Các giám mục đơn sơ và sống thanh đạm như Đức Phanxicô

550

Pope Francis departs Sri LankaCác giám mục đơn sơ và sống thanh đạm như Đức Phanxicô

la-croix.com, Sébastien Maillard (Rôma) và Nicolas Senèze, 12-3-2015

Được bầu chọn ngày 13 tháng 3-2013, vừa mới hai năm nhưng ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã dứt khoát chọn lối sống đơn sơ với quan tâm hàng đầu: “Giáo hội nghèo cho người nghèo”.

Từ đó, các giám mục được ngài phong chức hay thăng chức, họ cũng có một thúc bách sống “lối sống giống Đức Phanxicô”, nhất là ở các Giáo hội giàu ở Bắc bán cầu.

Cách đây hai năm, khi ngài không ở các căn phòng giáo hoàng ở tầng ba của Dinh Tông Tòa mà đến ở Nhà trọ Thánh Mácta, Đức Phanxicô đã gây ấn tượng trong lòng mọi người. Quan tâm một “Giáo hội nghèo cho người nghèo”, sau đó ngài liên tiếp làm thêm những hành vi nhỏ khác như đích thân trả tiền phòng nơi ngài trọ trước mật nghị, ngài dùng xe nhỏ thay vì dùng xe sang trọng của Vatican.

Trong hai năm, lối sống thanh đạm đã có từ thời ở Buenos Aires cuối cùng đã áp đặt lên Vatican cũng như trên các giám mục ngài phong chức ở các vị trí lớn trên các tòa giám mục trên thế giới. Đến lượt họ, họ cũng sống “lối sống giống Đức Phanxicô” dù họ ở những nước giàu đã quen với một số mẫu mực…

Tổng Giám mục Blaise Cupich
Tổng Giám mục Blaise Cupich

Một giám mục tự đi chợ

Mùa thu 2014, giám mục Blase Cupich đến nhận nhiệm sở ở Chicago, ngài đã không ở tòa giám mục như tất cả các vị tiền nhiệm của mình từ năm 1885. Ngài muốn để lại cơ dinh trị giá 14 triệu đôla này để làm cơ sở chính thức và chỗ trọ cho khách đến ngụ, ngài dọn đến ở gần Nhà thờ chính tòa nơi ngài dâng lễ mỗi ngày.

Cựu giám mục địa phận Spokane, một địa phận khiêm tốn ở miền Đông-Bắc nước Mỹ sống với các chủng sinh và ngài thường ăn chung với họ, ngài tự đi chợ và ăn tối khi ngài có khách. Một cách để ngài biết giá cả đồ đạc, ngài biện minh như thế trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công giáo Mỹ CNS sau khi nhậm chức: “Tôi vẫn gần với những gia đình mà tôi biết từ 40 năm nay khi tôi còn là linh mục.”

Trong một đất nước đang gặp khủng hoảng

Giám mục Carlos Osoro của địa phận Madrid cũng vậy, ngài vừa được phong giám mục vào tháng 10, ngài cũng không ở Dinh giám mục gần Plaza Mayor, ngài đến ở một căn hộ của các Nữ tử Chúa Giêsu trong một khu phố ở Madrid, trở nên tổng giám mục đầu tiên của thành phố có… láng giềng ở cùng tầng.

Ngài cũng bán chiếc xe do vị tiền nhiệm địa phận Valence tặng, ngài dùng chiếc xe 308 Peugeot và tự lái lấy. Trước khi buông bỏ: “Lái xe ở Madrid là chuyện không thể”, ngài lấy làm tiếc, ngài đi làm việc mỗi ngày ở văn phòng Tòa giám mục trong khi vị tiền nhiệm của ngài hiếm khi rời khỏi Tòa giám mục.

Tân hồng y Ricardo Blazquez Perez, người láng giềng Valladolid của giám mục Osoro cũng tự lái chiếc Golf hai lần mỗi tháng đến trụ sở của Hội đồng Giám mục mà ngài là chủ tịch để họp.

Từ lâu ngài đã có một đời sống đơn giản, lo lắng vì nước Tây Ban Nha đang gặp cơn khủng hoảng kinh tế, khi còn là giám mục địa phận Bilbao, ngài tự cắt lương một phần để cho Caritas. Một cố gắng ngài tiếp tục làm ở địa phận Valladolid và ngài khuyên các linh mục khác nên bắt chước.

Một phong cách “bergoglio”

Cũng một cách đó, hồng y Rainer Maria Woelki, vừa được Đức Phanxicô phong chức hồng y tháng 7 vừa qua, từ khi còn làm giám mục địa phận Cologne, ngài cũng đã có một cuộc sống thanh đạm. “Từ khi còn ở Bá Linh, địa phận ngài ở trước đó, ngài đã có lối sống “bergoglio”, ông Jürgen Erbacher, nhà Vatican học người Đức của hãng thông tấn ZDF quan sát. Ngài đi tàu điện ngầm để đến các cuộc hẹn.

Bây giờ giáo dân địa phận Cologne thấy tổng giám mục 58 tuổi của mình đạp xe đạp hoặc đi chợ, thỉnh thoảng ngài mặc quần jean đen. “Ngài thân tình chào, trước đó thì tôi chưa bao giờ gặp vị tiền nhiệm của ngài ngoài đường”, một người dân ở khu phố Nhà thờ chính tòa  cho biết.

Hồng y dùng lại căn phòng của vị tiền nhiệm nhưng ngài chia phòng này ra làm hai, ngài giữ một phòng nhỏ nhất. Mới đây ngài còn là thư ký của hồng y Meisner, ngài từ chối không để một linh mục làm thư ký, ngài giữ thư ký cũ ở địa phận Bá Linh của mình, người này là một giáo dân. “Rất nhiều người hy vọng tổng giám mục sẽ được thay đổi sau lối sống nghiêm khắc và xa cách của hồng y Meisner”, ông Joachim Frank, nhân viên phụ trách mục tôn giáo của nhật báo địa phương  Kölner Stadt-Anzeiger cho biết.

“Kết hợp với người khác như người anh em”

Thật sự, thay đổi lối sống không phải chỉ về mặt kinh tế. “Osoro không có bàn tay của một giám mục”, giáo dân Madrid nói như trên, họ vui khi nghĩ đến một số giám mục khác thích đưa tay cho tín hữu hôn, còn giám mục của họ thì không. Họ thích cách giám mục Osoro hòa mình với các gia đình, ngồi nói chuyện lâu với từng người trong nhóm của họ trong buổi cầu nguyện Thánh Gia ở Nhà thờ chính tòa  La Almudena vào cuối tháng mười hai vừa qua.

Sự kiện này là một điểm ngoặc vì tân tổng giám mục đã từ chối không dâng thánh lễ khổng lồ như vị tiền nhiệm đã làm hàng năm với đa số các giám mục Tây Ban Nha ở quảng trường Colon.

Sự quy tụ gây tranh cãi này trở nên vụ chống lại đường lối chính trị của nhà nước về gia đình và đã làm “tốn một ngân quỹ lớn cho địa phận”, giám mục Osoro cho biết, ngài ít chạm trán với xã hội hơn là vị tiền nhiệm của mình. Ngài giải thích vì muốn “kết kiệp với người khác, không phải như kẻ thù mà như người anh em”.

Tổng giám mục Cupich ở Chicago cũng vậy, ngài là hình ảnh của một người ôn hòa ở một Giáo hội bên kia Đại Tây Dương bị phân chia vì các vấn đề xã hội. “Đương nhiên ngài chống phá thai nhưng ngài lại không phải là bạn của những người “phò sự sống” quá khích, ông John Allen, nhà Vatican học người Mỹ cho biết. Ở Spokane, ngài không bằng lòng cho các linh mục của mình dự các buổi biểu tình của họ”.

