Linh mục Bruno-Marie Duffé: “Về vũ khí nguyên tử, chính trị thế giới cần có luân lý”

162

 

Đức Phanxicô và các nhân vật được Giải Nobel hòa bình, ngày 10 tháng 11 tại Vatican.

Linh mục Bruno-Marie Duffé phát biểu: “Tôi tin vào chiến thuật của đối thoại, về lâu dài có hiệu quả hơn là đe dọa”.

cath.ch, 2017-11-10

350 chuyên gia, trong đó có 11 nhân vật được Giải Nobel hòa bình, các nhà ngoại giao, các đại diện tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương OTAN có mặt ở Vatican hai ngày 10 và 11 tháng 11 – 2017 để dự hội thảo về “giải trừ vũ khí toàn bộ”. Tòa Thánh dùng hết uy tín của mình trên chính trường quốc tế để bảo vệ cho việc cấm xử dụng vũ khí nguyên tử.

Linh mục Bruno-Marie Duffé, Tổng thư ký bộ Phát triển Con người Toàn diện nhấn mạnh đến trách nhiệm của các Quốc gia trong các chọn lựa chính trị để hành động.

Trong cuộc hội thảo về vũ khí nguyên tử, Tòa Thánh nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế…

Tiền bạc là cân não của chiến tranh, và đó là vấn đề phải nói lên. Vấn đề là phải biết chúng ta để tiền bạc và khả năng vào trong lãnh vực nào? Câu hỏi thứ nhì: Có thật vì an ninh mà phải đầu tư tiền bạc trong vũ khí? Tôi để ý trong tất cả mọi nơi có tình trạng xung đột, những người sản xuất và buôn bán vũ khí đều hưởng lợi. Như thế, một ý thức hệ về an ninh, có nghĩa là phải vũ trang thì mới duy trì cân bằng tương quan lực lượng trên chính trường quốc tế. Mà sự cân bằng này thì rất mong manh, bởi vì nó dựa trên sự sợ hãi. Người ta có thể nào xây một nền chính trị dựa trên sợ hãi không? Tôi nghĩ là không.

Đâu là phần trách nhiệm chính xác về luân lý của các Quốc gia?

Trách nhiệm này liên quan đặc biệt đến phương Tây, trong lãnh vực trao đổi kỹ thuật. Nếu càng ngày càng có nhiều nước có vũ khí nguyên tử là vì chúng ta đã trao đổi kỹ thuật. Và loại kỹ thuật nào: nguyên tử dân sự để dùng trong lãnh vực y khoa hay năng lượng, hay kỹ thuật quân sự để dùng phá hủy hàng loạt? Người ta có thể đi tới giả thuyết kỹ thuật quân sự thì đại đa số hơn trong các vụ xuất khẩu của chúng ta. Đó là một quyết định chính trị.

Có thể nào hòa giải chính trị với luân lý được không?

Rất khó, vì chính trị tùy thuộc vào những bó buộc kinh tế. Nhưng nó lại dẫn đến một sự thất thoát trước về mặt kinh tế. Chính trị cần một điểm khác để dựa lên, đó là điểm dựa luân lý. Đây không phải là cho bài học, nhưng là mang đến các xác tín, một tư tưởng để cấu trúc hóa một quyết định chính trị, vượt lên các chiến lược chính trị đòn phép.

Trong bối cảnh có các căng thẳng mạnh về vũ khí nguyên tử với Bắc Hàn, hội thảo này diễn ra trong thời điểm nguy kịch không?

Đúng là thời sự hiện nay đã làm cho các vấn đề về vũ khí nguyên tử trở nên triệt để hơn. Không phải vì lý do có sự đe dọa của nước này hay nước kia, nhưng còn do bối cảnh của một cơn khủng hoảng quốc tế. Ngày nay, các Quốc gia rất bấp bênh, kéo theo các thể chế quốc tế theo họ. Mà những thể chế này có một trách nhiệm luân lý. Điều nổi bật là người ta ít nói đến sự hợp tác hay đồng minh giữa các Quốc gia.

Cộng đồng quốc tế có thể làm gì trước sự đe dọa của Bắc Hàn về vũ khí nguyên tử?

Có một cảm nhận bất lực nào đó khi phải nâng cả một hòn núi… nhưng tôi nghĩ

chiến thuật của đối thoại về lâu dài có hiệu quả hơn là đe dọa, là hứa hẹn, chỉ là lôgic của vòng xoắn ốc.

Còn đe dọa của Donald Trump…?

Chúng ta có thể nói đó là sợ. Nhưng gần đây tôi có gặp Giám mục chủ tịch Hội đồng giám mục Nam Hàn. Các giám mục Nam Hàn không đành lòng cắt đứt với người anh em của mình ở Bắc Hàn. Vì vậy Giáo hội luôn cố gắng đối thoại, giữa các tôn giáo và các nhà cầm quyền chính trị ở miền Nam, cũng như ở miền Bắc, xem tất cả công dân Hàn quốc thuộc về một dân tộc duy nhất.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Linh mục Bruno-Marie Duffé

Hội thảo về “giải trừ vũ khí toàn bộ” ở Vatican, ngày 10 và 11 tháng 11 – 2017: