lapresse.ca, Rima Elkouri, 2019-12-22
Vậy là từ năm nay nay ông Michel Sénécal, 64 tuổi, sống ngoài đường. Cô Emelyne Mbonabirama, cán sự xã hội cộng đồng Nhà Bằng Hữu ở Montréal nói với tôi: “Ông muốn kể câu chuyện của ông cho một ký giả nghe.”
Chúng tôi hẹn nhau ở nhà thờ Saint-Stanislas-de-Kostka trên đường Thánh Giuse ở miệt đông thành phố, tại đây có trung tâm Nhà Bằng Hữu, ở đây có bữa ăn và có tháp tùng cho những người có lợi tức kém. Mỗi ngày có cả trăm người, đa số là đàn ông đến đây ăn.
Và mỗi ngày ông Michel đến đây lúc 12h30 trưa, kéo theo mấy cái xắc của một thời xa xưa khi ông còn một mái nhà, còn chút tự tin. Ông uống ly cà-phê đen. Rồi ông ăn một chút. Trước đây ông đi con đường của mình và không nói chuyện với ai. Ông không dám xin giúp đỡ, ông không còn tin ở hệ thống xã hội.
Có những chuyện phi lý trong hồ sơ của tôi. Và đó là điều đã hủy hoại tôi, đã làm cho tôi bị gãy đổ. Michel Sénécal
Một ngày nó ông cảm thấy khá thoải mái để nói chuyện với cô Emelyne. “Có còn một ly cà-phê khác không? Tôi chưa có.”
Họ bắt đầu nói chuyện với nhau. Emelyne là một trong những người duy nhất ông tin tưởng.
Cô quan sát: “Đường phố là sự hủy hoại thầm lặng.” Từ khi ông Michel là người vô gia cư, ông cảm thấy mình không là gì. Với tấm lòng nhân hậu và sự dịu dàng, cô Emelyne nhắc cho ông nhớ, ông cũng là một con người. Một con người là người có quyền có hạnh phúc, có phẩm giá. Ông nói với tôi: “Cô ấy thật phi thường!”
Ông Michel Sénécal và cô Emelyne Mbonabirama, cán sự xã hội ỏ Nhà Bằng Hữu, Plateau Mont-Royal
Đúng thật, cô Emelyne là người phi thường, cô người gốc Burundi, 31 tuổi. Năm 18 tuổi cô đến Canada theo quy chế người tị nạn. Phải thấy cách cô đối xử với người khác, với cả tấm lòng nhân. Ông Pierre Martin, giám đốc Nhà Bằng Hữu nói với tôi: “Cô là người gần với những người đến đây nhất. Cô có lòng tốt vô bờ cho đến khi cô kiệt sức.”
Cô Emelyne rơi vào “lòng tốt” khi cô còn nhỏ. Cô lớn lên trong viện mồ côi dưới sự bảo bọc của bà Marguerite Barankitse, bà là nhân vật phi thường được quốc tế công nhận, bà làm việc trong các viện mồ côi và bảo vệ cho quyền con người. Tại Burundi, người dân gọi bà là mẹ của 10 000 em bé. Emelyne thân mật gọi bà là “Maguy.”
Maguy luôn dạy chúng tôi lo cho người khác từ khi còn rất nhỏ. Khi lớn lên trong chiến tranh, có những chuyện mình thấy và mình không muốn nó xảy ra lại. Emelyne Mbonabirama
Những chuyện như sự dửng dưng khi đứng trước những người yếu đuối nhất, cô nói với tôi: “Ở đất nước tôi, khi một tình trạng bất thường trở thành bình thường, thì đó là chuyện rất nguy hiểm.”
Trở lại với ông Michel. Cách đây một ít lâu, ông nói với cô Emelyne: “Tôi có một việc nhờ cô. Tôi cần gặp một nhà báo. Tôi muốn kể câu chuyện đời tôi.”
Ông bắt đầu kể câu chuyện đời ông và cho tôi xem một tấm hình ông cẩn thận cất trong chiếc túi ny-lông.
“Tôi cho cô xem hình mẹ tôi. Tôi không cho nhiều người xem.”
Bà tên là Marie-Rose. Bà qua đời ngày 3 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 92. Giọng xúc động, ông Michel nói: “Tôi để hình mẹ tôi qua một bên vì tôi quá xúc động khi nhìn bà.”
Michel ở nhiều năm trong căn hộ dưới chân núi Royal. Tháng 8 năm 2009, sau chuyền đi kiểm tra của Thành phố, họ thấy căn hộ của tôi chất quá nhiều đồ đạc, họ bắt tôi phải dọn và rời căn hộ. “Họ vứt 98% đồ đạc của tôi, tôi chỉ còn giữ được 2%.”
Ông Michel gọi cho mẹ: “Michel về nhà, không sao, mình thu xếp lại.” Bà Marie-Rose ở căn hộ một phòng ngủ ở quận Rosemont. Ông không biết lúc đó mẹ mình đã có vấn đề về nhận thức, “có lẽ bà bắt đầu bị alzheimer (bệnh lẫn).”
Ông lo cho mẹ với một tình yêu không điều kiện. Ông nấu ăn cho bà, dọn dẹp nhà cửa cho bà. “Mẹ tôi là người phụ nữ độc lập, bà là người có cá tính và cuộc đời của mẹ tôi thì không dễ chút nào.”
Năm 2012, chủ nhà mới báo tin cho ông Michel biết, họ muốn lấy lại căn hộ. Cùng lúc đó, một cô cán sự xã hội cho ông biết, ông phải đưa mẹ ông vào nhà hưu dưỡng, điều mà ông từ chối. “Mẹ tôi không khi nào muốn vào nhà hưu dưỡng. Tôi ở đây để bảo vệ mẹ tôi. Tôi đưa mẹ tôi ra chưỏng khế để làm chúc thư và để làm giấy ủy quyền khi mẹ tôi không còn làm gì được.”
Một ngày nọ người ta bắt gặp mẹ tôi nằm dưới đất, “bà lên cơn, căn bệnh alzheimer đã phát triển.” Phải săn sóc bà.”
Một ngày tháng 10 năm 2013, Cơ quan Xã hội đến gõ cửa, ông Michel nói với cô cán sự xã hội: Mẹ tôi không muốn bị nhốt. – Bà không bị nhốt. Ông có thể đưa bà ra ngoài, đi tiệm ăn, đi nhà thờ…
Ông Michel không muốn biết gì. “Tôi sẽ không ký. Tôi không muốn bị ép. Tôi không thỏa thuận cái gì mà mẹ tôi không muốn.”
Nhưng cuối cùng ông phải nhượng bộ. “Đó là một sai lầm lớn lao, bây giờ tôi vẫn còn hối tiếc, tôi hối tiếc mãi. Tôi nói với mẹ tôi: ‘Mẹ có thể ký. Chẳng có gì là bó buộc lúc này’”. Giọng của ông nức nở.
Ông trấn an, “vì lúc đó là tháng 10, hợp đồng thuê nhà chấm dứt tháng 6 sang năm và cô cán sự xã hội nói phải mất một năm rưỡi mới có chỗ ở nhà hưu dưỡng, tôi nghĩ như thế chúng tôi có thể đi trước thời hạn.”
Và vì ông cũng có một chương trình khác: mẹ ông ở vùng Rivière-du-Loup, bà muốn các năm tháng cuối đời bà sống ở đây. Như thế thật là đẹp. Michel Sénécal
Michel mơ thuê được một căn hộ trong vùng với giá thuê rẻ, “như thế cho tôi có một động lực.” Nhưng một tuần sau mẹ ông phải đi cấp cứu, sau đó thì bệnh viện cho biết, mẹ ông sẽ không bao giờ quay về nhà mình, “tôi quá đau lòng, mẹ tôi đã ở đây 30 năm nay.”
Một ngày tháng 11, ông đến thăm mẹ ở bệnh viện, ông thấy giường trống, họ đã đưa mẹ ông vào nhà hưu dưỡng. “Người ta nói với tôi cần cả năm rưỡi mới có chỗ ở nhà hưu dưỡng… vậy mà bây giờ.” Hợp đồng thuê nhà của mẹ ông đến cuối tháng sáu là hết hạn nhưng ông phải dọn nhà. Ông không cự lại được, ông chờ đến tuần lễ cuối tháng 6: “Trong một tuần tôi phải dọn xong 30 năm mẹ tôi sống ở đây. Tôi phải thuê chỗ để cất đồ. Người ta nói tôi nên thuê một căn phòng nào đó. Nhưng tôi hoàn toàn mất định hướng.”
Ông có cảm tưởng đời ông sụp đổ. Ông ra đường sống. Cơ quan xã hội cho ông một danh sách các nơi cư trú: Trung tâm đón tiếp Bonneau, Nhà của Cha, Trung tâm Mission Old Brewery, Trung tâm Mission Bon Accueil… Tôi nói với họ: “Tôi không phải là người sống ngoài đường. Nhưng với thời gian, tôi như người sống ngoài đường. Không bao giờ tôi đến những chỗ này.”
Ông cho biết, ý tưởng sống gần những người nghiện rượu, nghiện ma túy làm tôi sợ. Từ lâu ông thích tự xoay sở, dù phải ngủ ngoài đường. Ông đã sống mùa đông ở núi Royal, nằm trên tấm ván giữa hai cây, rồi thì ở đây đó với chiếc túi ngủ dù trời rất lạnh. “Tôi đã nếm cảnh này, và tôi không muốn sống lại như vậy.”
Từ một thời gian gần đây, ông ngủ qua đêm ở hành lang nhà thờ Vua các vì Vua ở vùng Hochelaga-Maisonneuve.
Dù sống ngoài đường nhưng ông Michel thường xuyên đến thăm mẹ ở nhà hưu dưỡng. Một ngày tháng 3 năm 2018, khi vào phòng mẹ ông, ông thấy giường trống, ông nghĩ bà vào bệnh viện hoặc dọn qua một phòng khác, nhưng người ta nói với ông: “Mẹ ông đã rời chúng tôi.” Bà đã qua đời ba ngày trước đây. Vì ông không có điện thoại nên không ai báo cho ông được.
Ông Michel tuy không ra biển khơi, nhưng ông có cảm tưởng mình ở trên chiếc bè sau vụ đắm tàu: “Tôi không còn gia đình, tôi một mình trơ trọi.”
Ông Michel Sénécal kéo theo mấy cái xắc của một thời xa xưa khi ông còn một mái nhà, còn chút tự tin.
Khi mình ở ngoài đường, người ta nói với chúng tôi về chỗ ở, về thức ăn. Nhưng không ai nói với chúng tôi về việc hàn gắn nội tâm. Michel Sénécal
Michel chờ các thủ tục với Người trợ quản để có thể tổ chức một tang lễ cho mẹ ông. Để tôn trọng ước muốn cuối cùng của mẹ, ông muốn khi đất không còn bị đông đá, ông sẽ chôn mẹ ở nghĩa trang Thánh Antôn, nơi làng quê của mẹ ông.
Tôi hỏi ông mong gì ngày lễ Giáng Sinh. Ông nhún vai. Xúc động, ông nhìn cô Emelyne, người bạn vàng tâm sự của mình với ánh mắt đồng tình. Cô rụt rè mỉm cười.
“Tôi muốn kể câu chuyện của tôi. Và có người nghe tôi thì đó là đã là một món quà rất đẹp.”
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc thêm: Bữa tiệc Giáng Sinh đầu tiên của tổ chức Đức Bà Đường phố