Tính đơn giản và tinh thần cởi mở của tổng giám mục Cupich làm cho ngài có biệt danh mà giới truyền thông gán cho ngài “ngôn sứ Mỹ của Giáo hoàng Phanxicô”. Ký giả John Allen khẳng định, “giáo dân có thể mong chờ ngài là hình ảnh và tiếng nói của Đức Phanxicô ở Mỹ.”

Cấp tiến

Ở Lisbonne, thủ đô Bồ Đào Nha, nơi cũng qua cơn khủng hoảng gay go, tân thượng phụ, một trong những người được Đức Phanxicô phong đầu tiên vào tháng 5-2013, cũng sống rất đơn giản. “Khi tôi thấy cách sống của Đức Phanxicô, tôi nghĩ mình cũng có một người như vậy ở nhà mình”, thư ký của ngài ở Porto đã cho tuần báo Sabado biết như trên.

Ở Lisbonne, giám mục mà giáo hoàng vừa phong hồng y tiếp tục sống không xe, không tài xế, ngài lên diễn đàn tố cáo chủ trương chính trị khắc khe thắt lưng buộc bụng mà nạn nhân đầu tiên là những người nghèo nhất.

Ở Cologne cũng vậy, những vấn đề mà hồng y Woelki đặt lên hàng đầu thì cũng giống các vấn đề Đức Phanxicô quan tâm. Người phát ngôn viên của ngài cho biết, “chuyến đi thăm đầu tiên của ngài, ngay cả trước khi ngài về Nhà thờ chính tòa, là đi thăm những người vô gia cư. Từ tháng 11 vừa qua, ngài dẫn đầu một chiến dịch cổ động để đón nhận người tị nạn, tìm chỗ ở cho họ. Về mặt kinh tế, ngài chỉ trích mạnh chính sách lương bỗng đã không đủ cung ứng và các điều kiện sản xuất dây chuyền trong ngành may mặc giá thấp.”

Một sự kiện đáng lưu ý, khi có cuộc đi bộ chống-Hồi giáo của phong trào Pegida dẫn về Nhà thờ chính tòa, ngài đã cho tắt đèn chỉ để hình ảnh nhà thờ gôtíc đứng trong bóng tối. “Khi giáo dân nghe ngài nói chuyện về người di dân hay về kinh tế, người ta tìm thấy một tinh thần cấp tiến giống như tinh thần cấp tiến của Đức Phanxicô,” ông Jürgen Erbacher cho biết như trên.

Một sự tái làm mới cần thiết

Trong một vài xứ sở, phong cách mới này là cần thiết: như ở Ailen mà thứ trật quyền lực cực mạnh đã mất một phần uy tín trong các vụ ấu dâm. “Sự tái làm mới của Giáo hội Ailen là tái làm mới trong tinh thần khiêm tốn. Nhất là tôi không muốn chúng tôi tụt hậu khi mà ở giai đoạn này, các giám mục kiểm soát hết xã hội kể cả về mặt chính trị lẫn luật pháp”, tân tổng giám mục Eamon Martin, địa phận Armagh và là trưởng hội đồng giám mục toàn Ailen đã nói với báo La Croix như trên vào tháng chín vừa qua. Ngài đề nghị đích thân lái xe đưa nữ ký giả ra nhà ga, “tôi cũng có việc đi thăm một người bạn bị đau.”

Ở Pháp, các giám mục mục tử

Ở Pháp, tinh thần khó nghèo của Giáo hội đã có từ lâu, các giám mục có một đời sống thanh đạm, Giáo hoàng Phanxicô chưa lên lịch để phong chức. Cần phải chờ đến năm 2016 khi tổng giám mục Strasbourg đến tuổi từ chức là tuổi 75 và năm 2017 khi tổng giám mục địa phận Paris đến tuổi này. Và giáo hoàng cũng không bắt buộc phải chấp nhận đơn từ chức của họ ngay lập tức. Tuy nhiên, các vụ phong chức từ tháng tư 2013 đã có một thông lệ, với thế hệ giám mục mới theo ý của giáo hoàng, thế hệ “các mục tử gần với đàn chiên”.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch