Charlottesville: “Donald Trump không mất các tín hữu giáo phái phúc âm, ngược lại là khác”

182
Một buổi cầu nguyện ở Boston ngày 30 tháng 8 – 2016 do hiệp hội của mục sư Billy Graham tổ chức trong chiến dịch cổ động tín hữu bầu cho Donald Trump. / Elise Amendola/AP
la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2017-08-22
Ông Carter Charles, tác giả một luận án về tôn giáo và chính trị ở Mỹ, giáo sư ở trường Đại học Bordeaux Montaigne, phân tích thái độ của các tín hữu giáo phái phúc âm sau các lời tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump về những người chủ trương thế thượng tôn của người da trắng.
Báo Thập giá: Ông thấy thái độ của các Giáo hội như thế nào trong bối cảnh căng thẳng chủng tộc ở Mỹ?
Carter Charles: Donald Trump không mất các tín hữu giáo phái phúc âm, ngược lại là đàng khác. Trên thực tế, các tín hữu giáo phái phúc âm đi theo một thứ trật phân tán. Dĩ nhiên ai cũng lên án nạn kỳ thị và những người chủ trương thế thượng tôn của người da trắng, nhưng đa số từ chối không lên án trực tiếp các lời tuyên bố của Donald Trump. Các Giáo hội của người da đen thường ít im lặng hơn các giáo hội khác và một vài nhà có trách nhiệm còn tránh các vụ biểu tình chống kỳ thị. Nhưng nhiều người sẵn sàng hành động trên một số việc để thay đổi xã hội mà họ nghĩ là ông Trump đang lèo lái. Họ không muốn thêm rắc rối khi ông đã có quá nhiều khó khăn về mặt chính trị.
Đâu là sự “thay đổi xã hội” này?
Chính yếu là đấu tranh chống phá thai, trở lại về vấn đề hôn nhân đồng tính và khuyến khích “tự do tôn giáo” – có nghĩa là củng cố sự thống trị của giáo phái phúc âm trong xã hội Mỹ. Đó là đề tài muôn thuở của giáo phái phúc âm. Vào cuối những năm 1970, phong trào vận động “Đạo đức Đa số” (Majorité Morale) do mục sư Jerry Falwell điều khiển đã đưa các đấu tranh này vào trong chính trường. Và khi Tổng thống Ronald Reagan được bầu năm 1981 thì ông được xem là tổng thống của các phong trào giáo phái phúc âm này, đã được thống nhất vào thời đó và đã đưa ông lên nắm chính quyền. Nếu sự việc đã không được như dự định, là vì ở Mỹ, Nghị viện và nhất là Tòa án Tối cao còn mạnh hơn tổng thống. Và từ những năm 1940, Tòa án Tối cao luôn đi ngược với chủ trương bảo thủ đạo đức, ngay cả thúc đẩy để thế tục hóa xã hội.
Ngày nay, với Donald Trump, các người thuộc giáo phái phúc âm nghĩ họ có thể tìm được người làm thuận lợi cho mục đích của họ. Và tân tổng thống đã đi theo chiều hướng này khi đề cử luật sư bảo thủ Neil Gorsuch vào Tòa án Tối cao. Để có được sự thay đổi này, nhiều người sẵn sàng nhắm mắt trước các hành động ngông cuồng của Donald Trump hay các lời tuyên bố kỳ thị của ông.
Việc Mục sư Bernard trong hội đồng cố vấn của giáo phái phúc âm cho Donald Trump ra đi gần đây cũng đã gây tiếng vang…
Việc ra đi của mục sư Bernard không là gì, đó chỉ là một trường hợp cá biệt. Mặt khác mục sư lại là người đáng phải ra đi nhất. Ông là người da đen, ông điều khiển một “nhà thờ khổng lồ, megachurch” ở New York, trong khu vực của những người tứ xứ ở Brooklyn, ông ở trong thành phần những người ít bảo thủ nhất, nhất là về vấn đề hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên các thành viên khác trong hội đồng đã không ra đi. Lấy ví dụ mục sư Russell Moore: trong thời tranh cử, mục sư giáo phái phúc âm này đã chỉ trích Donald Trump rất mạnh làm người ta nghĩ, ông sẽ bị loại ra khỏi Thỏa ước các tín hữu báp-tít miền Nam mà ông có chân trong đó. Ngày nay, ông tố cáo mãnh liệt chủ trương thế thượng tôn của người da trắng nhưng ông không có một lời nào chống ông Trump, ông còn kêu gọi không nên phối hợp lời nói với con người…
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là họ tán thành các lời tuyên bố của Donald Trump. Nhưng họ không muốn mất thế ảnh hưởng của hội đồng cố vấn chính thức này. Họ xem mình như tiên tri Đanien cần phải cố vấn cho vua Nabuchodonosor. Họ là các cố vấn thì thầm vào tai tổng thống và họ chưa sẵn sàng để từ bỏ chức vụ cố vấn này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm:
Sau vụ Charlottesville, Mục sư Bernard không muốn cố vấn cho Donald Trump nữa
https://phanxico.vn/2017/08/20/sau-vu-charlottesville-muc-su-bernard-khong-muon-co-van-cho-donald-trump-nua/