Phần Đầu, một nhà in nhỏ lay động thế giới văn hóa kitô giáo

151

Phần Đầu, một nhà in nhỏ lay động thế giới văn hóa kitô giáo

lavie.fr, Laurence Desjoyaux, 2018-11-09

Tạp chí Jésus!, một tạp chí thuộc thể loại vừa tạp chí vừa sách (mook) trở lại quán sách và nhà sách ngày thứ sáu 9 tháng 11 là nhờ họ. Với công ty có tên Phần Đầu (Première Partie, Phần đầu là phần trình diễn đầu tiên của một nghệ sĩ phụ trước phần trình diễn chính thức của nghệ sĩ chính), Grégory Turpin và Pierre Chausse, hai người bạn dám làm, dám cách mạng thế giới in ấn sách thiêng liêng.

Đâu là điểm chung giữa ca sĩ Natasha St-Pier, nhiếp ảnh gia Yann Arthus-Bertrand và mục sư giáo phái tin lành phúc âm Carlos Payan? Tất cả đều có hợp đồng với Phần Đầu, một nhà in nhỏ, một nhà sản xuất âm nhạc theo cảm hứng kitô giáo gần như chưa được công chúng biết đến. Sau album thứ nhì hát các bài hát với các lời của Thánh Têrêxa Hài đồng, ca sĩ Natasha St-Pier giao cho nhóm Phần Đầu tổ chức chuyến lưu diễn của mình. Nhiếp ảnh gia Yann Arthus-Bertrand xuất bản quyển sách “nhìn từ trời” minh họa Thông điệp Chúc tụng Chúa của Đức Phanxicô sẽ ra mắt ngày 15 tháng 11. Và mục sư Carlos Payan, người quen thuộc với nhà xuất bản sẽ ra mắt quyển sách thứ năm về các bài giảng của mình, các quyển sách trước đạy đã bán được hàng ngàn quyển. Thêm vào danh sách trên là ca sĩ, nghệ sĩ Arielle Dombasle, tổng biên tập tạp chí có tên ngắn gọn Jésus! ra số thứ nhì (số thứ nhất do Pascal Obispo điều hành), và bạn sẽ thấy sự kỳ diệu của ‘vật lạ’ trong thế giới in ấn này.

Ca sĩ Grégory Turpin

Đứng đầu nhà xuất bản Phần Đầu là hai người trẻ, họ khác nhau nhưng bổ túc cho nhau. Người được biết đến nhiều là ca sĩ Grégory Turpin, 38 tuổi quen thuộc trong giới âm nhạc đạo, là người có trực giác, có tài năng, anh có biệt tài gặp mọi người ở mọi chân trời và thấy được tài năng của họ. Anh thường kết thúc buổi gặp bằng câu “Đến xem chúng tôi!”. Các trực giác của anh làm cho Pierre Chausse ngạc nhiên: “Grégory có hướng đi, anh không nhất thiết có hiểu biết cao về văn chương, nhưng anh có các ý tưởng cho các thành công lớn nhất của nhà xuất bản và mang lại cho chúng tôi các tác giả… bán chạy!” Pierre Chausse 30 tuổi, mắt kiếng tròn, bộ râu săn sóc kỹ, vững về mặt tri thức và về làm ăn! Anh học một năm dự bị văn chương sau đó chuyển qua học thương mại ở Lille, anh là người cụ thể hóa các dự án và bảo đảm đem lại lợi nhuận. Ông Jean-Marie Montel, phó giám đốc nhà xuất bản Bayard Presse, chủ tịch Liên hội báo chí công giáo ghi nhận: “Cách đây mười năm không có týp người trẻ này trong ngành in ấn. Họ có 18 ý tưởng trong một phút và thường là những ý tưởng tốt, đó là những người phản ứng và hành động.”

“Họ có 18 ý tưởng trong một phút và thường là những ý tưởng tốt, đó là những người phản ứng và hành động.”  – Jean-Marie Montel, phó giám đốc nhà xuất bản Bayard Presse

Gregory Turpin và Pierre Chausse (ngồi) cùng nhóm Phần Đầu

Chính chung quanh sự nghiệp mới lên của Grégory Turpin mà tình bạn của họ được tôi rèn. Khi ca sĩ lên Paris, anh không quen một ai, trong thế giới âm nhạc cũng như trong môi trường kitô giáo. Xuất thân từ một gia đình vô thần, anh trở lại ở tuổi vị thành niên, lớn lên ở Ariège, ngàn dặm xa giới kitô giáo trưởng giả ở Paris. Năm 2009 anh gặp Pierre Chausse ở Paris, cùng sinh hoạt chung ở giáo xứ quận 12, và anh là thủ quỹ cho nhóm Pop Heart, một tổ chức quy tụ các thiện nguyện viên cổ động cho công việc của ca sĩ. Qua năm tháng, đường đi của họ xa nhau. Chàng sinh viên trẻ học thương mại phiêu lưu trong một chương trình trao đổi đại học, anh qua London học chuyên ngành các năng lượng tái hồi. Anh cho biết: “Ngành này thích thú nhưng tôi không phát triển được.”

Các bước đầu trong việc sản xuất âm nhạc

Về phần mình, sự nghiệp của Grégory Turpin bước qua một hướng khác. Mùa thu năm 2012, anh tham dự vào một chương trình làm đĩa của công ty TF1 Musique chung quanh các bài thơ của Thánh Têrêxa Hài đồng quy tụ nhiều nghệ sĩ khác nhau, trong đó có ca sĩ Natasha St-Pier và Anggun. Pierre kể: “Anh gọi tôi và kể cho tôi việc anh đang làm, anh nhờ tôi làm người đại diện cho anh.” Chàng thanh niên trẻ rời City, quay ngược 180 độ và hai người bạn thành lập Ultreia, một công ty sản xuất nhạc quản lý sự nghiệp của ca sĩ và sắp tới đây quản lý thêm các nghệ sĩ khác.

Cũng cùng thời gian này, Pierre và Grégory quen Jonathan Boulet, một tín hữu tin lành điều khiển công ty Phần Đầu. Công ty được thành lập năm 2005 trước hết là công ty nhạc đã sản xuất được năm mươi đĩa nhạc. Rồi công ty hướng hoạt động của mình trong việc in tiểu sử các nghệ sĩ nhà. Anh Pierre nhớ lại: “Chúng tôi bàn thảo rất nhiều. Chúng tôi có đường đi giống nhau, Jonathan cũng bỏ công việc ở ngân hàng. Chúng tôi cùng chia sẻ cái nhìn về phúc âm qua văn hóa, vượt lên các tín ngưỡng.” Khi Jonathan Boulet điều khiển “Liên hợp Thánh Kinh nước Pháp” thì một cách tự nhiên Grégory và Pierre nghĩ đến chuyện mua lại Phần Đầu. Họ kiên trì khi bị cả chục ngân hàng từ chối không cho mượn tiền, để cuối cùng tìm được một ngân hàng cho họ mượn tiền để điều hành công ty, khi đó họ có hai nhân viên và quản trị khoảng 200.000 âu kim thương vụ hàng năm. Ngày 1 tháng 1 – 2015, Ultréïa, công ty của Grégory và Pierre trở thành chủ nhân của Phần Đầu. 

Bám rễ trong giáo phái tin lành phúc âm

Pierre Chausse bắt đầu củng cố nền tảng nhà in. Vì chính yếu công ty được biết đến trong thế giới tín hữu kitô giáo phái phúc âm, Pierre thấm nhập vào trong vũ trụ này. Mục sư Carlos Payan nói đùa: “Phải thấy anh ở Lognes, người công giáo duy nhất trong nhóm tín hữu giáo phái tin lành. Anh rất có mặt, kiểu cù không cười nhưng anh rất quan tâm đến mọi người.” Khi khuynh hướng của nhóm tin lành là tự in, chàng thanh niên trẻ đề nghị với các mục sư ký hợp đồng với Phần Đầu. Mục sư Carlos Payan là đầu tàu của nhà xuất bản và tiếp tục hợp tác. Sau đó là các mục sư uy tín khác trong giáo phái phúc âm Pháp, đáng kể là các mục sư Éric Célérier và Jean-Luc Trachsel. 

Dưới sự điều khiển của Grégory, Phần Đầu đưa âm nhạc ra thị trường lại, trước đây khâu này bị lỗ. Vì không còn bán được đĩa, họ tổ chức các buổi hòa nhạc. Nhất là hai người đứng đầu kết nối các đối tác của mình sau thành công của nhóm Linh mục, Prêtres, nhóm do giám mục Jean-Michel Di Falco thành lập, họ biết có một thị trường của các tín hữu kitô.

Bây giờ có một chương trình kitô nào đang muốn làm, người ta gọi chúng tôi.

– Pierre Chausse, giám đốc Phần Đầu 

Với công ty Universal, họ thành lập nhãn hiệu Credo dành cho nhạc đạo, độc nhất trong thể loại này. Loại nhạc này sẽ không thành công như mong muốn, nhưng không sao, anh Pierre Chasse giải thích: “Nhãn hiệu này giúp cho chúng tôi được nhận diện giữa các nhãn lớn khác trong thị trường, như chuyên ngành của chúng tôi trong lãnh vực này. Bây giờ có một chương trình kitô nào muốn làm là họ gọi chúng tôi.” Chương trình gần đây nhất của Phần Đầu là tổ chức lại nhóm Các ca sĩ nhỏ với thánh giá bằng gỗ cùng phối hợp với đài truyền hình TF1, nhóm này nổi tiếng đến tận Nhật. Hai người bạn còn dám từ chối một vài đề nghị hợp tác: “Một mặt chúng tôi không muốn các tín hữu kitô là con bò vắt sữa để đề nghị họ mua bất cứ món gì, mặt khác bây giờ chúng tôi biết cái gì là xứng đáng và không xứng đáng trong lãnh vực này.” 

Tin tưởng, đó là điều đã thúc đẩy ca sĩ Natasha St-Pier ký hợp đồng để tổ chức chuyến lưu diễn cho album thứ nhì của cô với các bài hát cảm hứng theo lời của Thánh Têrêxa Hài đồng. Cô giải thích: “Tôi gặp Grégory khi làm đĩa đầu tiên về Thánh Têrêxa. Grégory biết rành các nhà thờ và hiểu các nghệ sĩ cần được tiện nghi.” Cô đến với Phần Đầu để tìm người chuyên ngành, nhưng cũng để tìm một tinh thần. Cô nhấn mạnh: “Tôi thật sự tìm được một sự quan tâm tốt đẹp, và các bạn biết, trong thế giới chúng tôi, đây không phải là chuyện đương nhiên. Dù là một nghệ sĩ đàn dương cầm đến thay thế cũng cảm nhận được.” Chuyến lưu diễn “Têrêxa” mang dấu ấn tầm nhìn của nhãn hiệu Phần Đầu, anh Grégory Turpin giải thích: “Chúng tôi đưa khán giả không nhất thiết phải có đức tin vào nhà thờ để nghe đời sống của Thánh Têrêxa. Một buổi hòa nhạc không làm cho họ trở lại, nhưng có thể mở cánh cửa tâm linh cho họ.” Vì thế, chuyến lưu diễn vừa có lợi cho công ty mà cũng vừa có lợi cho các giáo xứ. Song song vào đó, dự án được nhiều nơi nâng đỡ vì “Têrêxa” được làm thành một “mook”, một tạp chí vừa là sách vừa là báo.

Một thế hệ các nhà trí thức kitô mới

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của nhà xuất bản: cách đây vài tháng nhà xuất bản đã có loại tạp chí này chung quanh chủ đề Chúa Giêsu. Được thiết kế để cổ động cho vở nhạc kịch Jesus của nhà dựng kịch Pascal Obispo, chủ đề đã tạo thành công và bán được 25 000 ngàn ấn bản, một ấn bản thứ nhì sẽ ra mắt ngày 9 tháng 11 và công ty bắt đầu nhận đặt báo dài hạn. Ca sĩ Grégory Turpin cho biết: “Tín hữu hay không tín hữu, tất cả đều có một cái gì để nói về Chúa Giêsu. Độc giả mua báo vì họ tò mò. Đó là các tín hữu kitô ở môi trường bình dân, họ không cảm thấy lôi cuốn bởi báo cổ điển kitô giáo. Nghệ sĩ Arielle Dombasle ở trang bìa, bà đang ở trên truyền hình trong chương trình ‘Nhảy với các ngôi sao!’” Tờ báo trình bày bắt bắt, hình ảnh đẹp, các nhân vật kể cuộc gặp của mình với Chúa Giêsu. 

Trụ sở của tờ báo ở số 60, đường Rome được giáo phận Paris cho thuê “giá ưu đãi” là nơi gặp gỡ của thế hệ trí thức công giáo trẻ. Chúng ta gặp trên các trang báo toàn bộ giới trẻ liên kết với Thông điệp Chúc tụng Chúa: các triết gia Marianne Durano và Gaultier Bès, các nhà môi sinh Mahaut và Johannes Herrmann, ngoài ra cũng còn có ký giả Eugénie Bastié, của báo Figaro, hay Kévin Boucaud-Victoire, tổng biên tập Média

Sự sôi sục từ mọi phía này được các nhà xuất bản nặng ký trong ngành in ấn kitô và các nhà xuất bản độc lập khác xem xét kỹ 

Sau một thời gian ngắn hợp tác với nhà xuất bản du Cerf, ông Paul Piccarreta quay về với Phần Đầu. Nhà báo trẻ giải thích: “Tôi đến nhà xuất bản nhỏ nhất, họ cho tôi toàn quyền.” Bây giờ tạp chí đã thăng bằng về mặt tài chánh, dù tờ báo vẫn còn nhờ đến việc làm thiện nguyện của các nhà báo. Ông Paul Piccarreta đính chính: “Chúng tôi ưu tiên trả cho những người cần tiền, những người đã có công việc ở nơi khác và làm việc này trong tinh thần chiến đấu thì chúng tôi không trả.”

Sự sôi sục từ mọi phía này được các nhà xuất bản nặng ký trong ngành in ấn kitô như các nhóm Bayard Edifa và các nhà xuất bản độc lập khác xem xét kỹ.  Công ty đã đi từ 2 nhân viên đến 9 nhân viên và có số kinh doanh hàng năm là 800.000 âu kim. Một trong các người ở trong lãnh vực in ấn tuyên bố: “Họ ở trong bong bóng biên tập. Đây là công ty truyền giáo phúc âm có độc giả riêng. Họ cung cấp các sản phẩm phù với thời cho độc giả kitô. Ở quan điểm tiếp thị, họ không ngớ ngẩn nhưng làm như vậy không đi tới được…” Nhưng đối với ông Jean-Marie Montel, phó giám đốc nhà xuất bản Bayard thì ngược lại: “Họ mang đến một cách nhìn mới và đề xuất cách nhìn này, vượt lên các vết nứt rạn hiện có trong thế giới công giáo. Họ làm cho chúng ta thèm vì họ khởi đi từ không có gì, họ không có hành trang lịch sử, họ nhẹ nhàng! Chúng ta sẽ xem cách nào họ đối đầu khi bước qua một tầm vóc lớn hơn”.

Vấn đề tầm vóc và hỏa lực tài chánh cũng là mối lo của Grégory Turpin và Pierre Chausse. Anh Pierre nói: “Thách thức của chúng tôi là đi từ một băng nhóm bàn bè qua một ban thật sự, với các tiến trình và nặng nề của nó.” Một giai đoạn gần đây cho thấy các giới hạn của khuôn mẫu “nhỏ nhưng ma-lanh”: Phần Đầu thương thuyết để mua lại tuần báo Công giáo Pháp, France Catholique nhưng tuần báo này đã vào tay ông Vincent Bolloré hai ngày trước đó. Có phải vì vậy mà họ muốn làm riêng cho mình một tuần báo không? Anh Pierre thổ lộ: “Ý tưởng là ở đó, Nhưng chúng tôi bây giờ quá nhiều việc. Về mặt nhân sự thì chúng tôi chưa sẵn sàng.” Trong lúc này…

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Số báo “Jésus!” mới nhất sẽ làm bạn ngạc nhiên

Buổi gặp mặt ở trụ sở công ty Phần Đầu 60 đường Rome với nghệ sĩ Arielle Domsbale và linh mục Nicolas Buttet.