Ở Bangladesh, Giáo hội công giáo thầm lặng chờ đớn Đức Giáo hoàng

245

 

Thánh lễ ở nhà thờ Nagori gần thủ đô Dacca một tuần trước khi Đức Giáo hoàng đến – AFP

fr.radiovaticana.va, Xavier Sartre, 2017-11-30

Cũng như tại Miến Điện, chuyến đi hai ngày Đức Phanxicô đến Bangladesh có một giá trị liên tôn giáo đặc biệt. Ngài đến viếng thăm một cộng đồng nhỏ, tại Bangladesh chỉ có vào khoảng 350 000 tín hữu trên một tổng số dân hơn 165 triệu.

Đây là vùng ngoại vi của thế giới và cũng là vùng ngoại vi của Giáo hội. Năm 1970, Đức Phaolô VI đã quá cảnh đây vài tiếng đồng hồ, ngày 19 tháng 11 năm 1986 Đức Gioan-Phaolô II đã đến thăm Bangladesh một ngày.

Ít người dân Bangladesh biết Đức Phanxicô đến thăm nước họ. Chỉ vài tấm cờ kín đáo của Vatican treo trên xa lộ dẫn đến phi trường Dacca, còn thì hiếm có các dấu hiệu bên ngoài cho biết có Đức Giáo hoàng đến thăm thủ đô. Sự kín đáo này rõ rệt là do cộng đoàn công giáo ở Bangladesh là một cộng đoàn rất nhỏ ở một nước có đại đa số người dân theo đạo hồi giáo, chiếm đến 87% dân số. 

Bangladesh, miền đất truyền giáo

Vậy mà tín hữu kitô đã có mặt ở đây từ thế kỷ 16 nhờ công trinh của người Bồ Đào Nha. Lâu nay việc rao giảng Tin Mừng ở Bengladesh là do người nước ngoài đảm trách. Phải chờ đến năm 1986, Bengladesh mới có giám mục đầu tiên. Nhưng không vì thế mà ngăn cản bước chân các nhà truyền giáo, họ đến đây làm việc trong nhiều lãnh vực: giáo dục, đứng đầu là trường Đại học Đức Bà, Dòng Thánh giá, hoặc các công việc giúp trẻ em đường phố.

Giáo hội Bengladesh, vùng ngoại vi của Giáo hội hoàn vũ, ngoại vi cả về mặt những người trong giáo hội, họ thuộc thành phần của các cựu tiện dân trong đạo hinđu, các bộ lạc người bản xứ, những người bị chính quyền và các công trinh phát triển kinh tế bỏ quên. Dù vậy, tín hữu kitô mang dấu ấn rất đậm nét ở đây. Dù các cuộc trở lại rất hiếm hoi ở một nước hồi giáo có đa số tín hữu là người hồi giáo sunnit, các tín hữu kitô rất được yêu mến vì tinh thần phục vụ của họ. Chính để nâng đỡ và khuyến khích họ đi ra khỏi các nơi thờ phượng kín đáo của mình mà Đức Phanxicô đến thăm họ. Chính với giá này mà đối thoại liên tôn được đi tới, một tinh thần đối thoại thiết thân với ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch