Linh mục Jean-Marie Petitclerc: “Các người trẻ cần chúng ta tin ở họ”

178

Linh mục Jean-Marie Petitclerc: “Các người trẻ cần chúng ta tin ở họ”

la-croix.com, Gauthier Vaillant. 2018-03-23

Đối với Linh mục Petitclerc Dòng Salê Gioan Bosco, chuyên gia về các vấn đề giáo dục thì giao trách nhiệm cho các người trẻ là cách hay nhất để chữa cho “cơn khủng hoảng dấn thân”. 

Các thành viên của cộng đoàn Taizé ở Kirchentag quy tụ các tín hữu tin lành ở Đức. / Imago/StudioX

Linh mục Jean-Marie Petitclerc năm 2007. / Photo Stéphane Ouzounoff/Ciric 

Vì sao bây giờ chúng ta nói đến những “người trẻ” như một nhóm đặc biệt mà chúng ta cần phải có một cách nói riêng?

Linh mục Jean-Marie Petitclerc: Các người trẻ là một lứa tuổi chứ không phải một tầng lớp xã hội thuần nhất. Nhưng họ có một điểm chung là sống chuyển tiếp giai đoạn từ tuổi thơ qua tuổi người lớn và người trẻ ngày nay có đặc điểm là từ nhỏ đã bơi lội trong văn hóa kỹ thuật số. Tính độc đáo về văn hóa của họ cũng là điểm ưu ái tình cảm trên thể chế – chất lượng quan hệ được ưu tiên hơn nội dung truyền tải – và cũng là điều tức thời trên bền lâu, dính đến sự khó khăn trong việc dự kiến hướng về một tương lai. Nhưng không có nhiều người trẻ thay đổi môi trường của họ. Không phải họ phát minh ra điện thoại cầm tay!

Để được họ tin cậy, chúng ta cần thích ứng với tín hiệu của họ?

Chúng ta phải hiểu các tín hiệu này chứ không phải thích ứng với nó. Các người trẻ cần chúng ta có quan điểm của người lớn, cần chúng ta phải có uy tín. “Đóng vài trẻ” không giải quyết được gì, dù sao người trẻ không lầm, một người lớn quan tâm đến người trẻ, không phán xét họ sẽ được họ quan tâm và tôn trọng.

Giáo hội có còn hợp pháp để nói chuyện với người trẻ không?

Giáo hội là cơ sở tốt nhất để quy tụ người trẻ, chính trị hay các công đoàn không còn làm được nữa. Tuy nhiên nguy cơ là lý thuyết hóa từ những người trẻ mà chúng ta gặp: “Những người JMJ” không phải là những người đại diện giới trẻ trong toàn thể! Thượng hội đồng vừa được Đức Giáo hoàng triệu tập là một ý tưởng tuyệt vời, vì Giáo hội cần nói chuyện với tất cả mọi người.

Trước khi tự hỏi mình có thể đem đến cho họ những gì thì phải tự hỏi xem họ có thể mang lại gì cho chúng ta. Họ cần cảm nhận họ tin ở họ, chúng ta yêu họ theo con người thật của họ. Họ cũng đặc biệt nhạy cảm với tính gắn kết. Thách thức là làm sao để họ khám phá được chiều kích vĩnh cửu trong cuộc đời của họ: “Ai là người mang lại hạnh phúc nhất cho mình trong ngày?” Thường thường đó là một cuộc gặp gỡ, một sự vượt lên… Loan báo Tin Mừng phải được diễn đạt với cuộc sống. 

Trong quyển sách Chúa thì trẻ (Robert Laffont) phát hành ngày 22 tháng 3, Đức Giáo hoàng đã có những lời nặng nề đối với thế hệ người lớn hiện nay, ngài lên án họ “làm người trẻ bị mất gốc”. Ông có chia sẻ cùng phân tích này?

Tôi sẽ không quá nghiêm khắc như vậy. Bài diễn văn thảm khốc của người lớn về tương lai đoi khi ngăn người trẻ phóng chiếu. Nhưng tôi cũng không đổ lỗi cho cha mẹ , vì cũng khó để giáo dục con cái trong một thế giới di chuyển quá nhanh. Bây giờ khi cha mẹ tự hỏi làm sao quản lý việc trẻ con dùng điện thoại thông minh, thì đừng quên chuyện này chưa có khi họ còn trẻ. Họ không thể nào dựa vào kinh nghiệm của họ.

Người ta nói nhiều đến “cơn khủng hoảng dấn thân” nơi người trẻ. Có phải đó là một thực tế không?

Thường thường chúng ta cho người trẻ các lời lặp đi lặp lại về trách nhiệm và chúng ta duy trì họ càng ngày càng lâu trong một văn hóa vị thành niên. Ngày nay, người ta xem tuổi người lớn bắt đầu từ 25 hoặc 26 tuổi. Các vấn đề rượu và ma túy cũng liên hệ đến chuyện này: xã hội không cho họ bất cứ một trách nhiệm nào, loại văn hóa tiêu thụ là cách duy nhất đưa ra để thách thức chính mình.

Đúng là đối với những người trẻ, cho vài âu kim cho một cơ quan Phi Chính Phủ không còn mang một ý nghĩa thật sự nào. Họ đã mất lòng tin vào các thể chế. Nhưng nếu chúng ta trao cho họ trách nhiệm thật sự, thì họ có mặt. Chúng ta cứ nhìn vào sự thành công của hướng đạo. Người ta muốn đưa nguyên tắc phòng ngừa vào lãnh vực giáo dục, nhưng giáo dục trong tin tưởng, theo cách của Thánh Gioan Bosco, đó là dám liều lĩnh.

Marta An Nguyễn dịch