Covid-19: 2020, năm của một triều giáo hoàng đơn độc

366

Covid-19: 2020, năm của một triều giáo hoàng đơn độc

cath.ch, 2020-04-26

Trong các tuần vừa qua, việc hủy bỏ nhiều cuộc họp và các chuyến tông du trong các tháng sắp tới mở ra một thời kỳ chưa từng có, thời của một triều giáo hoàng không có các sự kiện với quần chúng. Đại dịch coronavirus đã làm cho triều giáo hoàng Đức Phanxicô không còn mối quan hệ gần gũi với giáo dân trên toàn thế giới và lịch làm việc của ngài  phải bị xáo trộn.

Ngày 17 tháng 4, trong Bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Marta, Đức Phanxicô đã nói: “Lý tưởng của Giáo hội là ở với giáo dân và với các bí tích.”

Nhưng từ đây đến vài tuần nữa, việc dỡ bỏ cách ly gần như sẽ được làm trên toàn thế giới, Vatican hiểu, việc trở lại sinh hoạt bình thường cần nhiều thời gian hơn.

Và, Đức Phanxicô vừa hoãn lại Đại hội Gia đình Thế giới năm 2021, Ngày Thế Giới Trẻ năm 2022 ở Lisbon và Đại hội Thánh Thể Quốc tế, dự kiến ban đầu vào tháng 9 sắp tới tại Budapest. Đó là ba sự kiện lớn, còn các cuộc họp nhỏ khác cũng được dời lại như cuộc Gặp gỡ Assisi, Hiệp ước Giáo dục quốc tế dự định vào tháng 3 và chuyến tông du đến Malte, dự trù vào tháng 4.

Có ba lý do chính để giải thích cho việc thay đổi chương trình. Dĩ nhiên trước hết là tránh làm nguy hiểm cho Đức Giáo hoàng, và không có gì là chắc chắn cho biết khi nào đại dịch sẽ chấm dứt.

An ninh của giáo hoàng

Một lý do khác được Tòa Thánh đề cập liên quan đến việc có nhiều bất trắc khi Đức Phanxicô muốn gần gũi giáo dân. Các hệ quả của cuộc khủng hoảng Covid-19 làm giới hạn việc tự do đi lại và tụ họp của giáo dân, của khách hành hương trong những tháng sắp tới làm phải hoãn lại các cuộc họp.

Ở tuổi 83, từ đầu Mùa Chay, vì cảm nhẹ Đức Phanxicô đã vắng mặt trong tuần tĩnh tâm với Giáo triều. Sức khỏe của Đức Phanxicô vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tòa Thánh.

Gần đây Đức Hồng y Kevin Farrell, bộ trưởng bỏ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, người phụ trách tổ chức các Ngày Thế Giới Trẻ cho biết, “phải chờ một năm trước khi bắt đầu các sự kiện quốc tế. Vì chưa có một viễn cảnh rõ ràng, thận trọng là điều cần thiết.”

Hạn chế về tài chánh

Đức Hồng y Farrell nói thêm: “Thật không thực tế khi nghĩ người dân sẽ có thể đi du lịch trong hai năm sắp tới”. Vì thế Tòa Thánh không muốn tổ chức các sự kiện mà loại ra những người có khả năng tham gia.

Lý do cuối cùng là tài chánh. Chúng ta thực sự có thể tự hỏi liệu doanh thu mất mát to lớn của Tòa Thánh, đóng cửa các Viện bảo tàng Vatican, nguồn thu nhập chính Quốc gia nhỏ bé bây giờ có phải dự trù một tinh thần thanh đạm và thận trọng trong tương lai không.

Gánh nặng tài chánh rất lớn bao gồm các chuyến đi của giáo hoàng, nhất là các chuyến đi ra nước ngoài sẽ không phù hợp với các cố gắng của Tòa Thánh để giảm bớt chi tiêu, nhưng vẫn muốn tiếp tục giúp đỡ cụ thể cho những người đang đau khổ trên thế giới.

Đức Giáo hoàng sẽ phải kiên nhẫn chờ trước khi đi thăm các “vùng ngoại vi” như ngài đã loan báo trong chương trình năm nay: Indonesia, Đông Timor, Papua New Guinea, Croatia, Đảo Síp Indonésie, Timor Oriental, Papouasie Nouvelle-Guinée, Croatie, Chypre… Các bức tường của Vatican sẽ giống như thời đóng cửa sau khi quốc gia rất trẻ của Ý sát nhập vào Rôma.

Còn các “chuyến đi đặc biệt”?

Dù có các khó khăn này, chúng ta có thể dự tính có hai loại chuyến đi mà Đức Phanxicô có thể thực hiện trong các điều kiện hôm nay: trước hết một chuyến đi chính trị, đến Nghị viện Âu châu hoặc đến Liên Hiệp Quốc. Đức Phanxicô liên tục liên lạc với các nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt thúc giục họ cổ động cho hòa bình và đoàn kết, chắc chắn ngài sẽ không bỏ lỡ cơ hội nếu cơ hội đến với ngài.

Các chuyến đi khác có thể là giống như tinh thần hành hương ngày chúa nhật 15 tháng 3 khi ngài đến Đền thờ Đức Bà Cả và Đền thờ San Marcello ở Rôma để cầu nguyện. Ngày 15 tháng 3, ngài đã bất ngờ rời Vatican để đến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ bảo vệ thành phố Rôma và Thánh giá nhiệm mầu, các nơi quan trọng với nước Ý cũng như với thế giới. Một chuyến đi theo hình thức này, không có nhóm đi kèm, không giáo dân có thể có trong các tháng sắp tới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Là giáo hoàng khẩn cấp, Đức Phanxicô tái khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới của mình

Đức Phanxicô mời thế giới cùng cầu nguyện với ngài hôm nay, 27 tháng 3

Đức Phanxicô cầu nguyện để xin chấm dứt nạn dịch