Đức Hồng y Christoph Schönborn: “Đức Giáo hoàng giúp một tay để nhận định”

402

la-croix.com, Sébastien Maillard, 2016-04-08

Đối với Tổng Giám mục địa phận Vienna, ngài có mặt trong buổi họp báo của Phòng Báo chí Vatican để giới thiệu Tông huấn Niềm vui Yêu thương, thì tông huấn này đánh dấu một sự thay đổi trong đường hướng của Giáo hội.

Christoph Schönborn Niềm vui Yêu thương

La Croix: Qua tông huấn này, Đức Phanxicô không quyết định dứt khoát các tranh luận giáo điều, ngài mời gọi thực hành một phương cách đặc nét Dòng Tên, là phải biết nhận định khi đứng trước các trường hợp khác nhau. Nhưng không phải ai cũng là tu sĩ Dòng Tên: làm sao trong thực hành lại khái quát hóa được nghệ thuật nhận định?

Hồng y Christoph Schönborn: Mọi người ai cũng phải biết nhận định cái gì phải làm và cái gì không được phép làm. Nhận định là cơ sở nền tảng hành động của con người. Nó là bắt buộc cho tất cả mọi người. Các cha mẹ phải nhận định cho con cái mình và cho chính đời sống vợ chồng của mình. Một cặp vợ chồng bắt đầu một đời sống mới phải nhận định với nhau, họ có muốn đi trên con đường đức tin hay không, đâu là ý Chúa cho họ, và với lương tâm của mình, họ phải sống với hệ quả của việc họ chia tay như thế nào, họ đối xử với con cái mình như thế nào.

Nhận định được giúp bởi Giáo hội, bởi đức tin và bởi cầu nguyện. Nhận định đưa con người có được một nhân cách trưởng thành. Đây không phải đào tạo ra những con rối bị áp lực bên ngoài tác động, bị điều khiển bằng nút tự động, nhưng là những con người đã chín chắn nhờ tình bằng hữu với Chúa Kitô. Với tông huấn này, Đức Phanxicô cho chúng ta một sự trợ giúp tuyệt vời về mặt sư phạm cũng như về mặt thiêng liêng để biết nhận định. Ngài đưa tay ra cho tất cả những ai gặp khó khăn.

Làm thế nào để “hội nhập tất cả mọi người”, như Đức Giáo hoàng mong muốn mà giáo điều không bị bóp méo?

Niềm vui lớn lao mà tôi có được qua tông huấn này nằm ở việc, nó vượt lên, một cách nhất quán, sự chia rẽ giả tạo, bề ngoài và rõ ràng giữa những người “bình thường” và những người “không bình thường”. Cá nhân tôi, qua hoàn cảnh của gia đình tôi, tôi hiểu sự phân biệt thật là khó đối với những người đến từ một gia đình “chắp vá”. Đường hướng của Giáo hội có thể làm tổn thương. Nhưng với Tông huấn Niềm vui Yêu thương, có một cái gì thay đổi trong đường hướng này. Đức Phanxicô đã đặt tông huấn dưới dấu hiệu của một câu dẫn đường: “Đây là việc sáp nhập tất cả mọi người”, bởi vì đó là lòng trắc ẩn, mà lòng trắc ẩn là nền tảng của Phúc Âm. Chúng ta tất cả, chúng ta cần lòng thương xót.

Đương nhiên có một số người lo ngại cho việc sát nhập liên tục này. Tông huấn này có làm thuận cho một chủ nghĩa khoan hòa nào đó không?

Chúng ta phải làm sáng tỏ điểm này: Đức Giáo hoàng không để trùm lên một nghi ngờ nào về ý chỉ của ngài và về bổn phận của chúng ta. Ngài tin chắc nhãn quan kitô về hôn nhân và về gia đình ngày nay vẫn còn là một sức mạnh lôi cuốn nguyên vẹn. Nhưng ngài đòi hỏi một “phản ứng tự phê bổ ích” và nhìn gia đình theo thực trạng của nó. Thực tại dè dặt này không làm chúng ta xa lý tưởng chút nào! Đức Giáo hoàng có một lòng tin tưởng sâu xa vào các tâm hồn. Ngài thường nêu lên lòng tin tưởng vào lương tâm tín hữu. Chính vì vậy khái niệm-chủ yếu của tông huấn này là nhận định cá nhân, nhất là trong các trường hợp khó khăn phức tạp, đây là chìa khóa để hiểu các ý chỉ của Đức Phanxicô. Và như thế là rèn luyện lương tâm.

Về vấn đề các người ly dị và tái hôn về mặt dân sự, Đức Giáo hoàng nói rõ ràng: chỉ duy nhất là phải có một sự khuyến khích để nhận định riêng một cách có trách nhiệm trong những trường hợp mục vụ đặc biệt. Rất nhiều người ở trong số những người chờ một chuẩn mực mới. Những người này sẽ thất vọng. Trong tông huấn này, Đức Giáo hoàng không đổi mới nhưng ngài phát triển giáo điều, ngài không cắt đứt.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch