Đức Phanxicô và «bạo lực công giáo»: Sửng sốt, suy ngẫm và cung kính

331

aleteia.org, Linh mục Christian Vénard, 2016-08-02

Đây đó, kể cả trong môi trường công giáo, người ta ‘bóp cổ’ các lời nói của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Krakow Ngày Thế Giới Trẻ về Rôma.

Đưc Phanxicô và bạo lực Công giáo 2016

Trên chuyến bay từ Krakow về Rôma, ký giả Antoine-Marie Izoard (của hãng tin I.Media) đặt câu hỏi sau cho Đức Giáo hoàng: «Tại sao cha không bao giờ nhắc đến hồi giáo khi cha nói về sự hung bạo của nạn khủng bố?» Và đây là câu trả lời của Đức Phanxicô, đã khơi lên rất nhiều phản hồi mà chúng ta có thể quên câu trả lời này: «Tôi không thích nói đến bạo lực hồi giáo, vì khi lướt qua báo hàng ngày, tôi chỉ thấy toàn bạo lực, ngay cả ở Ý: người này giết hôn thê của mình, người kia giết mẹ vợ và một người khác… và đó là những người công giáo đã được rửa tội! Đó là những người công giáo hung bạo. Nếu tôi nói đến hung bạo của hồi giáo, tôi phải nói đến hung bạo của công giáo. Không, người hồi giáo không phải tất cả đều hung bạo, người công giáo cũng không phải tất cả đều hung bạo. Cũng như trong nồi lẫu, có tất cả… Có những người hung bạo trong tôn giáo này… Một điều là thật: tôi nghĩ gần như trong tất cả các tôn giáo, có một nhóm nhỏ những người chính thống triệt để. Chúng ta cũng có. (…)  Nhưng chúng ta không thể nói, vậy là không thật, vậy là không đúng, rằng hồi giáo là khủng bố.»

Các việc linh tinh ngược với giết người hàng loạt

Phản ứng đầu tiên của tôi, trong cương vị người Pháp và là linh mục công giáo, trước hết là sửng sờ. Đúng vậy, từ sau vụ Merah (vụ khủng bố năm 2012 ở Pháp), tất cả các hành động khủng bố trên đất nước chúng ta đều liên hệ đến hồi giáo, qua gián tiếp liên tưởng đến ý thức hệ hồi giáo, và đó là điều bất hạnh cho bao nhiêu người hồi giáo sống ở đây. Điều này là đúng với các «tân giáo sĩ của chúng ta» – các cơ quan truyền thông – họ lặp lại một cách có hệ thống «không được đánh đồng», thậm chí ngăn mọi suy nghĩ, cũng như các người hồi giáo của đất nước chúng ta cần thiết phải làm sáng tỏ về cương vị của bạo lực trong các bản văn thiêng liêng của hồi giáo. Một phản ứng sững sờ cọng thêm sự không hiểu rõ ràng: tôi ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng so sánh «các việc linh tinh» với các vụ giết người hàng loạt và tôi tuyệt đối không thấy trên cái gì mà Đức Giáo hoàng liên tưởng khi nói «hung bạo công giáo». Vậy thì mới đầu, tôi chỉ có thể nói như sau: tôi không hiểu những lời này. Nó vượt quá khả năng của tôi, chắc chắn vì tôi không đủ hiểu biết toàn diện giúp tôi nắm được thế nào là «hung bạo công giáo».

Tôi nhắc lại, ở đây chúng ta đang nói đến nạn khủng bố, đến hàng trăm người chết trên đất nước chúng ta, đến hàng ngàn tín hữu kitô mà mạng sống của họ bị đe dọa, đặc biệt ở Đông phương.

Theo bước chân của Đức Piô XII?

Cuối cùng điểm cuối này đưa tôi nghĩ đến điểm liên hệ song song. Như Đức Piô XII phải đối diện với nạn độc tài toàn trị nazi, Đức Phanxicô đối diện với nạn độc tài toàn trị hồi giáo. Như Đức Piô XII nhận ra, các lời lên án ý thức hệ nazi của mình còn kéo thêm các vụ bách hại, các thảm kịch cho người công giáo hay người Do Thái, Đức Phanxicô biết – biết rõ các phản ứng hung dữ theo sau bài diễn văn của danh tiếng ở Ratisbonne của vị tiền nhiệm Bênêđictô XVI của mình – rằng những lời của mình có thể có những hệ quả thê thảm trong một vài nơi trên thế giới mà ý thức hệ hồi giáo là ý thức hệ thắng. Cũng như Đức Piô XII, Đức Phanxicô thà lấy một bất trắc cho cá nhân mình, bị không được hiểu – kể cả với người của mình – thậm chí còn có ngày bị đưa đưa ra tòa án nhân loại của lịch sử như một giáo hoàng «hợp tác».

Hạ mình và cung kính

Vậy thì? Phản ứng của tôi, là người Pháp, là linh mục công giáo? Tôi quyết định tin tưởng vào vị kế nhiệm Thánh Phêrô. Không phải vì tôi buộc phải chia sẻ tất cả quan điểm chính trị của ngài – vì đúng đây là quan điểm chính trị -, nhưng trong sự hạ mình và cung kính, tôi công nhận là Đức Thánh Cha có thông tin rõ và thông minh hơn tôi. Thánh Phêrô, dù yếu đuối, có phải đã nghe Chúa Kitô nói: «Con là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi» đó sao? Vậy thì, ở địa vị khiêm tốn của tôi, tôi muốn bảo vệ Đức Phanxicô, tôi muốn yêu ngài, tôi muốn cầu nguyện cho ngài, cho sứ mệnh bao la của ngài: hướng dẫn dân Chúa và qua dân Chúa là nhân loại.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch