Vòng quanh thế giới ở những vùng tín hữu kitô bị bách hại

447

fr.aleteia.org, Charlotte d’Ornellas, 2015-12-29

Hands of an elder woman holding a rosary while praying,

Năm 2015 sẽ là năm đánh dấu bởi những cuộc bách hại tín hữu càng ngày càng nhiều và càng ngày càng lan rộng trên khắp thế giới.

Vùng Cận Đông vẫn là vùng được giới báo chí lưu ý nhiều nhất vì có sự đe dọa đặc biệt của nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng mới dấy lên ở Irak, Syria và ở các vùng khác trong vùng. Ngoài ra ở các nước khác trên thế giới, tín hữu kitô cũng phải sống lén lút, họ thường xuyên bị các chế độ độc tài, các ý thức hệ tôn giáo hoặc các chủ trương vô thần ác hại đe dọa.

Chủ yếu, tín hữu kitô là nạn nhân của chủ nghĩa hồi giáo và chủ nghĩa cộng sản

Hàng năm tổ chức Danh sách Bách hại Thế giới (Index Mondial de Persécution) kiểm tra các cuộc bách hại người kitô giáo ở khắp nơi trên thế giới. Trong ấn bản 2015, tổ chức này nêu ra ba vùng từ nay được gọi là “vùng bị bách hại tuyệt đối”. Một cách cụ thể, là bách hại không ngừng và càng ngày càng mạnh, không biết khi nào mới dứt. Ba nước đó là Irak, bị băng hoại vì các cuộc chạm trán giữa các tín ngưỡng và bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đe dọa. Nước thứ nhì là Somalia, nơi tín hữu kitô bị người hồi giáo bách hại và cũng còn do tranh chấp chủng tộc, do nạn tham nhũng hoành hành trên đất nước này. Tại Somalia, các lãnh đạo hồi giáo không ngần ngại tuyên bố công khai, họ muốn diệt tận căn kitô giáo. Các tín hữu kitô phải sống ấn nấp, phải rất kín đáo về đức tin của mình.

Và nước thứ ba là Bắc Hàn, căn cứ cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản “thuần”, tại đây tôn giáo bị xem là “thuốc phiện của dân tộc”. Người dân chỉ được thờ duy nhất “thần” Kim-Jung-Un, các tôn giáo khác đều tuyệt đối cấm, đặc biệt kitô giáo bị vây khốn vì họ cho rằng kitô giáo có liên hệ với Phương Tây. Nguyên tắc của họ rất đơn giản: mọi lễ lạc tôn giáo mà không phải để tôn thờ dòng họ Kim thì bị xem là nguy hiểm và đe dọa cho Quốc gia. Nếu tín hữu kitô nào bị phát giác thì sẽ bị gởi đi lao động khổ sai cho đến chết.

Các năm tháng tuyên truyền lâu dài đã làm cho người dân có thói quen đi tố cáo, hoặc vì sợ hoặc vì họ vào đảng, nên tín hữu kitô sống dưới một áp lực khủng khiếp: có quyển Thánh Kinh là một nguy hiểm cho tính mạng.

The Execution of Christ

Dù bị đe dọa, vẫn còn khoảng 200 000 đến 400 000 kitô hữu ở Bắc Hàn

Kết quả thấy rõ: trước 1945, có khoảng 500 000 tín hữu ở Bắc Hàn. Chỉ trong vòng 10 năm, kitô giáo đã biến mất trên diễn đàn công cộng, dù vậy ở Bắc Hàn vẫn còn có các tín hữu trung thành: hiện nay có khoảng 200 000 đến 400 000 tín hữu giữ đạo chui.

Tại Cuba, dù mềm dẽo hơn nhưng tình trạng cũng không khả quan mấy. Nhà nước bảo đảm tự do tôn giáo nhưng trên thực tế, các nhà thờ phải báo cáo cho chính quyền các sinh hoạt của mình và tín hữu nào không đăng ký thì sẽ bị sách nhiễu. Ngoài sự canh chừng có tính cách gây hấn và thường xuyên bị tố giác, các cộng đoàn tôn giáo còn than phiền họ bị người cộng sản trà trộn vào hàng ngủ, qua trung gian các vụ tham nhũng và đấu tố.

Ở Trung Quốc

Trung Quốc, tín hữu Kitô phải giữ đạo chui, có nghĩa là ai trung thành với Rôma mà không theo đảng thì sẽ bị bách hại. Cũng có một số lớn tín hữu không thuộc về Giáo hội yêu nước được đảng chấp nhận, họ có thể giữ đạo nhưng với điều kiện là đừng làm gì nhắc đến mình. Nhiều cơ quan Phi Chính Phủ tố cáo việc triệt hạ các thánh giá và nhà thờ ở bang Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.

Tổ chức Danh sách Bách hại Thế giới đưa ra bốn châu lục bị bách hại: Phi Châu, Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu… Việc bách hại tín hữu vẫn gia tăng không ngừng, đôi khi ngay cả ở những nước có đại đa số tín hữu là tín hữu kitô. Đó là trường hợp của các nước Colombia và Mễ Tây Cơ.

Bản đồ bách hại Kitô giáo

Ở Colombia và Mễ Tây Cơ, các tín hữu bị bách hại do đường dây buôn ma túy.

Nước Colombia là nước có đại đa số dân theo kitô giáo (80%) và tự do tôn giáo ở đây hoàn toàn được bảo đảm. Dù vậy có nhiều vùng vẫn còn bị các tổ chức tội phạm khống chế như các tổ chức buôn lậu ma túy và các tổ chức cách mạng theo đường lối cộng sản, họ hành động mà không bị trừng phạt, họ ở trong đường dây tội phạm có tổ chức.

Sự bách hại chống-kitô giáo không hẳn do ý thức hệ, dù có một số người làm cách mạng đi theo chủ nghĩa cộng sản, nó trước hết là hệ quả do các tín hữu chống đối mãnh liệt nạn tham nhũng và tội ác.

Trong những vùng bộ lạc, tín hữu kitô còn bị buộc tội là làm hại văn hóa và truyền thống thổ dân, đôi khi đã xảy ra các cuộc đụng chạm thù nghịch, hung bạo trong dân chúng. Có khi họ phải buộc đi trốn vì ở những vùng này, lực lượng an ninh của chính quyền không vào được vì có luật riêng bảo vệ các vùng đất này.

Ở đây, tổ chức Phi Chính Phủ Cửa Mở (Portes Ouvertes) ước lượng có  800 000 tín hữu kitô trực tiếp bị bách hại vì đức tin của mình. Tình trạng ở Mễ Tây Cơ cũng tương tự như vậy, và sự bách hại tín hữu kitô, dù tín hữu kitô thuộc đại đa số dân, cũng là hệ quả của cùng những tệ nạn trên.

Một thánh giá nằm trên cặp xách của một Kitô hữu Irắc

Năm 2015, nhiều tín hữu buộc phải đi trốn

Năm 2015, đại đa số việc chống tín hữu kitô trên thế giới là do chủ nghĩa hồi giáo. Trong số 50 nước của Danh sách Bách hại Thế giới đưa ra thì có 40 nước là do chủ nghĩa hồi giáo gây ra. Dù tình trạng bách hại vì hung bạo hay do bầu khí ngột ngạt thì tín hữu kitô cũng khó sống hay không còn sống được ở đất Hồi giáo.

Năm 2014, việc Nhà nước Hồi giáo Tự xưng chiếm đất ở Mossoul và vùng thung lũng Ninive đã làm cho tín hữu kitô và các sắc dân thiểu số khác không còn nhiều chọn lựa: họ buộc phải cải đạo, bỏ trốn hay phải chết. Kết quả là rất nhiều người phải bỏ trốn, và làn sóng người tị nạn phải bỏ nhà ra đi đã không ngừng gia tăng. Ngược lại với những gì người ta có thể nghĩ, tín hữu kitô không bị Nhà nước Hồi giáo Tự xưng hạ sát hàng loạt nhưng họ bị đuổi: con số gia đình sống trong những hoàn cảnh cực kỳ bi đát không ngừng gia tăng.

Pakistan, việc bách hại mang một hình thức đặc biệt đồi bại với các “luật về phạm thượng” bây giờ đã trở thành nổi tiếng của xứ họ. Ở dưới chế độ hồi giáo, chỉ cần có ai tố cáo người nào đó “phạm thượng” là đương sự sẽ bị lên án tử hình. Đó là phương pháp dễ dàng để loại người hàng xóm mình không ưa, nhất là nếu người đó là tín hữu kitô.

Sự bất công của luật này là trường hợp của cô Asia Bibi, hiện nay cô bị lên án tử hình vì dám hỏi các phụ nữ hồi giáo những gì Mahomet đã làm cho cô. Một câu hỏi đơn thuần có thể ném cô vào nhà tù hàng năm trời chờ ngày hành quyết dù cho cô được cả cộng đồng quốc tế huy động để xin ân xá.

Đan viện Abraam bị người Hồi giáo đốt phá và cướp bóc

Ở Ấn Độ, các tín hữu kitô là nạn nhân của chế độ hinđu tận căn

Cũng như chế độ cộng sản, chế độ hồi giáo cũng tạo ra một hình thức bách hại không phải là không đáng báo động: sự bên lề hóa về mặt xã hội và văn hóa. Các tín hữu kitô ở Somalia, Bắc Hàn, Afghanistan, Maldive, Erythrée, Ả rập Xauđi, Yemen, Irak, Iran hay Libya không được hưởng cùng một quyền như các công dân khác, trước hết là quyền tự do tôn giáo. Trong các xứ hồi giáo kể trên việc bỏ đạo – một người hồi giáo trở lại đạo kitô – thì bị lên án tử hình.

Nhưng hồi giáo không phải là tôn giáo duy nhất đe dọa nhóm thiểu số tín hữu kitô, đạo hinđu cũng gây ra sự tàn phá ở Ấn Độ dù các tín hữu kitô cũng đã bị các người hồi giáo bách hại trong cả hai Chính quyền của đất nước (Kashmir và Kerala). Tháng 5-2014, nước Ấn Độ bầu chính quyền mới với lãnh đạo hàng đầu là ông Narendra Modi, một người quốc gia hinđu. Việc bầu lên này kéo theo sự tận căn của một xã hội đã không đối xử tốt với các cộng đồng tôn giáo thiểu số, nhất là với cộng đồng kitô giáo. Rất nhiều nhà cầm quyền ở các bang ở Ấn Độ áp dụng luật cấm bỏ đạo, nhiều nhóm hinđu buộc các tín hữu kitô giáo và hồi giáo bỏ đạo của mình để theo đạo hinđu… Các mục sư và các giáo dân thường bị cưỡng bách phải theo đạo hinđu. Các tin tức địa phương cho biết có nhiều vụ phá hủy nhà cửa hay nhà thờ cũng như có nhiều vụ ám sát các tín hữu kitô.

Cơn cuồng phong hồi giáo không những tàn phá Trung Đông mà còn tàn phá Phi Châu. Chính ở châu lục này, chính xác là ở vùng thượng Sahara mà sự bách hại tín hữu kitô gia tăng nhiều nhất thế giới, theo tổ chức Phi Chính Phủ Cửa Mở cho biết.

Bản tổng kết thì thật khủng khiếp nhưng cũng còn hy vọng. Nếu các vụ bách hại vẫn tiếp tục thì các vụ trở lại cũng gia tăng. Con số tín hữu trở lại gia tăng và các cuộc bách hại ngày càng hung bạo không làm thay đổi: máu các thánh tử đạo là nguồn ơn sủng không bao giờ cạn.

Tượng Đức Trinh nữ Maria nhìn xuống ngôi làn Maaloula

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch