Đức Phanxicô muốn nói gì về “văn hóa vứt bỏ”?

111

Đức Phanxicô muốn nói gì về “văn hóa vứt bỏ”?

Hình minh họa

fr.aleteia.org, Xavier Lefebvre, 2022-10-30

Theo Đức Phanxicô “văn hóa vứt bỏ” là hệ quả của việc thang bậc hóa nhân phẩm. Khi phẩm giá con người được đo bằng mức độ tự lập thì sự lệ thuộc làm cho chúng ta trở thành người vô dụng, và vì thế bị xã hội ruồng bỏ. Nhưng yêu thương và chăm sóc cho những người mong manh nhất lại là điều làm cho con người cao cả.

Giải thích.

Một số công thức thể hiện rõ cái nhìn của một nền văn minh nói về chính nó. Chúng ta còn nhớ câu “Hãy tự biết mình” của triết gia Montaigne trong “Triết học là học chết” (Philosopher, c’est apprendre à mourir” của thời cổ điển. Làm thế nào xã hội tiêu thụ có thể làm cho chúng ta nhìn lại mình? Thay đổi công thức của chủ nghĩa Marx về con người thợ, triết gia Pháp Philippe Muray đã có công thức không đúng về người phương Tây: con người hội hè. Sự phát triển của luật xã hội dựa trên nền tảng đạo đức công dân về sự đồng thuận, bảo vệ quan niệm con người dựa trên phẩm giá. Chúng ta đang nói về điều gì khi dùng thuật ngữ này?

Một vấn đề nhân phẩm

Phẩm giá của đạo đức công dân được định nghĩa bằng quyền tự do được hiểu là quyền tự lập. Đối lập với nhân phẩm là mất tự do này, là phụ thuộc về các mặt xã hội, kinh tế, y tế, v.v.. Mất quyền tự lập có nghĩa là mất phẩm giá. Vì thế chúng ta có thể cho rằng phẩm giá này có được hay mất đi tùy theo các mức độ: từ lúc nào bạn được tự lập? Ở mức độ lệ thuộc nào là mất nhân phẩm? Thẩm quyền nào là hợp pháp để xác định mức độ phẩm giá có thể chấp nhận được cho cuộc sống con người? Trong bối cảnh chủ nghĩa cá nhân và hành động này, người ta có thể quan niệm, khi một cá nhân mất đi “mức độ” thấp nhất phẩm giá của mình thì họ trở thành quá nặng về mặt kinh tế, quá nặng về mặt xã hội, nói ngắn gọn là “quá” để nói theo kiểu của triết gia Pháp Jean-Paul Sartre, vì họ không thể tìm được ý nghĩa cho sự tồn tại của mình.

Đức Phanxicô không cần chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Sartre để nói lên các hệ quả lúc mà chúng ta đang công khai chuẩn bị bầu đạo luật về hỗ trợ tự tử. Đặc biệt trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’(năm 2015) và Tông huấn Chúa Kitô đang sống Christus vivit (năm 2017), ngài chỉ dùng thuật ngữ “văn hóa vứt bỏ” là đủ. Và thuật ngữ này ngài hay lặp lại trong các buổi tiếp kiến và các bài giáo lý. Như thế đủ để nói lên tác động hình ảnh mạnh mẽ của nó.

Hậu quả của chủ nghĩa tiêu dùng quá mức

“Văn hóa cặn bã” trên hết là hệ quả của chủ nghĩa tiêu dùng quá mức, vô trách nhiệm, làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đang nói đến văn hóa có nghĩa là nói đến cách suy nghĩ và cách sống. Đó là cách văn hóa vứt bỏ “tác động đến người cũng như vật, những thứ bị vứt bỏ, nhanh chóng biến thành rác” (LS, 22), và không may, “không chỉ thực phẩm hoặc hàng hóa dư thừa mới là thứ phế thải, mà thường là con người, những người bị ‘vứt bỏ’ vì họ là ‘những thứ không cần thiết’, ngài nói với ngoại giao đoàn tháng 1 năm 2014.

Theo Đức Phanxicô, “tất cả đều liên kết”. Không tôn trọng môi trường sinh ra xem thường con người, đặc biệt khi người đó nghèo, dễ bị tổn thương, họ trở thành gánh nặng cho một xã hội thị trường. Cả một ý thức hệ chủ trương trẻ hóa cuối cùng thu hẹp lại ý nghĩa phẩm giá con người: “Chúng ta thấy một số quảng cáo dạy mọi người luôn bất mãn, góp phần vào vứt bỏ, khi chính người trẻ cuối cùng cũng lại trở thành đồ dùng một lần rồi bỏ. (CV, 43)

Dùng một lần là vứt, xưa cổ, hết hạn: các tiêu chuẩn hướng dẫn cách dùng để phân loại cái gì còn đáng sống, nghĩa là có ích cho xã hội của những người sản xuất-tiêu thụ. Không sớm thì muộn, nếu phẩm giá của cá nhân chỉ dựa trên mức độ tự lập, thì họ sẽ trở thành “người dư thừa”.

Chăm sóc những gì mong manh nhất

Đức Phanxicô nhắc lại rằng phẩm giá của con người là không thể chuyển nhượng và không thể thông qua về nhau. Nó không có mức độ, không được được cố định bởi sự tùy tiện của quyền lực chính trị hoặc kinh tế. Chính xác vì nó không “ở trong tầm tay”, vì nó đòi hỏi chúng ta. Sự phục tùng của phẩm giá này trước một quyền lực tạo ra tất cả các lệch lạc toàn trị, và cuối cùng là văn hóa vứt bỏ. Một con người, dù ở trong tình trạng yếu đuối cùng cực nhất, họ vẫn xứng đáng vì họ mang hình ảnh của Chúa trong người. Yêu thương và chăm sóc những người mong manh nhất cũng là điều cao cả của con người. Đó chắc chắn là một hình ảnh mạnh mẽ cần phải được giữ trong “mùa đông nhân học” mà chúng ta đang trải qua.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Ruben Östlund: “Làm lung lay quan niệm đơn giản về con người”