Chế độ đa thê, một thách thức với giáo luật “liên văn hóa”

65

Chế độ đa thê, một thách thức với giáo luật “liên văn hóa”

cath.ch, Ban biên tập, 2024-12-02

Chế độ đa thê là thực tế ở một số nước Trung và Tây Phi | Ảnh minh họa © Rod Waddington/Flickr/CC BY-SA 2.0

“Luật liên văn hóa” là chủ đề của hội nghị bàn tròn được tổ chức vào ngày 22 tháng 11 năm 2024 tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich. Tạp chí trực tuyến NomoK@non về tôn giáo và luật pháp của trường đại học tổ chức sự kiện này.

Trong một tranh luận gần đây tại Đại học Munich, Đức, giáo sư người Trung Phi Nike Onongo đã nêu lên các giải pháp mục vụ cho chế độ đa thê. Một thách thức với tính cách phổ quát của Giáo hội, khi giáo luật gắn liền với văn hóa và thần học châu Âu.

Vấn đề này là trọng tâm của Giáo hội Công giáo ngày nay: làm thế nào với thể chế Giáo hội độc đáo, với luật phổ quát của Giáo hội có thể tính đến sự đa dạng của các tình huống trên thế giới? Vấn đề đa văn hóa này đã được thể hiện rõ trong Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị họp ở Rôma tháng 10 năm 2024. Tại đây phụ nữ châu Âu đụng phải các vấn đề của các đại diện Châu Phi, Châu Á có các chủ đề và cách tranh luận khác nhau.

Một thần học Công giáo bám rễ ở Châu Âu

Hai chuyên gia đã thảo luận vấn đề này ở Munich: Giáo sư Matthias Pulte (Đại học Johannis-Gutenberg ở Mainz) và giáo sư Nike Ongono (Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich). Giáo sư Pulte là người am hiểu luật truyền giáo, được phát triển vào đầu thời hiện đại với các lãnh thổ thuộc địa. Giáo sư Ongono từ Cộng hòa Trung Phi, là giáo sư về quản trị toàn cầu của Giáo hội.

Cả hai đồng ý thần học Công giáo, đặc biệt là giáo luật gắn bó sâu sắc với văn hóa Châu Âu. Trên thực tế, giáo luật có trước tiên là giáo luật La Mã, sau đó là giáo luật Đức. Vấn đề này chưa được xem là vấn đề chừng nào các giáo sĩ vẫn đến từ Châu Âu. Nhưng ngày nay, các Giáo hội ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á đã tự trị và đang phát triển các phương pháp của riêng mình.

Chế độ đa thê, một thực tế ở Châu Phi

Giáo sư Nike Ongono dùng thuật ngữ “Gia đình Thiên Chúa” khi đề cập đến giáo hội học Châu Phi, trong đó đại gia đình Châu Phi là kiểu mẫu, “gia đình” theo nghĩa này bao gồm toàn thế giới. Vai trò của nam giới và phụ nữ đã được xác định trước; người Trung Phi nói: hôn nhân phải được bảo vệ để chống lại chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân, hôn nhân là nền tảng của đại gia đình. Giáo sư Ongono nhấn mạnh, gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên, nơi trẻ em đóng một vai trò đặc biệt. Đây là điểm khác biệt vì Châu Âu ngày càng ít sinh sản.

“Ví dụ về chế độ đa thê minh họa toàn bộ vấn đề về mối quan hệ giữa giáo luật phổ quát và sự đa dạng của các nền văn hóa”

Nhưng cấu trúc gia đình gì? Giáo sư Ongono lưu ý, chế độ đa thê, hôn nhân của một người đàn ông với nhiều phụ nữ, là một phần của văn hóa ở Tây và Trung Phi. Giáo sư Pulte lưu ý: “Đây là hình thức gia đình không phù hợp với giáo luật. Vì hôn nhân của một phụ nữ và một người đàn ông không chỉ được thiết lập về mặt pháp lý mà còn về mặt thần học, giáo sư thấy khó có chỗ nào để du di trong vấn đề này.” Giáo sư Ongono nhấn mạnh chế độ đa thê là một thực tế, cần phát triển các giải pháp mục vụ phù hợp.

Có điểm nào để thích ứng với giáo luật?

Giáo sư Burkhard Berkmann, biên tập viên của NomoK@non và người tổ chức sự kiện đặt câu hỏi, liệu “ý tưởng về việc điều chỉnh giáo luật có phải là một hình thức mạo danh hay không”. Và một câu hỏi nhức nhối khác: lập trường của Giáo hội như thế nào trước các văn hóa không biết hoặc không chấp nhận sự bình đẳng nam nữ? Chẳng hạn ở Châu Phi, trên thực tế không có chuyện một phụ nữ có thể lấy nhiều ông.

Chế độ đa thê minh họa toàn bộ vấn đề về mối quan hệ giữa giáo luật phổ quát và sự đa dạng của các nền văn hóa. Chắc chắn, giáo luật (một phần) linh hoạt và ngày nay giáo luật đã thừa nhận khả năng uyển chuyển của các giáo phận. Nhưng hầu hết các giám mục – các chuyên gia giáo luật có mặt tại bàn tròn đều đồng ý về điểm này – hoàn toàn không khai thác các khả năng này. Bất kỳ cuộc nói chuyện nào về sự uyển chuyển và cách giải thích luật nào cũng không được quên luật pháp và các điều kiện địa phương thường khó dung hòa – một thực tế cũng áp dụng cho Châu Âu.

Bắt đầu một cuộc đối thoại

Điểm cần nhắc đến, Giáo hội đến để mang Chúa Kitô đến chứ không phải mang một văn hóa hay một sắc tộc đến. Người Châu Âu trước tiên phải nhận thấy hiện nay giáo luật và thần học gắn liền chặt chẽ với nền văn hóa của họ như thế nào. Chính cuộc đối thoại này đã làm cho cuộc thảo luận giữa các chuyên gia ở Munich có thể bắt đầu. Những người tham gia hy vọng sợi dây đối thoại sẽ không bị đứt đoạn. Để kết luận, giáo sư Burkhard Bergmann trích dẫn Phúc âm Thánh Mát-thêu “vì sao chúng ta thấy rác nơi người anh em, mà không thấy cái xà trong mắt mình?”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch