presence-info.ca, Jean-Claude Leclerc, 2017-01-22
Không một ai run khi nghĩ có một hiệp ước giữa Vladimir Putin và Donald Trump. Nhiều nước Đông Âu đã lo ngại Nga xâm lược. Các xe chắn đạn và binh lính Mỹ đã đến các biên giới Nga. Binh lính Tây Ban Nha đã dàn quân với lực lượng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Lettonia. Na Uy đã đón 300 hải quân Mỹ. Ngược lại, không một chính trị gia Âu châu nào lên án nạn cửa quyền ở Bỉ và ăn mừng việc bỏ quyền bá chủ của Mỹ.
Sự lo lắng lan rộng nhưng nó không chỉ về mặt chính trị. Đâu đâu sự toàn cầu hóa đều bị chấn động. Các công ty đa quốc gia xếp vó trước tổng thống Trump và vội vã tái đầu tư vào nước Mỹ lại. Các hãng xưởng ở Canada cũng như các nơi khác sợ bị loại ra khỏi thị trường Mỹ. Và Ottawa, Canada run lập cập. Người ta bảo, cuộc cách mạng chủ trương bảo vệ quốc gia đã không gây ra cơn khủng hoảng kinh tế, với đoàn tùy tùng của nó là các vấn đề xã hội và các căng thẳng vùng miền gây ra đó sao?
Tuy nhiên, nơi Barak Obama đã không biết cách đối diện với thảm họa do George W. Bush để lại ở Trung Đông, hoặc đối phó với Nhà nước Hồi giáo tự xưng mới phát sinh – và bi kịch nhân đạo khổng lồ làm xáo trộn Âu châu – thì rõ ràng là tổng thống Putin đã lật ngược được thế cờ, đã cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran mở đường ra cho một giải pháp chính trị cho cơn xung đột tệ hại nhất trong vùng. Chắc chắn, tuy chủ nghĩa cực đoan chính trị-tôn giáo vẫn còn trên thế giới, nhưng chúng ta không thể quy cho nó chịu trách nhiệm về các rối loạn khác trên thế giới.
Tuy nhiên, các vụ xung đột ở Trung Đông, nghiêm trọng nhất vẫn là vụ người Do Thái ở Israel và người Ả rập ở Palestina. Vấn đề này đã huy động người Do Thái khắp nơi và người Ả rập trên toàn cầu. Bị các đế chế luôn thèm muốn, “đất thánh” này sẽ không bao giờ có hòa bình lâu dài, dù bất kỳ ai là chủ, từ thập tự chinh thời Trung Cổ cho đến người Do Thái ở kỷ nguyên cận đại này. Bây giờ, sự mù quáng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan làm nơi này thành thùng thuốc nổ.
Từ sau khi hết Chiến tranh Lạnh, không một quyền lực nào biết duy trì ổn định, ít nhất là tối thiểu, cũng không tìm được giải pháp lâu dài cho các cuộc xung đột địa phương. Bây giờ Phi châu bổ sung thêm vào danh sách các lục địa có vấn đề. Các cơn khủng hoảng tăng gấp bội. Các bộ máy quản trị không thích đáng, nạn tham nhũng kéo dài. Gần như bất cứ đâu, dân chúng cũng mất tin tưởng ở chính quyền. Liên Hiệp Quốc không đủ khả năng tiếp sức. Thậm chí báo chí quốc tế có thể viết “Trung quốc cho biết sẵn sàng đảm trách lãnh đạo toàn cầu”!
Dù sao nếu cứ tin vào các báo cáo của báo chí thì không thiếu các lãnh đạo “mị dân”, họ lúc nào cũng có sẵn các “phương thuốc” chữa tận gốc các căn bệnh của thời đại. Tự hào quốc gia, ưu tiên cho kinh tế địa phương, cấm cửa người tị nạn, khinh thường các văn hóa nước ngoài, thậm chí coi thường luôn tự do và các khác biệt: đó là các bài diễn văn của các đảng cực hữu ở Âu châu, nhưng cũng ở Á châu nữa. Ở Phi Luật Tân, tổng thống kêu dân chúng giết những người buôn ma túy mà không bị trừng phạt!
Đã vậy, bây giờ còn dấy lên nỗi sợ chiến tranh nguyên tử, việc buôn bán vũ khí không biết nghỉ ngơi là gì. Luân Đôn bán hàng triệu euro vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Paris bán hàng tỷ máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ và Úc thì bán tàu ngầm. Đó là không nói đến vũ khí sản xuất lậu, kể cả súng phòng không, như cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt. Người ta cũng biết Nam Hàn và Nhật cũng trang bị vũ khí.
Ngắn gọn, nếu hoạt động gián điệp và phá hoại điện tử lan truyền trong bóng tối và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu mở toang, thì không ai từ bỏ cuộc chiến tranh nóng. Đứng trước các rối loạn làm trầm trọng từ lục địa này qua lục địa khác, các phong trào hòa bình dường như chống trang bị gì. Đâu rồi các thể chế tôn giáo truyền thống?
Cũng như trước đây, có nhiều tôn giáo dự phần trong các vụ xung đột và chiến tranh trong lịch sử, thì bây giờ cũng có nhiều lực lượng giải hòa và xích lại gần nhau. Có một vài tôn giáo, đúng như vậy, vẫn còn tiếp tay cho một chủ nghĩa nghiêm nhặt độc hại về mặt xã hội. Các tôn giáo khác, dù họ mất tầm ảnh hưởng, nhưng họ dấn thân vào các vấn đề hiện đại (môi sinh, công lý xã hội). Nhưng đa số họ bị căng thẳng nội bộ giữa cái cũ và cái mới. Và đó là trường hợp của Giáo hội công giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của nhật báo El Pais, Đức Phanxicô đã lo lắng cho “chủ nghĩa mị dân”. Ngài nêu lên việc chủ nghĩa phát-xít đã đẩy Hitler lên nắm chính quyền ở Đức. Ngài nhắc lại, trong khi gặp khủng hoảng, người dân thiếu phân định, họ tìm người cứu họ, người hứa mang lại “bản sắc” cho họ, người bảo vệ họ với các dân tộc khác bằng các “bức tường, các hàng rào kẽm gai, bằng bất cứ gì”. Tuy nhiên Đức Phanxicô tránh không phê phán tổng thống Trump quá sớm.
Ngài lặp lại, trước hết phải cứu người tị nạn, những người đi trốn nạn đói, đi trốn chiến tranh, phải “đón nhận và giúp họ hội nhập” nhưng không vì thế mà không kiểm soát biên giới. Giáo hội cũng dấn thân đón nhận người tị nạn, nhưng thường là kín đáo. Đường lối ngoại giao của Vatican là xây cầu, “không xây tường”. Hành động của Giáo hội cho hòa bình và công chính không vì lợi ích riêng của mình nhưng vị lợi ích của công chúng. Ngài nói, tất cả đều có quyền thảo luận. Thảo luận làm xích lại gần, với điều kiện là phải đối thoại. Lời Đức Giáo hoàng nhắn trước hết là nhắm cho Giáo hội. Nhưng cộng đồng quốc tế cũng có sẽ nghe hay không?
Hình ảnh của Gandhi, Aung San Suu Kyi, Nelson Mandela và Mẹ Têrêxa trên bức tường Bá Linh cũ ở Teltow, nước Đức ngày 7 tháng 11-2016. (CNS photo/Ralf Hirschberger, EPA)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch