Mười vấn đề cấp bách

523

Giáo hoàng của Thế Giới Mới, Michel Cool

Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ trẻ em, chứ không phải tránh tai tiếngMười vấn đề cấp bách đang chờ đức giáo hoàng Phanxicô là mười vấn đề nào? Mười vấn đề này vừa là di sản của vị tiền nhiệm để lại vừa là mười vấn đề thời sự bức thiết. Bất chấp những gì đồn đoán, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không phải là giáo hoàng chuyển tiếp. Trong nhiệm kỳ của ngài, ngài đã bị la ó nhiều lần vì những vụ gây tranh cãi (vụ Ratisbonne, vụ giám mục Williamson) hay các vụ rò rỉ (Vatileaks) và ngài đã không ngần ngại làm sáng tỏ sự thật trong các hồ sơ đau đớn của Giáo hội như hồ sơ Đạo quân Kitô (Légionnaires du Christ), các vụ ấu dâm. Với tân giáo hoàng hiện tại, ngài sẽ còn đi xa hơn và sẽ mang đến một nhịp sống Phúc Âm mới trong những năm sắp đến.

Hiện đại hóa Giáo triều

Đó là công trường số một của tân giáo hoàng. Cha được bầu để cải cách mạnh hơn những bước nhỏ đầu tiên đã được đức giáo hoàng Bênêđictô XVI khởi đầu. Vụ bê bối rò rỉ tin tức Vatileaks đã làm đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và các hồng y tổn thương sâu đậm. Trước  khi vào mật viện, một vị hồng y ở chức cao đã phẫn nộ kêu lên: “Không bao giờ có chuyện như vậy nữa!” Phải cần rất nhiều khéo léo, quả quyết, kiên trì để tái tạo lại hiệu năng và tin tưởng cho giáo triều La Mã sau những vụ bê bối vừa qua. Từ giáo hoàng Phaolô VI (1963-1978) không có một giáo hoàng nào dám phiêu lưu để có những thay đổi lớn trong việc điều hành guống máy cai trị La Mã của Giáo hội Công giáo. Bỗng dưng các con quỷ dữ ngày xưa trồi lên: tập trung quyền về trung ương đến ngộp thở, không có liên lạc trao đổi giữa các văn phòng và dịch vụ khác nhau, lợi ích nhóm, tham nhũng đủ kiểu, vv. Chắc chắn Giáo triều có những cộng sự viên thanh liêm và tận tụy cho giáo hoàng và Giáo hội nhiều hơn là các “quan xấu.” Nhưng ban quản trị La Mã bị khiếm khuyết nhiều nhất ở cơ cấu chức năng lệch lạc, làm ngăn cản vì thế không hoạt động một cách tích cực, không đáp ứng với nhịp sống mới của thế giới hiện đại và của các Giáo hội địa phương. Chắc chắn Giáo hội trường cửu! Nhưng như người ta đã ghi nhận trong vụ bê bối của giám mục Williamson, Giáo hội đã được báo động để cải tổ các đường dây thông tin nội bộ và cách đưa ra thông hiệp “urbi et orbi – cho thành phố Rôma và cho thế giới.” Hơn nữa, ban quản trị này đại diện cho hơn một tỷ tín hữu chỉ có năm ngàn nhân viên trong khi thành phố Paris có hai triệu dân lại có đến năm mươi ngàn nhân viên, quan trọng là phải dựa trên các nhân viên có hiệu năng cao. Từ khi các giáo phận Âu châu giảm ơn gọi một cách trầm trọng thì Vatican không còn gởi các thành phần ưu tú qua để yểm trợ như ngày xưa! Họ muốn giữ những người này lại để duy trì tình trạng khan hiếm ở cấp địa phương. Cần phải có rất nhiều mánh khóe như đức giáo hoàng Phanxicô để quản trị Giáo hội, vừa kết hiệp tín hữu để phục vụ cho việc rao giảng Phúc Âm, vừa không làm cho Giáo hội trở thành một cơ quan Phi Chính Phủ. Như thế người ta sẽ để ý xem đức giáo hoàng Phanxicô chọn ai làm Quốc Vụ Khanh vì, chính ông sẽ là người ở tuyến đầu để thực hiện công cuộc cải cách mong chờ từ lâu này.

Đẩy mạnh lại việc rao giảng Phúc Âm

Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ tìm thấy ba hồ sơ chưa làm xong, còn để dang dở trên bàn của vị tiền nhiệm và tân giáo hoàng sẽ phải làm cho xong. Cả ba đều là việc đẩy mạnh lại việc rao giảng Phúc Âm, điều ưu tiên số một của cựu tổng giám mục Buenos Aires.

Hồ sơ đầu tiên là Tông Hiến, được dự trù công bố sau buổi họp thượng hội đồng giám mục về “cách rao giảng Phúc Âm mới và trao truyền đức tin kitô” diễn ra tại La Mã tháng 10-2012. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã không thể soạn thảo xong do ngài từ nhiệm. Như vậy trong văn bản long trọng này, giáo hoàng Phanxicô trong cương vị tân giáo hoàng sẽ đưa ra đường hướng tích cực của mình để tái năng động việc rao giảng đức tin kitô cho toàn thế giới.

Hồ sơ quan trọng thứ hai, kết thúc Năm đức tin vào tháng 11-2013: sáng kiến này được đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra vào tháng 10-2012 để kỷ niệm năm mươi năm Công Đồng Vatican II (1962-1965). Đây sẽ là một điểm đặc biệt để xem giáo hoàng Phanxicô, vị giáo hoàng đầu tiên của thế hệ hậu Công đồng sẽ hội nhập như thế nào trong bước đường của vị tiền nhiệm, một nhân vật chính và quan trọng của Công đồng. Trước khi rời Roma, giáo hoàng Bênêđictô XVI đã giao các hồi ký về Công đồng của ngài cho giới tu sĩ của giáo phận Roma. Đức cha đã tuyên bố trong phần kết thúc bài diễn văn không soạn trước của ngài: “Đây là công việc của chúng ta, đặc biệt trong Năm đức tin, để Công Đồng đích thực, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, được thực hiện và ước mong Giáo hội được đổi mới thật sự.”

Và cuối cùng, có thể giáo hoàng Phanxicô sẽ tiến hành thủ tục phong thánh cho giáo hoàng Phaolô VI, được đức giáo hoàng Bênêđictô XVI khởi đầu vào dịp Năm đức tin và để phù với kỷ niệm năm mươi năm ngày giáo hoàng Jean-Baptiste Montini nhận chức vụ giáo hoàng. Ngoài lịch này, tân giáo hoàng sẽ bị chất vấn khi đèn đỏ nhấp nháy trên màn hình Giáo hội. Chúng chớp lên ở những nơi mà việc rao giảng Phúc Âm bị đình trệ.

Ở Âu châu, giới tu sĩ ngày càng già và các thành trì như Ba lan và Ý ngày càng thế tục hóa. Tuy nhiên, các Giáo hội Âu châu vẫn còn đà vươn lên, đặc biệt nơi giới trẻ.

Tại Phi châu, đạo Công giáo phát triển mạnh: năm 2009 có 179 triệu tín hữu, năm 2050 sẽ phải có 320 triệu. Và cũng chính ở châu lục này số chủng sinh và linh mục cũng tăng mạnh. Năm mươi năm sau Công đồng Vatican II, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI so sánh Phi châu là “bộ phổi thiêng liêng khổng lồ” dựa trên một khối lượng rất lớn giáo dân làm cho các cộng đồng linh hoạt hẳn lên. Nhưng sự phát triển này gặp sự cạnh tranh với Hồi giáo. Giáo hội Phi châu cũng suy yếu vì các vấn đề tham nhũng, toa rập với chính quyền, như ở Côte d’Ivoire chẳng hạn, và các vấn đề về phong tục. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã khuyến khích một công việc “thanh lọc” và hiện vẫn còn đang tiếp tục. Trong cuộc họp thượng hội đồng giám mục Phi châu năm 2009, nhiều chủ đề đáng lo âu đã được đề cập đến: sụ bất ổn chính trị và các cuộc nội chiến, nạn nghèo đói của người dân, các vấn đề di trú, cạnh tranh với Hồi giáo, các Giáo hội Phúc Âm và các bè phái cực đoan phát triển mạnh nơi người nghèo.

Á châu cũng được xem như mãnh đất tương lai của đạo Công giáo. Số lượng tín hữu có tăng nhưng thay đổi tùy theo nước vì có một số nước còn xem đây là một tôn giáo ngoại quốc có nguồn gốc tây phương. Đa số người Phi luật tân theo đạo công giáo (87% trong tổng số 95 triệu dân), Giáo hội vẫn còn rất mạnh trước một xã hội bị nạn tham nhũng lan tràn và sự yếu kém về mặt chính trị và xã hội. Ở Timor Oriental, người Công giáo chiếm 90% trên số dân một triệu, Giáo hội đóng một vai trò quan trọng trong những năm chuẩn bị cho nền độc lập của Nam Dương. Ngược lại, ở Ấn Độ, người Công giáo lại là nhóm thiểu số dù trường học và bệnh viện công giáo nổi tiếng được các học sinh và bệnh nhân Hinđu đi học và chữa bệnh nhiều hơn là người Công giáo! Ở Việt Nam, dù dưới chế độ Cộng sản, ơn gọi vẫn có nhiều. Giáo hội Công giáo ở Á châu vẫn còn đậm nét truyền thống Tây phương và vẫn dưới ảnh hưởng của La Mã. Hội nhập văn hóa còn phải cần nhiều tiến bộ. Đối thoại liên tôn chưa được áp dụng, vẫn còn nhiều chạm trán, nhiều khi rất hung bạo giữa các cộng đồng. Người công giáo ở Bắc Ấn bị những thành phần cực đoan Hinđu bách hại.

Ở Bắc Mỹ, các vụ ấu dâm đã làm lung lay hàng giám mục và đã làm một vài giáo phận sạt nghiệp, bây giờ là lúc Giáo hội phải lấy lại lòng tin tưởng và đi đến đàng trước. Dù lòng mộ đạo vẫn còn sâu đậm trong xã hội Mỹ nhưng cá nhân chủ nghĩa và chủ nghĩa vô thần đang phát triển. Sự thịnh vượng của công giáo Bắc Mỹ nhờ nhiều nhất là dân nhập cư gốc Tây Ban Nha ở Mỹ và gốc Á châu ở Canada. Ở Nam Mỹ, lục địa của tân giáo hoàng, Giáo hội vần còn giữ ảnh hưởng rất mạnh. Đại diện cho 40% tổng số Công giáo toàn cầu, Châu Mỹ La Tinh là châu lục Công giáo đầu tiên. Những người theo Phái Tin lành thâu tóm giới bình dân làm nguy hại cho công giáo vốn đã suy yếu do các cuộc tranh luận về thần học giải phóng làm xáo trộn một thời vào những năm 1980. Để chống lại hiện tượng này, Giáo hội Nam Mỹ dựa trên năng động của các nhóm đặc sủng và sự xuất hiện của giới tu sĩ trẻ. Ba Tây là nước công giáo quan trọng nhất thế giới, ơn gọi cũng gia tăng. Tuy nhiên, cùng một lúc người giữ đạo lại suy giảm. Về mặt chính trị, Giáo hội phải đối diện với sự bất bình đẳng và sự suy yếu của Quốc gia nên đã làm lợi cho các nhóm mafia có dịp phát triển mạnh. Chính trên lục địa này số linh mục bị ám sát nhiều nhất. Trong một vài nước như Vénézuela, Á Căn Đình và Mexico, Giáo hội thường xung đột với chính quyền. Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ có dịp đề cập đến các thách đố này khi ngài đến dự Đại Hội Giới Trẻ ở Rio de Janeiro vào tháng tám năm 2013 này. Chắc chắn Châu Mỹ La Tinh đã chiến thắng vì có giáo hoàng “của họ.” Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ nhân cơ hội này để nói với giới trẻ và làm nảy sinh từ giới trẻ này một “thế hệ Phanxicô” mà ngài sẽ mời họ cùng hành động để làm sáng tỏ Phúc Âm.

Tweet của Giáo hoàng Phanxicô 31-01-15
Tweet của Giáo hoàng Phanxicô 31-01-15

Một phong cách mới của chức giáo hoàng

Văn sĩ Pháp Buffon đã khẳng định “Văn là người.” Trên lãnh vực này, đức giáo hoàng Phanxicô đã nhanh chóng lật nhào phong tục tập quán của Vatican để giữ và khẳng định phong cách của ngài: phong cách của một người đơn giản, tiếp xúc trực tiếp và hồn nhiên với dân chúng. Sau nhiệm kỳ trí thức và kín đáo của đức cha Joseph Ratzinger, nhiệm kỳ của giáo hoàng Jorge Bergoglio đánh dấu một đứt đoạn, một thay đổi. Phong cách của hai người hoàn toàn khác nhau. Nếu cả hai đều xuất thân từ gia đình khiêm tốn nhưng kinh nghiệm sống của hai người khác nhau rất nhiều. Đức cha Joseph Ratzinger là giáo sư đại học lâu đời, thích sống đơn độc, thinh lặng ngồi đọc và viết trong văn phòng hay trong thư viện. Jorge Bergoglio cũng kín đáo nhưng có năng khiếu gặp gỡ và đối thoại. Một thiên về khiếu thưởng thức các tư tưởng và suy niệm, một thiên về tha nhân và hành động. Nhưng cả hai đều có một đời sống cầu nguyện sâu đậm và cuốn hút trong đời sống tu trì. Làm sao biết được giáo hoàng Phanxicô sẽ thỉnh thoảng đi dạo trong khuôn viên Vatican với vị tiền nhiệm mà giờ đây đang sống trong khuôn viên này như một ẩn sĩ? Và cũng chính nhờ sự từ nhiệm của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI mà đã giúp rất nhiều cho người kế nhiệm để tái tạo lại chức vụ của mình, để bớt quân chủ, nhân bản hơn và dễ gần hơn. Thật ra khi đức giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm là ngài cũng đã mở đường cho các vị kế nhiệm tránh khỏi một số điều cấm kỵ ngăn họ không trung thực với chính mình. Và như thế, đó cũng là một lối hành xử chức vị giáo hoàng một cách tận căn và mới mẻ, khai thông cho Vatican những sáng kiến liên tục của cựu cũng như tân giáo hoàng. Ngoài ra, khi tự đặt cho mình tên Phanxicô, tân giám mục thành phố Roma đã là chứng cứ cho những người ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội, những người có ước nguyện sống hòa đồng với Vatican trong đơn giản, khiêm tốn, những đức tính được Phúc Âm nêu lên trên con đường đi về với Chúa.

Quan hệ với Trung quốc

Á châu là một lục địa của tương lai. Con mắt của Giáo hội Công giáo hướng về Trung quốc vì ở đó có hơn một tỷ người cần rao giảng Phúc Âm. Hiện tại, cộng đồng Công giáo Trung quốc cực kỳ nhỏ bé, chỉ có từ 12 đến 20 triệu tín hữu. Nhưng hoàn cảnh của họ thì rất phức tạp. Trước hết họ bị chế độ Cộng sản, một chế độ chuyên chính theo dõi chặt chẽ. Từ năm 1957, Giáo hội bị chia làm hai phe, một bên là Giáo hội “Quốc Doanh”, thuần phục Đảng Cộng sản  mà các giám mục được phong chức không cần Tòa Thánh chuẩn chi, một bên là Giáo hội “chui”, trung thành với La Mã và bị chính quyền bách hại. Có mối tương quan giữa hai cộng đoàn và trong mười năm vừa qua có sự xích lại gần nhau giữa Bắc Kinh và Vatican. Nhưng nhà cầm quyền Trung Hoa phản ứng lúc nóng lúc lạnh, lúc kềm kẹp Giáo hội “chui”, lúc thả lỏng theo hoàn cảnh và theo lợi ích lúc đó. Đối với La Mã, công việc rất tế nhị: vừa cùng một lúc lưu ý về sự tự do của tín hữu, kết hợp các người công giáo Trung hoa trung thành với đức giáo hoàng, đảm bảo việc đào tạo thần học và mục vụ trong các cộng đoàn, lưu ý tín hữu trước sự lôi cuốn của xã hội tiêu thụ đang phát triển mạnh ở Trung quốc. Vào tháng 5 năm 2007, trong bức thư đức giáo hoàng Bênêđictô XVI gởi tín hữu Trung hoa, ngài khuyến khích hai Giáo hội “quốc doanh” và “chui” xích lại gần nhau. Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008 và Cuộc Triển lãm hoàn cầu ở Thượng Hải năm 2010 đã thúc dục chính quyền cho phép phong chức các giám mục trong Giáo hội chính thức mà trước đó đã được Vatican chuẩn chi. Nhưng tháng 11 năm 2010, Bắc Kinh trở mặt, họ buộc phải phong chức một giám mục đã bị Tòa Thánh từ chối. Năm 2011, Roma đã tiến hành nhiều vụ rút phép thông công các giám mục được phong chức mà không có sự đồng ý của Vatican. Bắc Kinh trả đũa lại bằng cách bắt các linh mục chui… Trong việc tranh dành lực lượng này, mỗi bên đi một nước cờ: Bắc Kinh thúc đẩy Vatican cắt đứt liên lạc với Đài Loan, đức giáo hoàng thì không chịu để cho mình bị lép vế, đã phong một tu sĩ dòng salésien của Hong Kong làm hội trưởng Hội Truyền Bá Phúc Âm để nhắc nhở rằng Giáo hội Trung quốc thuộc về Giáo hội Công giáo.

Vấn đề của những người ly khai

Giải quyết cuộc ly giáo xảy ra vào năm 1988 của giám mục Marcel Lefebvre, người đứng đầu trong cuộc chống lại sự bảo thủ quá khích của Công đồng Vatican II, đây là một trong những vấn đề ưu tiên cần giải quyết của nhiệm kỳ giáo hoàng trước đây. Rõ ràng là đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã không đưa được các binh đoàn lớn của Tình Huynh đệ Thánh Piô X (SSPX) về với Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù có những nỗ lực để hủy vạ tuyệt thông của bốn vị giám mục ly khai, chủ trương mở rộng việc dâng thánh lễ bằng tiếng La Tinh, mặc dù có đề nghị xây dựng giáo luật SSPX tương đương với Opus Dei, mặc dù tất cả những điều này, các người công giáo chính thống của giám mục Fellay không màng ký vào các thủ tục buộc họ chấp nhận ở dưới quyền của Roma. Họ như đắp tường thành vào trong một cuộc chống đối bất bình thường với các nguyên tắc lớn của Công Đồng Vatican II, tự do tôn giáo, đại kết và đối thoại liên tôn. Các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn giữa SSPX và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, câu hỏi đặt ra là liệu giáo hoàng Phanxicô sẽ khởi động lại quá trình thương thuyết hoặc sẽ để thời gian làm nguây ngoa. Sự thật, việc này đã bị nhiễu loạn từ khi có các tuyên bố tiêu cực của ông Willamson, người Anh. Tranh luận họ đưa ra đã không tạo thuận lợi cho công việc của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Đặc biệt là các hành vi đối với những người bảo thủ quá khích chưa bao giờ được dân chúng hiểu, họ còn nghi ngờ ngài muốn phục hồi một số hình thức phụng tự có từ trước Công đồng Vatican II và ngay cả còn muốn bỏ các giáo huấn của Công đồng Vatican II. Sẽ đáng lưu ý xem tân giáo hoàng đến từ Thế giới Mới này sẽ giải quyết vấn đề đặc biệt có tính cách Âu châu này như thế nào.

Đối thoại liên tôn

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II là một nhà cổ động lớn cho đối thoại liên tôn, năm 1986 ngài đã triệu tập các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên toàn cầu đến Assise để cầu nguyện cho hòa bình. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên vào nguyện đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo. Năm 2000 là năm toàn xá của Thiên Chúa giáo, nhân dịp này ngài đã có một hành vi ăn năn đối với tất cả tội ác mà người Công giáo đã phạm trong lịch sử – từ Tòa Thẩm tra đến chủ trương bài Do Thái gần đây. Trước Kotel hay trước Bức tường Than khóc ở Giêrusalem, ngài xin tha thứ cho những bách hại mà người kitô đã làm với chiêu bài chống Do Thái. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cũng tỏ ra kín đáo với “thuyết tương đối,” một thuyết có thể đưa đến các sự kiện làm nổi bật những điểm hội tụ và làm giảm đi các điểm khác biệt. Năm 2006, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đọc một bài thuyết trình về đức tin và lý lẽ tại Đại học Ratisbonne, đã gây các phản ứng mạnh mẽ trong các nước Hồi giáo và đã tạo ra việc ngưng mối quan hệ giữa Vatican và vị Sheikh của đại học Hồi giáo Ai cập Al-Azhar, cơ quan quan trọng nhất của thế giới Hồi giáo Sunni. Sau chuyến thăm thành công của Đức Giáo Hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ, bầu khí được dịu xuống. Đối với đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, đối thoại thần học giữa các tôn giáo đành chịu thất bại. Nhưng nó cũng thúc đẩy một tiếp cận “văn hóa” trong các mối tương quan liên tôn giáo, đặc biệt với Hồi giáo, trong đó các tín hữu được tương thuận với nhau dựa trên nền tảng các giá trị chung. Với Do Thái giáo, mối quan hệ đã hòa bình và thân mật hơn, ngoại trừ hai trường hợp: thứ nhất, khi đức giáo hoàng dùng lại lời cầu nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để hoán cải người Do Thái trong phiên bản sách lễ xuất bản năm 1962. Sau đó, vấn đề lại trở lại trong dịp phong chân phước cho Đức Piô XII, người mà thái độ trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đặt ra nhiều tranh cãi nghiêm trọng trong cộng đồng các sử gia và nơi người Do Thái. Vấn đề này sẽ được giáo hoàng Phanxicô xem lại trong đối thoại giữa các tôn giáo. Và cũng làm rõ vị trí của mình đối với Hồi giáo, một tôn giáo mà sự có mặt kín đáo và đang tiến triển chậm ở Châu Mỹ Latinh.

pope-1-apTái định nghĩa Đại kết

Sau “nghĩa vụ nồng nhiệt bắt buộc” của Công Đồng Vatican II, phong trào đại kết dường như bị đình trệ. Tất cả những năm đối thoại dường như chẳng đem lại bao nhiêu kết quả hữu hiệu. Có thể chỉ trừ ở đồi Taizé, Bourgogne, nơi các thành viên của cộng đồng tu sĩ do thầy Roger Schutz sáng lập, tiếp tục trao truyền niềm đam mê hiệp nhất của mình cho hàng trăm ngàn người châu Âu trẻ, những người hàng năm đến đó. Nhận thức được tình trạng bế tắc của đại kết, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã hướng qua một mục tiêu rộng lớn hơn: cuộc chiến chống lại chủ nghĩa tương đối về mặt văn hóa hiện nay, một chủ nghĩa cấm các cuộc thảo luận có nội dung đức tin. Mục tiêu không phải là đối thoại cho có đối thoại mà nhằm tìm các hình thức nào có thể dùng để tạo thuận tiện cho sự hiệp nhất Giáo Hội một khi các hiểu lầm đã được loại bỏ. Một phiên bản cụ thể của khái niệm này đã được thực hiện với ba vị có chức quyền của Anh giáo muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Với thế giới Chính Thống, các cuộc đối thoại đã được tái thiết lập theo sáng kiến của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Nhưng các trao đổi vẫn còn phức tạp vì sự đụng độ giữa các tổ phụ ở Moscow và Constantinople, do sự khác biệt của họ trên các khái niệm về lãnh đạo và về việc tổ chức cho các người sống tản mác.Dưới nhiệm kỳ giáo hoàng vừa qua, các mối quan hệ đã được thắt chặt giữa Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thượng Phụ Moscow. Tuy vẫn còn xa cách về vấn đề quản trị, nhưng họ lại gần nhau về các vấn đề đạo đức. Trở ngại chính trên đường đi này của đại kết là sự tái sinh từ hơn hai mươi năm nay các Giáo Hội Công Giáo “Uniate,” có nghĩa là hợp nhất với Roma. Tuy nhiên, một số người Nga, Ukraine và Romania có nguồn gốc chính thống được thu hút bởi các Giáo hội này, mà dưới mắt họ có vẻ như độc lập với chính quyền và cởi mở hiện đại hơn. Moscow đổ lỗi cho Roma cải đạo của mình và thiếu hợp tác khi thành lập các giáo phận trong khu vực của truyền thống Chính thống!

Vào năm 2017, các kitô hữu sẽ có cơ hội để đẩy mạnh bước tiến dài của họ để tiến tới sự thống nhất khi Lutheran và toàn bộ thế giới Tin Lành kỷ niệm 500 ngày cuộc Cải Cách của họ bắt đầu . Chính đức giáo hoàng Phanxicô sẽ chủ động chỉ đạo để có một hướng đi rõ ràng và mạnh mẽ tiến đến đại kết, mà tham vọng là vượt lên vụ bê bối và phản cung này, biểu tượng của sự chia rẽ trong cộng đoàn kitô, một cộng đoàn có hơn hai tỷ tín hữu trên toàn thế giới.

Bạo lực chống Kitô hữu

Vatican lo lắng cho số phận của nhóm thiểu số kitô hữu trong thế giới Hồi giáo và tương lai của họ ở Đông phương. Khoảng 13 triệu kitô hữu sống ở vùng Cận Đông và Trung Đông, trong đó có Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Với những khó khăn chính trị và kinh tế, phải đối mặt với chủ nghĩa Hồi giáo quá khích đang lên, với các xung đột khác nhau trong các khu vực này, nhiều người chọn con đường di cư vĩnh viễn qua châu Âu, Bắc Mỹ hoặc Úc, do đó con số này tiếp tục giảm. Vì thế sau cuộc xâm chiếm Anh-Mỹ năm 2003 đến nay, một nửa trong số 500.000 kitô hữu sống ở Iraq đã biệt xứ. Với nhịp độ này, nhiều nhà quan sát Đông phương dự đoán trong một thời gian gần, sẽ không còn Kitô giáo Đông phương, trong khi Giáo hội này đã có từ 2000 năm nay, còn trước hơn cả phương Tây và đã sống sót qua nhiều bi kịch và bách hại từ khi Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ bảy.

Từ hai năm nay (tính đến 2013), Syria lâm vào cảnh nội chiến, kitô hữu chiếm 10% dân số. Họ cảm thấy mình bị giam cầm trong một tình huống rối rắm, giữa một chế độ không thừa nhận họ và cuộc nổi loạn của những thành phần thánh chiến. Tuy nhiên, các nhà hoạt động kitô giáo tham gia vào Hội đồng Quốc gia Syria lưu vong để cho thấy rằng cộng đồng này muốn tham gia vào trong sự thay đổi, một khi chế độ Bashar al-Assad sụp đổ. Cách làm việc này là để công nhận các quyền của người kitô hữu ở Syria, để có thể ngăn chặn cuộc di cư hàng loạt như các kitô hữu Iraq.

Giáo Hội Công Giáo đòi quyền tự do thờ phượng, mà việc xây nhà thờ và giữ đạo bị cấm hoặc bị kiểm soát chặt chẽ. Chẳng hạn ở Pakistan, nơi chống phạm thượng là hợp pháp đã tạo ra các vụ bách hại ít nhiều bí ẩn. Để ổn định sự hiện diện của cộng đồng kitô hữu ở phương Đông, vốn đã bị suy yếu do các cuộc xung đột và nội chiến trong khu vực, Vatican ủng hộ không những các quyền cụ thể, mà con chủ trương một công dân tính đồng nhất cho tất cả mọi người.

Tháng 10 năm 2010, thượng hội đồng giám mục Trung Đông bày tỏ sự quan tâm sâu đậm của mình cho tương lai, thậm chí cho sự sống còn của các cộng đồng phân chia của họ, cộng đồng Syria, Coptic, Armenia, Chaldean, Byzantine, Maronite…, các cộng đồng có rất ít mối quan hệ với nhau. Trong nhiệm kỳ của mình, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã không ngừng lôi kéo sự chú ý của cộng đồng quốc tế về số phận của các cộng đồng bị đe dọa và tấn công này. Đức thánh cha đã triệu tập Thượng Hội Đồng để nhấn mạnh sự cần thiết phải đào tạo những kitô hữu nào có một đức tin rất truyền thống, giúp họ uyển chuyển tham gia vào các cuộc đối thoại với người Hồi giáo. Tháng 9 năm 2012, trong chuyến đi quan trọng qua Liban, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc lại lời kêu gọi sống chung thân thiện giữa kitô hữu và người Hồi giáo trong khu vực: “Có thể chúng ta, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, sẽ hoán cải để nhiêät tình làm việc, củng cố một nền hoà bình cần thiết cho cuộc sống hài hòa giữa anh em, bất hoặc nguồn gốc và tín ngưỡng nào,” cha nói thêm, nhấn mạnh đến trọng tâm của chuyến thăm, cùng chung sống hòa bình của các kitô hữu và người Hồi giáo trong xã hội Trung Đông ở “số nhiều.”

Nhà xã hội học người Turin, ông Massimo Introvigne, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các tôn giáo mới (CESNUR) và điều phối viên Cơ quan Quan sát tự do tôn giáo trong Bộ Ngoại giao Ý cho rằng: “Cuộc bức hại các kitô hữu là tình trạng khẩn cấp đầu tiên trên thế giới về bạo lực, không có một tín ngưỡng nào bị phản đối như vậy.” Theo ông, năm 2012 trên thế giới có 105.000 kitô hữu của tất cả các giáo phái bị giết. Và 10% của 2 tỷ kitô hữu là 200 triệu người bị bách hại vì đức tin của họ, chủ yếu là ở châu Phi và châu Á. Các cuộc đàn áp đẫm máu thực hiện nhân danh Hồi giáo (ở Nigeria với các giáo phái Hồi giáo Boko Haram, Pakistan với người Sunni Jamaat-e-Islam, phong trào chính thống tại Ai Cập và Iraq để “trả thù” phương Tây ) hoặc Ấn Độ giáo (ở Ấn Độ RSS) liên quan với đảng quốc gia BJP. Đó cũng có thể là kết quả của các cuộc đụng độ giữa các nhóm dân tộc (Cộng hòa Dân chủ Congo) hay giữa các nhóm bộ tộc chống kitô hữu và người Hồi giáo (Sudan, Ethiopia…)

Sự giải phóng các phong tục

Không có quốc gia châu Âu nào tránh được sự thế tục hóa. Một số nước thế tục hóa hơn các nước khác: Ai-len đã bị mất quân bình vì các vụ lạm dụng tình dục của các linh mục và giám mục. Nước Áo trải qua một làn sóng phản đối từ bên trong Giáo Hội: bốn trăm linh mục đã ký vào “lời kêu gọi bất tuân” báo trước là họ sẽ cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Ở Đức cũng có những chống đối ầm ỉ! Năm 2011, hàng trăm linh mục và phó tế ký kiến nghị đòi cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Vấn đề này làm Giáo hội Công giáo đau lòng và là chủ đề trong tất cả các thượng hội đồng giám mục Tây Âu từ nhiều năm nay. Và đó không phải là chủ đề duy nhất trong các cuộc tranh luận và tạo ra sự xa lánh của các tín hữu trong nhiệm kỳ của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, còn có các vụ bê bối khác: vụ bê bối ấu dâm của các linh mục, cuộc khủng hoảng chính thống quá khích, trường hợp Williamson, Vatileaks. Tại Đức, năm 2011 có hơn 126.000 trường hợp đăng ký ra khỏi Giáo Hội. Ở những nơi khác là do giảm số lượng rửa tội, hôn nhân tôn giáo, ơn gọi và tài chính giáo phận!

Cùng một lúc với các biến động lớn về luân lý làm giao động tất cả các xã hội châu Âu với các cuộc tranh luận công khai về đồng tính, gây chết không đau, nghiên cứu trên phôi, vv. Ở Pháp, Giáo Hội đứng đầu phe đối lập chống lại việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Và trước đó là chống những người ủng hộ hợp pháp hóa trợ tử. Tại Hoa Kỳ, hàng giám mục phải đương đầu trong một cuộc tranh dành lực lượng với chính quyền Obama về vấn đề áp dụng luật y tế để trả tiền thuốc phá thai, ngừa thai và triệt sản cho công chức của họ. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa tương đối, đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đặt ra những nền tảng. Người kế vị đã từng ở trong phe đối lập chính chống hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở Á Căn Đình sẽ không đi theo một con đường nào khác hơn là con đường của đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Cha sẽ dựa vào các phân tích của vị tiền nhiệm, mà cha cùng chia sẻ chung các nền tảng, từ đó rút ra những kinh nghiệm riêng của mình các phương tiện thực hành, sẽ mang đến những đối đầu với thế giới phương Tây, một thế giới ngày càng quay lưng với các giá trị Kitô giáo. Là người lắng nghe và đối thoại, giáo hoàng Phanxicô sẽ canh chừng để bảo vệ các ý tưởng Phúc Aâm, nhưng không đào sâu thêm hố ngăn cách giữa nền văn hóa thống trị hiện đại và Giáo Hội Công Giáo.

Khủng hoảng kinh tế

Cuối tháng mười năm ngoái, một giám mục Tây Ban Nha kêu gọi các linh mục của mình đưa tiền thưởng Giáng sinh của họ cho Caritas. Ông hỗ trợ cho một dự luật ngăn chặn sự trục xuất. Khủng hoảng kinh tế tạo cơ hội cho Giáo Hội giúp các gia đình mắc nợ, thanh niên thất nghiệp qua mạng lưới nhà thờ, phong trào và cơ quan từ thiện. Ở nhiều nơi trên thế giới, đối diện với cuộc khủng hoảng từ năm 2008 hay đối diện với nạn nghèo khó, Giáo Hội Công Giáo vẫn là một trong những nhân vật chủ chốt cho tình tương thân tương trợ tích cực. Các trường đại học Công giáo và Ủy ban Công Chính và Hòa bình là một trong những cơ quan chính phản đối chủ nghĩa tư bản tài chính, góp phần vào việc tư duy và đào tạo các chuyên gia kinh tế, những giám đốc điều hành biết quan tâm nhiều hơn trong việc phân chia tài sản phong phú và công bằng xã hội. Nhưng trên một bình diện rộng lớn hơn, sự bấp bênh, cuộc khủng hoảng và nạn nghèo đói, Giáo Hội có thể nói lên điều gì, đó là những điểm mà các hồng y tự hỏi trước khi vào mật viện.

Tân giáo hoàng, từ Á Căn Đình ngài đã lên án các thái quá của chủ nghĩa tư bản tài chính và tự do, chắc chắn sẽ đấu tranh nhiệt tình đối diện với sự toàn cầu hóa, một tình trạng xã hội tự hào về các giá trị hàng hóa và phủ nhận thực tế lịch sử qua đó Công giáo đã quen sống từ hàng thế kỷ nay.

Nguyễn Tùng Lâm dịch