Những lời khuyên nhỏ để ở lại Giáo triều Rôma

68

Những lời khuyên nhỏ để ở lại Giáo triều Rôma

Trong hiến pháp Giáo triều Rôma, việc thiết lập giới hạn 5 năm với bất kỳ sứ mệnh nào trong Giáo triều đã tiếp tục gây nhiều bình luận. Mỗi thứ bảy hàng tuần, phóng viên thường trực của báo La Croix ở Rôma, Loup Besmond de Senneville đưa quý độc giả vào hậu trường của đất nước Vatican nhỏ nhất thế giới này.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2024-04-05

Đã gần hai năm kể từ khi hiến pháp mới của Giáo triều Rôma có hiệu lực vào tháng 6 năm 2022, Tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng, Praedicate evangelium đã gây ra một trận động đất nhỏ trong các cung điện Vatican, làm tăng khả năng nghiêm túc tổ chức lại một số cơ quan. Nhưng trên hết, gần đây tại Rôma, điều khoản hợp đồng 5 năm là điều khoản tiếp tục tạo nhiều thảo luận ở Rôma.

Vì trong tông hiến này, Đức Phanxicô chính xác quyết định chấm dứt nhiệm vụ của một số khá lớn các thành viên của Giáo triều. Vì thế các linh mục và tu sĩ nam nữ thấy nhiệm vụ của mình bị giới hạn trong 5 năm và chỉ được gia hạn một lần. Một hạn chế mà giáo dân thoát khỏi, họ được bảo đảm làm việc suốt đời. Sau 5 năm, “các giáo sĩ chính thức, các thành viên của các tu hội thánh hiến, các Tu hội tông đồ” phải trở về giáo phận hoặc tu viện của mình.

Dĩ nhiên ngay lập tức nhiều người xem việc thiết lập một thời hạn như vậy là bình thường. Nhưng nếu quy định này, trước đây chỉ quy định cho “cấp trên” (các bộ trưởng và thư ký của các bộ), vẫn chưa có cơ hội được áp dụng – thời hạn đã bắt đầu với tất cả mọi người vào tháng 6 năm 2022 – một số người xem đây là mối đe dọa đến “sự nghiệp la-mã” của họ. Một người sành về Giáo triều thẳng thắn nhận xét: “Trên hết, điều này là cơ hội loại những người không còn phù cho công việc.”

Vậy, làm sao để tránh lưỡi hái? Người quan sát của chúng tôi nói: “Phải làm sao đừng bao giờ nói về mình… nhưng để người khác nói tốt về mình.” Người quan sát này đã chứng kiến nhiều thế hệ chính thức và những người có trách nhiệm viết biên bản (đây là bước đầu tiên làm việc ở giáo triều, một số giáo hoàng Bênêđíctô XV, Piô XII, Paul VI đã bắt đầu làm các việc này), họ để mình bị mắc bẫy trong hình thức của “tội kiêu ngạo”. “Một số người nói quá nhiều, nghĩ rằng họ là phát ngôn viên của giáo hoàng hoặc bắt đầu chỉ trích ngài trước công chúng. Những người này không tồn tại được lâu…”

Marta An Nguyễn dịch