Philippe Lefebvre: “Với các tai tiếng này, nếu một số không từ chức thì lời kêu gọi ăn năn này có ích gì?”

371

Philippe Lefebvre: “Với các tai tiếng này, nếu một số không từ chức thì lời kêu gọi ăn năn này có ích gì?”

Linh mục Philippe Lefebvre, Dòng Đa Minh, giáo sư Cựu Ước đại học Fribourg, Thụy Sĩ.

lavie.fr, Sophie Lebrun, 2018-09-06

Tai tiếng các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội, các lời tuyên bố vụng về về đồng tính: cho đến bây giờ Đức Phanxicô vẫn được lòng giáo dân, bây giờ ngài có ở trong cơn bão không? Đối với linh mục Philippe Lefebvre Dòng Đa Minh, người làm việc nhiều năm nay với các nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội thì chỉ có thể giải quyết cơn khủng hoảng bằng các hành động thật mạnh. 

Có hợp pháp không khi cơn khủng hoảng ngày nay lên đến tận giáo hoàng?

Giáo hội công giáo là giáo hội đánh dấu bởi hình ảnh thứ bậc, với hình ảnh trội nhất là giáo hoàng, đôi khi han này làm mờ nhạt các hình ảnh trung gian. Nhưng tôi xin lưu ý, chúng ta đòi hỏi quá nhiều ở giáo hoàng. Chúng ta sẽ có kết quả hơn nếu làm ngược lại: những gì chúng ta mong chờ ở giáo hoàng, chúng ta nên mong chờ ở các giám mục, các địa phận… Tôi đánh giá cao việc ngài nhắc lại khái niệm “dân Chúa”. Điều này nhắc nhớ, ngài không thể làm mọi sự một mình. Ngày nay, sự nghi ngờ không phải chỉ là cái bóng trên ngài mà trên toàn giáo hội công giáo. Đứng trước các tai tiếng này, quan trọng là tất cả chúng ta đều phải mở rộng ra với vấn đề trách nhiệm này. Ở các nước chúng ta, cơn khủng hoảng mà chúng ta đi qua chất vấn tất cả chúng ta, dù điều này không có nghĩa tất cả mọi người đều có trách nhiệm, ngay cả hàng giáo sĩ. Vấn đề quan trọng: chúng ta muốn sống chung với nhau và làm thế nào để không lặp lại mô hình không thể chấp nhận này được?

Hình ảnh giáo hoàng có bị sứt mẻ không?

Có, theo nghĩa chúng ta nhận ra ngài không có tất cả các kỹ năng, ngài không có tất cả các câu trả lời, ngài không ăn sâu trong một văn hóa, một truyền thống có thể chuyển dịch ngay qua Âu châu… Đó là một người bình thường, ở trong không gian và thời gian. Ngày hôm nay chúng ta không còn hình ảnh ấu trĩ của một giáo hoàng siêu mạnh và không sai lầm. Hình ảnh của ngài bị sứt mẻ vì chúng ta thấy quá trình của ngài trong những tháng vừa qua. Như nhiều người khác, ngài đã có phản xạ trước hết là cứu thể chế khi ngài đối diện với các trường hợp lạm dụng ở Chi-lê. Rồi ngài lại phù theo và bước vào một tiếp cận mới. Tầm mức truyền thông rộng lớn đã làm cho hình ảnh này khuyếch đại về những gì đang xảy ra ở một số nơi.

Đứng trước các tai tiếng này, những gì ngài làm có đủ chưa?

Có thể chưa. Trong Bức thư gởi dân Chúa, ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc chiến chống chủ nghĩa giáo quyền. Đó là điều đáng ca ngọi. Nhưng chúng ta tất cả không phải là “người có tội” như ngài nói. Chúng ta chờ sự việc: tố cáo những người có trách nhiệm đã không chu toàn công việc của mình, đã che giấu, đã nói dối; truyền đạt lệnh cho một số người từ chức. Các sai sót về hình thức trong các vụ kiện, các vụ điều tra cẩu thả, các hồ sơ bị mất, các vụ tố tụng chậm chạp, ai sẽ báo cáo về chúng? Phải tìm một cái neo trong thực tế và tốt hơn là ngài đưa ra một chỉ dẫn chính xác để hành động. Nếu một số người không từ chức trước các tai tiếng này, nếu các câu hỏi còn treo từ hàng chục năm qua chưa tìm ra câu trả lời, nếu chúng ta không đề cập đến việc bồi thường cho các nạn nhân, thì mối đau khổ này có ích gì trước lời kêu gọi ăn năn? Cầu nguyện và ăn năn chỉ hữu ích khi kèm theo các hành động cụ thể.

Chúng ta có tố sai giáo hoàng không?

Ngài đã làm tiến triển. Qua phong cách của ngài, ngài đã mở nhiều cách để thế nào là tín hữu kitô, không xa xuôi, chẳng hạn các lời kêu gọi của ngài với tuổi trẻ. Ngài đến với dân Chúa một cách rộng lớn, chứ không phải chỉ với những người xứng đáng. Qua cách của ngài, ngài muốn đưa chúng ta vào văn hóa đối thoại. Để làm điều này, ngài nối kết với trao đổi. Cho đến bây giờ, về các chủ đề này, có vẻ như đang có khuynh hướng nổi loạn với kiểu biếm họa. Chủ nghĩa giáo quyền cũng sống trong lòng tín hữu kitô, với những người gắn chặt vào hình ảnh của giáo hoàng, của giám mục, của linh mục và từ chối thực tế không phù với hình ảnh này.

Có cần phải trả lời cho Giám mục Viganò?

Những gì ngài nói là đã đủ. Chúng ta có thể có các đề tài khác quan trọng hơn là cãi cọ những gì ở đàng sau bức thư này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Dominique Wolton: “Rõ ràng có một cuộc chiến chính trị tại Vatican”