Chuyến đi Ai Cập của Đức Phanxicô là điều tốt cho toàn nhân loại

301

Giám mục Antonios Aziz Mina, Giám mục danh dự công giáo Coptic của giáo phận Guizèh

cath.ch, Loula Lahham, tùy viên báo Công giáo Thụy Sĩ ở Ai Cập, 2017-04-26

Theo Giám mục Antonios Aziz Mina, Giám mục Giám mục danh dự công giáo Coptic của giáo phận Guizèh, thì chuyến đi của Đức Giáo hoàng đến Ai Cập vượt lên chính trị Ai Cập, vượt lên Đại học Al-Azhar, vượt lên người chính thống giáo. Chuyến đi này là điều tốt cho toàn nhân loại.

Tiến sĩ luật, ủy viên hội đồng soạn thảo Hiến pháp Ai Cập, giám mục vùng ngoại ô Cairô, ngài đề cập đến cảm nhận của người Ai Cập trước quan điểm chính trị địa phương và quốc tế.

Trước chuyến đi của Đức Phanxicô, nước Ai Cập còn đau thương với 44 nạn nhân bị giết trong hai vụ tấn công vào hai nhà thờ trong ngày Lễ Lá. Chúng ta biết tác giả của tội ác. Theo cha thì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng của thế giới Ả rập muốn gì? Họ muốn không còn một tín hữu kitô nào ở trong vùng sao?

Điều này đúng là điều khả thể. Nhưng phải nhìn bên dưới tảng băng. Người lập dự án cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng biết rõ, dù họ có làm như thế nào, họ cũng không thể làm người tín hữu kitô biến mất khỏi vùng Đông phương.

Ai là người lập dự án mà cha nói?

Không phải một người nhưng rất nhiu người. Baghdadi (thủ lãnh ‘calife’ của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng) chỉ là người thừa hành những gì mà nhiều quốc gia, nhiều thế lực trên thế giới quyết định. Tôi không nghĩ có một giả thuyết thông đồng ở Đông phương. Chúng ta sống thời xung đột quyền lợi. Ai có lợi ở đây sẽ ra tay hành động. Và lợi lộc ở đây không phải chỉ là sự sụp đổ duy nhất của nước Ai Cập nhưng là toàn vùng.

Lợi lộc nào để thiêu hủy toàn vùng?

Khi hai người đánh nhau thì người thứ ba hường lợi. Phương Tây mua dầu với một giá nào đó. Nếu các quốc gia của chúng ta chia rẽ, thì  ngay trong một nước sẽ có nhiều quyền lực, và họ sẽ có dầu với giá rẽ hơn… Rất nhiều việc sẽ có giải pháp nếu chúng ta hiểu điều này. Nhưng tôi có cảm tưởng chúng ta không muốn hiểu. Chung chung chúng ta thích than khóc cho số phận của mình, rằng phương Tây muốn xâm nhập vào nội bộ của chúng ta và làm cho chúng ta khổ.

Tôi vui khi thấy, rồi cuối cùng các lợi ích của Mỹ hội tụ với lợi ích của Ai Cập, ít nhất trên một vài vấn đề. Điều mà dưới thời Obama không có. Nhưng không có gì là bảo đảm mãi mãi. Kẻ thù hôm qua thành đối tác hôm nay và ngược lại. Chúng ta đã có ví dụ của Thế Chiến Thứ Hai. Và đó là điều tự nhiên trong thế giới chính trị. Về phần chúng ta, chúng ta phải bảo vệ lợi ích của mình, theo các ưu tiên của chúng ta. Ai Cập đã bẻ gãy sự bành trướng của chuỗi dây muốn san bằng biên giới và họp chung tất cả các nước Ả rập trong vòng kiêm tỏa của kinh hoàng và ngu dân. Nhưng Chúa đã kip cứu chúng ta ra khỏi.

Trong thời buổi này, hàng triệu người Irak phải ra đi, hàng triệu người Syria phải bỏ xứ và tín hữu kitô Ai Cập bị làm via nhắm và phải chịu đựng nỗi kinh hoàng.

Trong kinh hoàng và trong đau đớn, các tín hữu này gần với Chúa. Đó là một thiên thần và không được coi thường. Sự hy sinh to lớn này phủ cay đắng lên lễ Phục Sinh của chúng ta. Nhưng điều ngạc nhiên cho lần này là không phải chỉ tín hữu kitô mới cảm nhận sự đau đớn. Sự đau đớn của anh em hồi giáo chúng ta cũng rất lớn và nhất là rất thật. Họ cũng bị tổn thương vì các việc man rợ này. Dù chúng tôi đã loan báo trong nhà thờ, chúng tôi sẽ không nhận lời chúc lễ năm nay, nhưng người hồi giáo liên tục đến nhà thờ để chia sẻ nỗi đau của chúng tôi. Mục đích của họ: “Chúng tôi một lòng với các bạn”. Và họ rất chân thành.

Ngay ngày hôm sau vụ tấn công, Đức Phanxicô xác nhận ngài sẽ đi Ai Cập như dự định. Cha nghĩ gì về quyết định này?

Đức Giáo hoàng muốn diễn tả tình tương trợ sâu xa của ngài với tín hữu kitô trong nỗi đau của họ dù phải gặp khó khăn về mặt an ninh. Là người công giáo Ai Cập, tôi tự hào thấy Giáo hội của tôi không bao giờ chấp nhận bất công cũng như kỳ thị. Và Giáo hội gần với dân đau khổ của mình. Đức Thánh Cha cũng gởi một trong các hồng y quan trọng nhất của ngài để xác nhận lại chuyến đi và để khích lệ giáo hoàng của người Coptic chính thống, Đức Thượng Phụ Tawadros II.

Trong bài giảng thánh lễ Phục Sinh, Đức Thượng Phụ Tawadros khuyến khích có đức tin và có lòng nhẫn nại.

Giáo hoàng Tawadros là một vị thánh. Ngài cho một bài học về cách đối xử của tín hữu kitô chân chính đứng trước nỗi đau. Tổng thống Abdel-Fattah Al-Sissi đã đến thăm Đức Thượng Phụ Coptic chính thống, chúng tôi thấy đây là Tổng thống của tất cả người dân Ai Cập, dù chúng tôi ở trong một hoàn cảnh khó khăn.

Đức Phanxicô sẽ làm gì trong bối cảnh không phải là lý tưởng này, cả về mặt kinh tế lẫn cao trào bạo lực tôn giáo đang dâng lên, và ngay cả sự chia rẽ trong Giáo hội?

Khi người dân không gặp nhau thì các ý tưởng của họ hoàn toàn trái nhau, quả tim của họ mất sự nồng ấm. Nếu tôi muốn gần họ thì bước đầu tiên phải làm là muốn gặp người khác, người khác biệt tôi.  Tôi phải thấy họ, chào họ, cười với họ, đến với họ, có thể mời họ đi dạo một vòng, ăn với họ một bữa cơm. Tôi trò chuyện với họ, tôi nói với họ về những điểm chung, về những gì làm chúng tôi gần nhau, tất cả những chuyện này là để có một sự chấp nhận lẫn nhau. Đức Giáo hoàng có lời nhắn đặc biệt cho từng người, và tôi hình dung lời nhắn này sẽ là: “Có một chủ đề mà tôi muốn đề cập đến với bạn và trên chủ đề này tôi muốn mình đồng ý với nhau”. Và đó là chủ đề vượt lên đường lối chính trị Ai Cập, vượt lên trường Đại học Al-Azhar (Viện có thẩm quyền cao nhất của người hồi giáo sunnit) và vượt lên các người chính thống giáo. Chuyến đi Ai Cập của Đức Phanxicô là điều tốt cho toàn nhân loại.

Marta An Nguyễn dịch