Di dân: Sự trống rỗng về mặt thiêng liêng là nguồn của các căng thẳng, theo Đức Tổng Giám mục Charles Morerod

194

cath.ch, Pierre Pistoletti, 2016-12-17

Trong bài xã luận của số báo Nova và Vetera mới nhất, Đức Tổng Giám mục Charles Morerod, địa phận Lausanne, Genève, Fribourg Thụy Sĩ, khẳng định: «Sự trống rỗng thiêng liêng của các xã hội Tây phương, phối hợp với niềm tin xác quyết của người di dân hồi giáo, đã đưa đến cơ sở cho các căng thẳng liên văn hóa». Ngài cũng biện minh cho sự bác bỏ của lương tâm khi các thỏa hiệp về vấn đề di dân không tôn trọng phẩm cách con người.

Theo Đức Giám mục Charles Morerod, “đôi khi các tôn giáo là yếu tố của các cuộc xung đột», khi các nền văn hóa khác nhau gặp nhau. Đặc biệt nó cho thấy «sự khó khăn hội nhập của các di dân hồi giáo trong các xã hội có truyền thống kitô giáo, vấn đề này ít được đặt ra cho người di dân kitô giáo».

Một khoảng trống cần lấp đầy

Trong số các nguyên do của các căng thẳng này, «chỉ đưa đến bạo lực trong một thiểu số người di dân hồi giáo», Đức Giám mục đưa ra tội đày của tôn giáo trong lãnh vực riêng tư cũng như sự trống rỗng thiêng liêng của các xã hội Phương Tây.

Trong bài viết của mình trên tờ báo thần học và văn hóa do ngài điều khiển, Đức Giám mục Charles Morerod cho biết, «Hồi giáo tạo một đơn vị lớn trong đời sống xã hội, nhưng khi họ đến trong các xã hội mà không có một tôn giáo nào đóng một vai trò thấy rõ trong đời sống xã hội (…), thì nơi mà tôn giáo vắng mặt sẽ tạo một lỗ trống, sẵn sàng cho một cái mới đến lấp đầy. Mặt khác, khi cái mới này có một thiên chức truyền giáo – chuyện bình thường đối với những người cho rằng niềm tin của mình là đúng – họ sẽ làm việc tích cực để chiếm khoảng không gian thiêng liêng này».

«Nơi mà tôn giáo vắng mặt thì sẽ tạo một lỗ trống, sẵn sàng cho một cái mới đến lấp đầy»,

Theo Đức Tổng Giám mục, dưới quyền tự do hành động của chúng ta, khoảng không gian này trống. Và sự trống rỗng này, kết hợp với niềm tin xác quyết của những người hồi giáo di dân, «đưa đến các cơ sở cho các căng thẳng». Các căng thẳng càng nặng thêm khi «những người di dân hoặc con cháu họ cảm thấy mình bị loại trừ hoặc bị loại ra bên lề. Điều này giúp làm cho dễ dàng nơi một vài người trong số họ, họ càng gạt người đã loại bỏ mình».

Người hồi giáo trở lại Thiên Chúa giáo

Ngược lại, nếu họ cảm thấy «mình được đón tiếp trong tinh thần kitô giáo», hoặc «được đánh động bởi đức ái của các môn đệ Kitô» thì họ dễ dàng trở lại. Đức Giám mục Charles Morerod khẳng định, thật ra trong những năm gần đây, «điều này đã làm cho hàng trăm người hồi giáo đã trở lại đạo công giáo».

Và cũng chính việc áp dụng luật liên hệ đến vấn đề di dân làm Đức Giám mục Morerod chất vấn lại suy nghĩ của mình. Ngài tự hỏi: «Phải làm gì khi đứng trước những con người tuyệt vọng này?» «Dù không ai tìm được một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề di dân, nhưng chắc chắn, giải pháp đúng sẽ không phải là sự phủ nhận nhân cách của con người». Ngài minh chứng cho lời tuyên bố của mình bằng nội dung bức thư của tổ chức Đoàn kết Không Biên giới của hiệp hội Thụy Sĩ ủng hộ người di dân: «Chính các quốc gia của quyền dân chủ thông qua các thỏa hiệp về vấn đề di dân, lại đi đổi chác con người như hàng hóa, cũng chính các quốc gia dân chủ này đã nhận chìm xuống biển một cách bất hợp pháp, đã nhốt người di dân trong tù như các tội phạm».

Theo Đức Tổng Giám mục Morerod, nếu các «quyền thuộc về mỗi con người (…) không được chấp nhận, thì cũng cần viện dẫn đến sự bác bỏ lương tâm mà không có sự bác bỏ này, Quốc gia sẽ rơi vào chủ nghĩa toàn trị».

Hình: «Nơi mà tôn giáo vắng mặt thì sẽ tạo một lỗ trống, sẵn sàng cho một cái mới đến lấp đầy», theo Đức Tổng Giám mục Charles Morerod (Photo: Bernard Hallet)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch