Sự quan trọng của gạn đục khơi trong

667

Sự quan trọng của gạn đục khơi trong

jesuites.ch, Linh mục Luc Ruedin Dòng Tên, 2017-11-02

“Già néo đứt dây”, câu ngạn ngữ nói. Thật vậy, cứ đặt mình quá lâu trong một tình huống khó khăn, mơ hồ, tế nhị, nguy hiểm, cuối cùng thì mình sẽ phải chịu hậu quả. Ai đã không khi này khi khác đã uống cháy chén và để lại… xác mình? Từ căng thẳng đến kiệt sức, từ một ly nhỏ đến nghiện rượu, từ liều một chút đến cái chết, bước này được thực hiện một cách nhanh chóng. Già néo đứt dây. Cứ căng gió thì đứt dây diều. Làm thế nào để có một thái độ đúng đắn giúp chúng ta tiến triển trong cuộc sống thực? Làm thế nào để nghiêm ngặt mà không bị cứng nhắc? Để mềm dẻo mà không thả lỏng?

Nhà sản xuất rượu nho biết điều đó rất rõ. Phải có thời gian để nước nho lắng đọng. Gạn đục khơi trong, đó là để trọng lực tách chất lỏng ra khỏi chất rắn hoặc chất lỏng ra khỏi chất sệt. Chúng ta làm sạch những gì được pha trộn để giữ lại phần trong. Cũng giống như vậy, cần cân nhắc, thận trọng, đắn đo, đưa ra, tiếp tục giữ lại ý tưởng của mình, để sau một thời gian suy nghĩ, hiểu rõ hơn và nắm bắt được tình huống, ở trong tư thế phù hợp nhất với chúng ta. Các phụ kiện và các chuyện phù phiếm vô ích lúc đó sẽ lộ ra: hơi bốc và phù phiếm. Chính điều quan trọng – điều quan trọng thiết thân của chúng ta –  sẽ được phân biệt với điều thiết yếu – điều giữ chúng ta sống! Nhờ thời gian trôi qua, trọng tâm của chúng dần dần xuất hiện. Được cho cũng như được thụ đắc, nó sẽ nảy sinh ra một cuộc sống vững chắc và xuyên suốt, một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ.

Để thời gian làm việc của nó, đó là, với sự chú ý và cảnh giác, để tiến trình gạn đục khơi trong làm việc trong chúng ta. Thường thường Thánh I-Nhã im lặng. Chú tâm đến sự tăng trưởng thiêng liêng, ngài chỉ nói sau khi phân định giữa những gì là thiết yếu, quan trọng và phụ kiện. Nếu ngài truyền cho chúng ta một phương pháp sư phạm thiêng liêng mà ngày nay vẫn còn mang hoa trái thì đúng là ngài đã biết gạn đục tốt nhất cho ngài và cho người khác những gì hữu ích cho cuộc sống.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch