Cuộc đụng độ cuối cùng với tình yêu chân thật

425

Cuộc đụng độ cuối cùng với tình yêu chân thật

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

Là đứa trẻ được nuôi dạy theo giáo lý truyền thống, tôi được dạy để tin vào luyện ngục. Trong quan niệm ấy, sau khi chết hoặc sẽ lên thiên đàng, hoặc xuống hỏa ngục hay vào luyện ngục. Thiên đàng và hỏa ngục là cố định. Một khi ở đó, bạn không đi đâu khác nữa. Luyện ngục là giai đoạn chuyển tiếp, nơi chốn tách biệt với thiên đàng.

Ai cũng hiểu luyện ngục là nơi phải chịu đau đớn dữ dội. Chúng tôi thường xuyên được nhắc nhở cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục. Đau đớn ở đó cũng dữ dội như ở hỏa ngục. Tuy nhiên, không như hỏa ngục, luyện ngục không vĩnh viễn và đau đớn ở đó sẽ được thanh luyện và không bị cay đắng.

Niềm tin này đặc biệt chỉ có trong Giáo Hội Công giáo. Đối với người Tin Lành, không có nơi chốn trung gian giữa thiên đàng và hỏa ngục.

Ngày nay thì nhiều người, cả Tin lành và Công giáo đều thờ ơ với luyện ngục. Nó được xem như tàn tích của một hệ thống suy nghĩ lệch lạc không đặt nền tảng trên Thánh Kinh và không liên hệ đến mối tương giao thiết yếu của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác.

Thỉnh thoảng, dù càng ngày càng hiếm hoi, người ta vẫn còn nghe câu hỏi: “Có luyện ngục à?” Luyện ngục tồn tại, không phải vì nó là giáo điều in sâu trong Kinh Thánh, nhưng vì không thể không trình bày một sự hiểu biết về tình yêu và cộng đoàn mà không có nó. Cũng như, không thể nói về mầu nhiệm Phục Sinh mà không nói đến luyện ngục.

Nhưng các lời nói này ngụ ý nói đến một hiểu biết nhất định nào đó về cái gọi là luyện ngục.

Luyện ngục là một giai đoạn của tình yêu, là nỗi đau đầu tiên để đi vào cộng đoàn. Các nhà huyền bí cổ điển đã định nghĩa luyện ngục là nỗi đau buông bỏ một tình yêu và một cuộc sống hời hợt để đón nhận một tình yêu và một cuộc sống sâu đậm hơn. Điều đáng quan tâm trong định nghĩa này là luyện ngục không phải là một nơi chốn tách biệt với thiên đàng, nơi chốn bạn đến chịu phạt về các tội lỗi của mình, để chuẩn bị lên thiên đàng. Luyện ngục là sự đau đớn để đi vào thiên đàng.

Tôi xin đơn cử một ví dụ để giải thích rõ hơn. Có một anh đến tìm gặp tôi. Trước đó anh đã gặp một nhà tâm lý và ông này gởi anh đến tôi, một linh mục, để giúp anh giải quyết một số mặc cảm tội lỗi của anh. Mặc cảm tội lỗi của anh xoay quanh cuộc sống quá khứ và bắt đầu nhói lên khi anh yêu. Anh khoảng độ hai mươi lăm và cách đây hơn một năm, anh đính hôn với một cô gái, hai người yêu nhau sâu đậm. Cô rất duyên dáng và cực kỳ tốt lành. Cô là tình yêu chân thật đầu tiên – và cũng là tình yêu đạo đức đầu tiên của anh.

Bốn, năm năm trước khi gặp cô, anh sống rất buông thả.

Dù anh có một nền tảng gia đình tốt, nhưng trong những năm ở đại học, anh không đi nhà thờ, không cầu nguyện, và không học hỏi về tính dục. Trong suốt thời gian này anh chỉ biết sống theo quy tắc của khoái lạc.

Điều lạ là trong thời gian sống buông thả như thế, anh ít khi có xung đột nội tâm và nỗi đau bên trong. Anh tự tin, tự phụ, dường như không biết đến lo lắng là gì, hoàn toàn tin tưởng về sự tốt lành của mình và đặc biệt không cảm thấy mặc cảm tội lỗi.

Thế giới tự tin đó đã sụp đổ khi anh yêu. Tình yêu với một cô gái tốt lành và đạo đức, đã giúp anh nhận thức lại chính con người anh theo một cách mới. Đầu tiên anh cảm thấy có tội về những lần quan hệ tình dục trước đây, thất vọng mình đã không sớm gặp và yêu một cô gái tốt lành như thế này ngay từ đầu để mình có thể chung tình mãi mãi với mối quan hệ đó. Cuối cùng xung đột nội tâm của anh như bị bao phủ vây quanh.

Điều đáng phục là anh cảm thấy cần sự trợ giúp để giải quyết chuyện này. Anh hoãn lại dự định kết hôn cho đến khi, như anh nói, anh có thể có một am hiểu nhiều hơn về tính vị kỷ và có thể vượt qua quá khứ và những lỗi lầm của mình.

Điều kỳ lạ là vì sao bây giờ anh mới cảm thấy đau, lúc mọi chuyện đang tốt đẹp, lúc anh yêu. Tuy nhiên nỗi đau của anh là cần thiết, tinh luyện và được cứu chuộc bằng tình yêu.

Tình yêu đã cứu anh. Nó là thứ ánh sáng cho anh thấy được những góc tối của chính mình và nó cũng chính là sức mạnh giúp anh có thể trực diện với bóng tối. Đây chính là trải nghiệm của ân sủng.

Ân sủng rồi sẽ ngất ngây, nhưng trước hết, nói theo nghĩa đen là phải trải qua đau đớn như hỏa ngục.

Luyện ngục, như câu chuyện trên minh họa, là nỗi đau cứu chuộc sau khi yêu. Nó không phải là án phạt tùy tiện của tội lỗi. Nó là sự đau đớn để đi vào cộng đoàn.

Hình mẫu của tình yêu, cộng đoàn và cứu chuộc không phải là nỗi cô đơn rơi vào lưới yêu với trạng thái ngất ngây, nhưng là nỗi cô đơn rơi vào lưới yêu với hương vị ngất ngây thoáng qua – một trải nghiệm trạng thái ngất ngây trong luyện ngục đầy đau đớn, xung đột.

Morris West từng nhận xét: “Tất cả các phép mầu đều bắt đầu với tình yêu.” Sự cứu chuộc cũng bắt đầu từ đó. Luyện ngục ở giữa sự cứu chuộc đầu tiên và cuối cùng. 

Nguyễn Kim An dịch

Xin đọc thêm: Cái chết của một người lính  

Cái chết gột sạch tất cả

Giữ thăng bằng cho đức tin

 

 

 

A Showdown with True Love

 

AS A CHILD, raised on the old catechisms, I was taught to believe in purgatory. In that concept, after death you went to heaven, hell or purgatory. Heaven and hell were final. Once there, you went nowwhere else. Purgatory was a transition state, a place separate from heaven.

It was understood to be a place of very intense suffering. We were constantly reminded to pray for the souls in purgatory. Suffering there was nearly as intense as in hell itself. However, unlike hell, purgatory was not permanent and the pains suffered there were purfying and not further embittering.

This belief was specifically Roman Catholic. For Protestants there was no intermediate place between heaven and hell.

Today many persons, Protestant and Roman Catholic alike, are benignly indifferent to the question of purgatory. It is seen as a remnant of an older system of thought that is not scripturally based and that has nothing vital to say about our relationship to God and each other.

Occasionally, though with an increasing rarity, one still hears the question: “Does purgatory still exist?” Purgatory does exist, not because it is dogmatically nailed down in Scripture but because it is impossible to formulate a science of love and community without it. Likewise it is impossible to speak of the paschal mystery without mention of purgatory.

But these statements imply a certain understanding of what purgatory is.

Purgatory is a stage of loving, the initial pain of entering into community. Mystics have classically defined purgatory as the pain of letting go of a lesser love and life in order to accept a deeper love and life. What is interesting in that definition is that purgatory is not a place separate from heaven, a place you go to in order to be punished for your sins so as to prepare you for heaven. Purgatory is the pain of entering heaven.

This can best be explained by way of an example. A young man came to see me. At the time he was also seeing a psychologist who in fact had sent him to me, a priest, to help deal with some of his guilt. His guilt centered around his past life and had been triggered by his falling in love. He was in his mid-twenties and had, more that a year before, become engaged to a young lady whom he deeply loved and who deeply loved him. She was an attractive and exceptionally good lady. She was his first serious love—and his first moral love.

In the four or five years prior to meeting her he had lived irresponsibly.

Although he had a good family background, during his university years he had drifted away from the church, from prayer and from the teaching on sexuality. During this period he had lived primarily by the pleasure principle.

What is curious is that during this irresponsibility his threshold of inner conflict and pain was  minimal. He had been self-confident, cocky, seemingly without excess anxiety, solidly convinced of his own goodness and not particularly given to guilt.

That self-confident world collapsed soon after he fell in love. In love with a very good and moral person, he became aware of himself in a new way. Initially he simply felt guilty about his past sexualy affairs, disappointed that in the light of meeting and falling in love with such a beatiful person he had not previously been faithful to that relationship. Eventually his inner conflict became more encompassing.

To his credit he sensed that he needed help to deal with this. He postponed plans to marry until, as he put it, he could get a better grip on his own selfishness and could work through some of his past and his guilts.

What seemed strange at the time was why he should be in such pain now, just when he had  so beautifully fallen in love. But his pain was necessary, purgative and redemptively produced by the love itself.

Her love was saving him. It was a light that was showing him the dark corned of himself at it was also a power that was enabling him to face that darkness. This is the experience of grace.

Grace is eventually ecstatic, but initially it can be literally as painful as hell.

Purgatory, as this story illustrates, is the redemptive pain that follows falling in love. It is not an arbitrary punishment for sin. It is the pain of entering community.

The pattern of love, community and salvation is not loneliness-falling-in-love-ecstasy, but loneliness-falling-in-love-a-brief-taste-of-ecstasy-a long, painful conflictual purgative experience-ecstasy.

Morris West has remarked that: “All miracles begin with the act of falling in love.” Salvation begins there. Purgatory sits between initial and finaly salvation.