Khi John Henry Newman cho Thủ tướng Anh một bài học lương tâm

999

Khi John Henry Newman cho Thủ tướng Anh một bài học lương tâm

aleteia.org, Tod Worner, 2016-05-11

«Lương tâm có những quyền vì nó có các bổn phận của nó.»

PORTRAIT OF CARDINAL JOHN HENRY NEWMAN

Khi nền văn hóa hiện đại đang đi đến vực thẳm thì cũng cần nhắc lại cái Đúng, cái Tốt, cái Đẹp. Ở kỷ nguyên đi ngược với sự thật, biết cái đúng sẽ giúp chúng ta hoàn tựu được điều công chính. Thủ tướng Anh W.E. Gladstone (1809-1898) đã đưa ra một nhận xét gay gắt chống người công giáo ở Vương quốc Anh. Sợ bị cho là trung thành với Giáo hội Rôma có thể có nguy cơ bị cho là phản bội, ông tuyên bố: «Không ai có thể hoán cải mà không từ bỏ tự do luân lý và tinh thần của mình».

Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra, và đây cũng không phải là lần cuối cùng. Vì thế hồng y John Henry Newman buộc phải trả lời. Trong bức thư gởi Quận công Norfolk năm 1875, cha đã cho thủ tướng Anh một bài học sự thật về «tự do luân lý và tinh thần» của các tín hữu công giáo. Bức thư đã là một khảo luận xuất sắc về lương tâm công giáo.


Là Đấng Tạo Dựng, Thiên Chúa đã để một phần của Chính Mình trong tất cả các tạo vật có khả năng lý luận. Luật thánh thiêng là quyền uy tối thượng, không hồi tố, tuyệt đối, trước con người và trước các thiên thần.

Lương tâm là sứ điệp của Chúa, lương tâm nói với chúng ta sau tấm voan và và giảng dạy cho chúng ta. Và ngay cả cho Giáo hội có phải biến mất, nguyên tắc thánh này vẫn còn tiếp tục áp dụng.

Ngày nay những lời nói này chỉ là dài dòng đối với thế giới triết lý. Luôn có một âm mưu để chống lại quyền của lương tâm như tôi đã mô tả. Với văn sĩ đại chúng đã tuyên truyền vào đầu óc độc giả với những lý thuyết lật đổ cho những gì họ muốn yêu sách. Người trí thức can thiệp để làm xói lở các nền tảng của quyền lực mà lưỡi gươm không thể nào phá hủy. Lương tâm đã có nơi con người sơ khai và sự cưỡng bức để buộc phải theo chỉ là sản phẩm của tưởng tượng; khái niệm mặc cảm tội lỗi mà sữ cưỡng bức này bắt phải tôn trọng, thì hoàn toàn… vô lý.

Trong tinh thần đại chúng, «lương tâm» không mang một ý nghĩa đích thực, mang tính công giáo của chữ này.

Khi con người nói đến quyền của lương tâm, họ nói quyền của suy nghĩ, của hành động mà không nghĩ đến Chúa. Họ không hành động gì theo một nguyên tắc luân lý, nhưng đòi hỏi mỗi người là chủ của mình trong mọi sự và làm những gì mình hài lòng, không xin phép. Lương tâm có những quyền vì nó có những bổn phận; nhưng hiện nay, lương tâm là quyền và tự do cho phép không cần lương tâm, huênh hoang nghĩ mình ở trên các tôn giáo. Lương tâm là một người hướng dẫn nghiêm khắc; ngày nay nó được thay thế bằng thứ đồ giả mà trước đây nó không có: quyền theo ý riêng…

Người công giáo không dính với nhân cách của Đức Giáo hoàng nhưng dính với lời giảng dạy chính thức của ngài. Ngài thể hiện luân lý và lương tâm, lý do tồn tại…

Nhưng, khi tôi nói đến lương tâm là tôi nói một lương tâm thật. Chống với Uy Quyền tối thượng, lương tâm đó phải tốt hơn là thứ giả tồi tàn mang tên này… Nếu luật này được tôn trọng thì các đụng chạm giữa uy quyền Giáo hoàng và uy quyền của lương tâm sẽ (…) rất hiếm.

Nếu tôi phải nâng cốc chúc mừng tôn giáo – tôi sẽ nâng cốc cho lương tâm trước hết, rồi sau đó mới đến Đức Giáo hoàng.


Hồng y Newman đã xuất sắc bác lại sự tấn công của Thủ tướng, ngài kêu gọi người công giáo vứt bỏ loại «lương tâm» giả tạo, ngài vinh danh sự đào tạo thích ứng cho lương tâm, nhờ ơn Chúa và nhờ sự khôn ngoan của Giáo hội.

«Lương tâm có những quyền vì nó có những bổn phận.»

Đức hồng y Newman đã biết điều này. Còn chúng ta?

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch