Chủ nghĩa giáo quyền ấu dâm

203

Chủ nghĩa giáo quyền ấu dâm

jesuites.ch, Etienne Perrot sj, 2018-01-21

Vụ tai tiếng khổng lồ vừa bùng nổ ra ở Giáo hội công giáo Pennsylvania, Mỹ tiếp theo nhiều vụ khác ở Ai Len, Chi-lê không thể dừng lại ở thái độ phẫn nộ chính đáng. Như triết gia Spinoza đã nói, ngoài việc đổ lỗi, còn phải tìm cách hiểu. Từ nhiều năm nay, các vụ ấu dâm của nhiều linh mục ở khắp nơi trên thế giới là tít hàng đầu của các báo, các lời giải thích không thiếu: thiếu hiểu biết về mặt khiết tịnh, áp đặt tình trạng độc thân (về mặt thống kê thì sai), tuyển dụng có tính cách liều lĩnh, cũng như nạn thiếu linh mục đã làm cho những người có trách nhiệm thiếu thận trọng khi tuyển dụng, các ứng sinh thiếu thăng bằng tâm lý, đào tạo thiếu sót trong các lãnh vực tâm lý-tình cảm, cô lập về mặt xã hội. Trong bài báo ngày thứ hai 20 tháng 8, báo Thập giá có bài của một linh mục tâm lý gia. Lời giải thích rộng rãi của cha nhấn mạnh đến các góc cạnh của văn hóa công giáo và thần học. Lời giải thích tóm gọn vào một chữ: chủ nghĩa giáo quyền.

Nói theo nghĩa chính trị, chủ nghĩa giáo quyền là quyền lực của hàng giáo sĩ – có nghĩa là của những người trí thức, chủ yếu là nhắm vào chủ nghĩa giáo quyền tôn giáo, chúng ta có thể gọi đó là hàng giáo sĩ – sự can thiệp của họ vào các công việc Quốc gia. Điều này biện minh cho chủ nghĩa bài-giáo quyền của những người triệt để vào cuối thế kỷ 19. Nhưng cũng như thế tục hóa, một hệ quả của chủ nghĩa bài-giáo quyền, chủ nghĩa giáo quyền đã có tầm hoạt động mở ra ngoài công chúng, cũng như chủ nghĩa giáo quyền tràn ngập lãnh vực chính trị để rồi ngấm vào các khía cạnh của đời sống cá nhân cũng như xã hội dưới tiêu đề của chủ nghĩa đạo đức. Người trí thức được cho là người phải biết, biết những gì phải làm và những gì không được làm; họ luôn lặp đi lặp lại “phải thế này, không được thế kia”.

Điều này, đương nhiên sẽ đi ngược với kẻ có lỗi và tổ chức của họ, cho rằng mình phải dạy người khác những gì họ phải làm.

Chủ nghĩa giáo quyền tôn giáo còn quan trọng hơn vì nó dựa trên mạc khải, một hành vi nhưng không mà theo định nghĩa là không được phàm tục. Từ sự tưởng tượng đặc biệt này, một tưởng tượng có trong đầu các tín hữu công giáo đã biến người linh mục thánh hiến thành một loại quái vật thiêng liêng, gán cho họ có một sự hiểu biết thần thánh mà người bình thường không thể nào có được. Loại văn hóa tôn giáo này cấu thành một tiếng vang lớn trong các trường hợp lạm dụng tình dục.

Karl Marx thường nhấn mạnh, người trung gian hòa giải (ở đây là linh mục) thường chiếm chỗ của quyền lực (ở đây là thần thánh), và để từ đó họ lãnh đạo.  Dù cho chúng ta xa sự nhạy cảm của lời Thánh Kinh, nhưng người đưa tin còn phản ảnh phần nào giá trị của tin mình loan. “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng” (Is 52: 7). Ngược lại, tin tốt lành bị lu mờ do tai tiếng của những người trung gian hòa giải. Vì vậy cứ lặp lại theo các người bài-giáo sĩ ngày xưa, mở rộng nó ra với vấn đề hôm nay: “Chủ nghĩa giáo quyền, đó là kẻ thù”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: “Chủ nghĩa giáo quyền là một yếu tố trong các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội”