Buổi cầu nguyện đại kết chuẩn bị cho Thượng hội đồng ở Rôma
Gần 18.000 tín hữu kitô thuộc mọi giáo phái đã tham dự buổi cầu nguyện lịch sử tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican vào chiều thứ bảy 30 tháng 9. Một sự kiện được những người tham dự mô tả mang tính lịch sử, trong đó Đức Phanxicô kêu gọi nhân đức im lặng, nhằm khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
la-croix.com, Matthieu Lasserre và Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-09-30
Chiều thứ bảy 30 tháng 9, cùng với 19 nhà lãnh đạo các giáo phái kitô giáo khác nhau, Đức Phanxicô cầu nguyện cho Thượng hội đồng tại Quảng trường Thánh Phêrô, ba ngày trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể đầu tiên của Thượng Hội đồng hiệp hành, sẽ khai mạc ngày 4 tháng 10. Riccardo De Luca/AP
“Một thời điểm quan trọng trong lịch sử Kitô giáo.”
Tại Quảng trường Thánh Phêrô, cô Mufaro-Dawn, 22 tuổi người Zimbabwe, ngồi xa các nhóm được thành lập trong ngày. Với mái tóc tết, ăn mặc thoải mái, quần jean và áo t-shirt đen, cô theo đạo anh giáo và như muốn che giấu sự ngưỡng mộ của mình. Cô mô tả nhanh: “Thật khó tin khi thấy tất cả tập họp ở đây vì Chúa. Thông điệp của các vị rất mạnh và đẹp: bất chấp khác biệt, họ không ở đây để nói những gì chúng ta nên nghĩ.”
Dưới ánh hoàng hôn trên bầu trời La Mã, 19 nhà lãnh đạo của các Giáo hội kitô giáo, tin lành hay phúc âm, chính thống giáo hay đông phương, họ ở bên cạnh Đức Phanxicô chiều thứ bảy 30 tháng 9. Hình ảnh mạnh mẽ của các giáo phái kitô giáo cùng nhau cầu nguyện là thành tựu cao điểm do các sư huynh Taizé, một cộng đồng đại kết vùng Burgundy làm.
Có tên là “Cùng nhau 2023”, sự kiện này quy tụ các tín hữu kitô ở trước chính tòa nhà ngày xưa là biểu tượng của sự rạn nứt giữa những người ủng hộ Rôma và ủng hộ giáo phái luther. Giới trẻ tụ tập ở Vatican gần như đã quên những chia rẽ này, nhưng một số người cho rằng, trong một số trường hợp việc hiệp thông cũng rất khó.
“Cùng nhau cầu nguyện tại Vatican là nhớ rằng chúng ta là một Giáo hội duy nhất”
“Một tinh thần đại kết phục vụ thế giới”
Dự buổi cầu nguyện, cô Mufaro-Dawn không hiểu vì sao sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô lại khó đạt được trên phạm vi toàn cầu, dù hiệp thông này đã có gương của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Sinh ra với cha là anh giáo, mẹ là công giáo, cô nghĩ “tinh thần đại kết giải thích thế giới của cô và thể hiện cho toàn bộ cuộc đời của cô”. Cô nói: “Ở Zimbabwe, các vấn đề thường nảy sinh giữa một bên là Giáo hội tin lành và một bên là Giáo hội công giáo và anh giáo,” tuy nhiên, cô rất tiếc, lời cầu nguyện cho hòa bình lại đọc trước sân khấu lớn trang trí biểu tượng riêng của cộng đồng Taizé. Các mục sư từ chối thỏa thuận, làm cho các tín hữu kitô chống nhau, điều này không thể giải thích được.”
Với các bạn trẻ tham gia các hoạt động đại kết trong ngày, đây là điều không còn nghi ngờ gì nữa: các tín hữu kitô phải nói theo cùng một hướng, với những giọng nói riêng của mỗi người. Cô Laura, người Pháp 26 tuổi đi cùng người bạn đồng hành Mexico, cô nói: “Tôi thấy sự kết hợp hoàn hảo. Đây là buổi cầu nguyện khiêm nhường trong tinh thần chia sẻ. Điều này khuyến khích chúng tôi tiếp xúc với người khác, cởi mở với họ và phục vụ Chúa,” cô là thương gia trẻ, mắt không rời sân khấu.
Tổng giám mục Justin Welby, lãnh đạo Giáo hội anh giáo nói với báo La Croix: “Chúng ta nói rất nhiều về một mùa đông đại kết, nhưng thực sự đây là mùa xuân chúng ta đang sống, không phải mùa xuân như chúng ta hình dung, nhưng là mùa xuân đại kết để phục vụ thế giới,” tổng giám mục ngồi bên trái Đức Phanxicô trong buổi tối cầu nguyện cho Sự sáng tạo, ơn với người khác và tính đồng nghị. Ngài đánh giá: “Sau Công đồng Vatican II, đây là một bước quan trọng trong cuộc đối thoại của kitô giáo.”
Đề cao giá trị của im lặng
Trước 18.000 tín hữu đến quảng trường để cùng cầu nguyện với ngài, Đức Phanxicô ca ngợi giá trị của im lặng trong buổi cầu nguyện. Trước đó vài phút, đám đông đã chứng kiến sự im lặng ấn tượng và hiếm có ở những nơi này. Ngài nhấn mạnh: “Im lặng này là quan trọng và mạnh mẽ, một im lặng cần thiết cho đời sống Giáo hội. Im lặng trong cộng đồng giáo hội, làm cho việc hiệp thông giữa anh em trở nên khả thi, trong đó Chúa Thánh Thần hòa hợp các quan điểm lại với nhau.”
Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của im lặng, như ngài đã làm vài giờ trước đó với các tân hồng y một cách hòa hợp, Đức Phanxicô rõ ràng muốn đưa một hướng dẫn cho Thượng hội đồng về tính đồng nghị, mà đại hội toàn thể đầu tiên sẽ khai mạc tại Rôma ngày 4 tháng 10. Ngài giải thích: “Im lặng giúp phân định, qua việc chăm chú lắng nghe những tiếng rên rỉ không thể diễn tả được của Chúa Thánh Thần, vốn vang vọng và thường ẩn giấu trong dân Chúa,” ngài trích dẫn một đoạn thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma. Ngài nói: “Vì thế, chúng ta xin Chúa Thánh Thần ban ơn lắng nghe cho những người tham dự Thượng hội đồng”.
Hồng y Grech: “Nếu chúng ta không tin Chúa Thánh Thần thổi sức thì thượng hội đồng sẽ thất bại”
Trong đám đông, có nhiều người dù công giáo hay không, khuyến khích cách tiếp cận đồng nghị mà Đức Phanxicô mong muốn. Cô Christine Mielke, trách nhiệm về giới trẻ trong Hiệp hội Tin lành Pháp có mặt tại Vatican, cho biết: “Đó là điều đầy tham vọng và với người tin lành chúng tôi, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài, chắc chắn chúng tôi sẽ có nhiều điều để học hỏi.”
Tại quảng trường, lời của Đức Phanxicô vang lên như một thông điệp gửi đến 364 người tham gia Thượng Hội đồng về tương lai của Giáo hội, có một số người lấy làm tiếc vì ngài muốn giữ bí mật các cuộc trao đổi. Để trả lời, ngài cầu nguyện, thượng hội đồng sẽ là một “kairos của tình huynh đệ”, nơi “Chúa Thánh Thần thanh lọc Giáo hội khỏi những lời nói qua nói về, những ý thức hệ và phân cực”.
Thượng hội đồng về tương lai Giáo hội: bí mật của giáo hoàng có thể che đậy các cuộc tranh luận
Bình đẳng
Ngài nói thêm: “Thiên Chúa không thích những huyênh hoang la hét, những chuyện bép xép ồn ào: Ngài thích, như Ngài đã nói với tiên tri Êlia, thì thầm của làn gió nhẹ”.
Và với Đức Phanxicô, im lặng cũng là đức tính giúp sự hiệp nhất kitô giáo phát triển trước thập giá. Vượt ra ngoài các tranh luận thần học mà ngài thường tỏ ra không để ý đến, với ngài, im lặng có thể ví như “những hạt giống mà chúng ta sẽ nhận được, thể hiện các ơn khác nhau mà Chúa Thánh Thần ban cho các truyền thống khác nhau”. Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Chúng ta có nhiệm vụ gieo trồng chúng, tin chắc chỉ có Thiên Chúa mới mang lại sự tăng trưởng,” ngài ngồi bên cạnh các nhà lãnh đạo kitô giáo khác, không bao giờ đòi cho mình một vị trí ưu tiên nào trong quan hệ với người khác.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch