Gautier: sứ vụ một năm ở các khu phố nghèo ở Việt Nam

445

Gautier 24 tuổi, anh bỏ công việc làm ở hãng rượu để đến với người nghèo

fr.aleteia.org, Vianney de Villaret, 2017-02-15

Chúng tôi đến xứ sở của nụ cười vào tháng 12 khi mặt trời vừa về trên thủ đô Hà Nội. Vào một ngày thời tiết trong thanh, chúng tôi lên đường tìm hiểu một sứ mệnh ở các khu vực xa xôi hẻo lánh.

Một trong các con đường dẫn ra chợ Hà Nội. © Vianney de Villaret / Aleteia

Giữa dòng xe chạy liên tục ở thành phố, chúng tôi đi nhanh đến ngôi chợ nằm trong một khu vực nghèo của thành phố. Ở đây có ba thanh niên trẻ đang chơi dã cầu. Họ cười thấy hết cả hàm răng và chúng tôi hòa vào chơi với họ, mắt chăm chú nhìn vào quả cầu lông. Trong vài phút, tiếng cười dòn tan lây lan qua điệu bộ bắt chước nhau, qua âm thanh tượng hình. Vậy là chúng tôi đã bắt được chuyện.

Chơi dã cầu với các bạn trẻ Việt Nam ở chợ. © Vianney de Villaret / Aleteia

Đã đến giờ phải về trung tâm nhân đạo của hội Life Project 4 Youth, LP4Y (Dự án Đời sống cho Giới trẻ). Trụ sở của hội ở trong một khu phố nghèo ở Hà Nội, chỉ cách chợ vài con đường. Khi vào, chỉ có một tấm bảng sơ sài ghi đàng sau các thanh chắn giới thiệu đây là hội: đào tạo người trẻ.

Người hướng dẫn chúng tôi là anh Gautier. Anh mới 24 tuổi, sau khi làm việc hai năm rưỡi ở một hãng rượu, anh quyết định ra đi làm việc nhân đạo ở một nơi cách nước Pháp 9000 cây số. Sự khác biệt thì quá lớn, nhưng dự án này đã chín dần trong lòng anh từ nhiều năm nay, anh thố lộ với hãng tin Ouest-France: “Tôi nghĩ, bây giờ tôi đã học xong, tôi muốn các việc tôi làm mang một ý nghĩa. Ra khỏi tiện nghi chăn êm nệm ấm. Đây không phải là dự trù cho đời sống của tôi, vì tôi vẫn còn mê làm rượu”.

Anh Gautier với một trong các bạn trẻ trong buổi họp hàng tuần. © Vianney de Villaret / Aleteia

Tổ chức Phi Chính Phủ (ONG) giải thích dự án của họ là tạo các người ấp ủ cho chương trình của các hãng để tháp tùng các thanh niên trẻ, cho đến khi họ được hòa nhập vào xã hội cũng như vào nghề nghiệp. Cụ thể ở Hà Nội có một nhóm nhỏ bốn người, cùng sống chung và cùng điều hành trung tâm. Nhờ cô Hải người Việt, họ đến các khu phố nghèo một tuần vài lần để đề nghị đào tạo miễn phí cho các nạn nhân trẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Xưởng làm các sản phẩm bằng tre. © Vianney de Villaret / Aleteia

Gautier là người được bạn bè gọi là “huấn luyện viên”: cùng với Mariam, trung tâm có hai người. Mỗi người coi sóc một nhóm gồm từ 10 đến 15 người trẻ, họ sống trong sự tin tưởng lẫn nhau. Mục đích là dạy các bạn trẻ các căn bản để họ có thể làm việc trong một hãng xưởng. Sau phần lý thuyết, họ được thực tập trong các xưởng mộc để làm các sản phẩm bằng tre hoặc học cách làm bánh mì. Họ được học tất cả các công đoạn để đưa một sản phẩm ra đời và tất cả đều được học bằng tiếng… Anh!

Giúp đỡ họ bước đầu, đó là mục đích của Gautier với hội LP4Y!

 Xưởng mộc với các sản phẩm làm bằng tre. © Vianney de Villaret / Aleteia

Một câu châm ngôn được viết trên xưởng để khuyến khích các bạn trẻ: “Hãy thử, hãy thử cho đến khi bạn thành công”. © Vianney de Villaret / Aleteia

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch