Giám mục ‘chiêm niệm’ của Việt Nam

1129

Cùng gặp đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, tân giám mục phó giáo phận Xuân Lộc, giáo phận với con số tín hữu cao nhất Việt Nam. Ngài cũng là quản nhiệm dự án cho trường đại học Công giáo đầu tiên ở nước mình.

Vatican Insider – Paolo Affatato – 13/6/15

maxresdefaultNgài là giám mục làm việc trong một mảng có tầm quan trọng chiến lược với Giáo hội Việt Nam: giáo dục. Đức cha đầy năng lượng Giuse Đinh Đức Đạo 70 tuổi, vừa được bổ nhiệm giám mục phó Xuân Lộc, là một người ‘chiêm niệm.’ Ngài sẽ dẫn dắt cộng đoàn Xuân Lộc, miền Nam Việt Nam, với con số tín hữu lớn nhất nước: 900.000 Kitô hữu, chiếm 30% 2.5 triệu dân số tỉnh này.

Đức cha Đạo đã có nhiều năm giảng dạy ở Phân viện Truyền giáo học thuộc Đại học Giáo hoàng Urban, và là phó giám đốc của Trung tâm Quốc tế Cỗ võ Truyền giáo. Hôm nay, ngài đang chỉ đạo Ủy ban Giáo dục Công giáo của Hội đồng Giám mục Quốc gia Việt Nam.

Ngài là trụ cột của một công tác đang được Giáo hội Công giáo Việt Nam triển khai: xây dựng một viện thần học, mở ra Học viện cấp đại học đầu tiên của Công giáo ở nước này. Dự án này đã đến các bước cuối cùng và có thể được chính thức hoạt động vào mùa thu này.

Đây sẽ là điểm chuyển mình lịch sử quan trọng với đất nước. Trong quá khứ, chính quyền Cộng sản đã đóng cửa tất cả trụ sở giáo dục do Giáo hội Công giáo điều hành, và cấm giám hội mở trường học. Lệnh cấm này vẫn còn đang áp dụng. Tuy nhiên, với bầu khí đã hoàn toàn thay đổi, với kiểu đề xuất ‘một công dân tốt và một người Công giáo tốt’ lệnh cấm này có thể trở thành một chuyện dĩ vãng. Cánh cửa cơ họi đã mở ra, dù nhỏ nhưng có thể là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới.

Giám mục Đạo nói rằng ngài khá ‘tự tin và lạc quan về bầu khí tích cực hiện nay.’ Suốt 1 năm qua, với tư cách ủy quyền của giám mục, đức ông Đinh Đức Đạo đã kiên trì xây dựng mạng lưới quan hệ, đệ trình dự án này lên thánh bộ Giáo dục Công giáo của Vatican, và đàm phán với các giới chức dân sự ở Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng một viện thỏa mãn tất cả đòi hỏi quy chế của cả Tòa Thánh lẫn Nhà nước. Các tiêu chuẩn là cần phải có 12 giáo sư có bằng PhD, một thư viện trang bị tốt, và một chương trình học tập thích hợp. Dự án đang nhận được sự hỗ trợ từ Viện Công giáo Paris danh tiếng, thành lập từ năm 1975, La Catho.

Lễ Khai giảng tại đại chủng viện Xuân Lộc

Đức cha Đạo trả lời với Vatican Insider rằng, ‘Bước đầu tiên là thành lập một tổ chức mới có thể chỉ đạo cho việc thành lập một trường đại học thực sự, với một vài phân viẹn. Sự chấp thuận của chính quyền có nghĩa là có nhiều cơ hội thành công, và đây là hoa trái của ‘bầu khí đối thoại xây dựng trong những năm qua, được thể hiện qua các quan hệ giữa Việt Nam và Vatican. Trong khi Tòa Thánh luôn luôn bày tỏ thiện chí đối thoại, thì chính phủ cũng có ý định cải thiện quan hệ với Tòa Thánh, đây là ý muốn chung của cả hai bên, và là điều tốt cho Giáo hội địa phương.’

Mặc khác, giám mục Đạo, cũng đầy năng động trong giáo phận Xuân Lộc, vốn sẽ mừng lễ 50 năm thành lập giáo phận. ‘Chúng tôi đang sống trong ‘Năm thánh’ để tưởng nhớ cội nguồn của mình. Đây là Năm thánh Toàn xá với trung tâm là Phép Thánh Thể và khát mong canh tân đức tin cho dân Chúa.

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi về hình mẫu mục vụ: từ hình mẫu kêu gọi giữ gìn đức tin trong một thời phải chứng kiến các khó khăn và đau khổ của Giáo hội, đến hìn mẫu phúc âm hóa, thúc giục muốn niềm vui Tin mừng phải được chia sẻ với những người chưa theo Chúa Kitô.’

Giám mục Đạo nói rằng một Giáo hội  ‘Trong khi những phần khác trên thế giới đang lo lắng về việc thiếu linh mục, thì chúng tôi đang gặp vấn đề về thiếu chỗ ở cho các ứng sinh.’

Đang có 377 chủng sinh trong Đại chủng viện Xuân Lộc, nơi đức cha Đạo vẫn là giám đốc. Trong số các chủng sinh đang theo học triết học và thần học, có một số đến từ các giáo phận lân cận. Con số trong Đại chủng viện giải thích cho sự hiện diện và làm việc của 500 linh mục ở Xuân Lộc, bao gồm cả cha triều và chadòng, đang làm việc trong các giáo xứ, với sự góp sức của 1800 nữ tu.

Đức cha Đạo cũng dành sự tập trung đặc biệt cho các gia đình: ‘Ở Việt Nam, gia đình vẫn là một thể chế vững vàng. Hình mẫu hiệp nhất mà Giáo hội đề xuất qua ơn gọi hôn nhân, xem gia đình là nơi tập luyện đức mến và mối quan hệ xây dựng giữa các thế hệ.’

Đây là quan điểm mà giám mục Đạo sẽ đem theo đến Hội đồng về Gia đình sắp đến, khi ngài đại diện Giáo hội Việt Nam tham dự. Ngài hi vọng rằng, tại buổi gặp với các nghị phụ, ngài sẽ có thể công bố mở ra các khóa thần học hàn lâm ở đất nước châu Á bé nhỏ này.

Đức cha Giuse ĐạoJ.B. Thái Hòa chuyển dịch