả các tin tức nhỏ này đều làm cho người Pondichéry gốc Pháp đang định cư tại Pháp thích thú. Ông Albert Rollin nhấn mạnh: “Ngay cả những người không đọc được tiếng Pháp cũng đặt mua báo!” Từ lâu Albert Rollin đã có ý định ấn hành một phiên bản bằng tiếng Tamun do khuynh hướng yêu thích dùng những từ ngữ xem ra mâu thuẩn (của dân bản địa, và) đó chính là một trong những nghịch lý của xứ sở này: phần lớn người Pondichéry gốc Pháp, người Tamun quốc tịch Pháp tại quầy báo lại không thông thạo tiếng Pháp.

Ý tưởng này có thành hiện thực một ngày gần đây không? Theo ông Claude Marius – tổng biên tập cả hai tờ báo, bây giờ đã lớn tuổi, ông muốn tìm người kế vị. Dĩ nhiên sẽ là một người Pondichéry gốc Pháp gánh trách vụ nặng nề trong sứ mệnh làm trẻ trung hóa độc giả và mã số hóa các báo cũ.

Lê Quang Phúc dịch