Thủ tướng Rishi Sunak là Thủ tướng đầu tiên không kitô giáo trong lịch sử nước Anh

145

Thủ tướng Rishi Sunak là Thủ tướng đầu tiên không kitô giáo trong lịch sử nước Anh

Tân thủ tướng Anh Rishi Sunak trước dinh Thủ tướng số 10 đường Downing.

Nuova Bussola Quotidiana, Stefano Magni, 2022-10-25

Ngày thứ hai 24 tháng 10, một sự kiện chính trị có tầm quan trọng rất lớn về chính trị và xã hội ở châu Âu: ông Rishi Sunak, 42 tuổi, người Ấn Độ sinh ra ở Anh vừa được được bầu làm thủ tướng trẻ nhất nước Anh. Ông là người theo đạo hinđu đầu tiên làm thủ tướng Anh, ông, kết hôn với bà Akshata Murthy, con gái tỷ phú Narayana Murthy, người sáng lập hãng máy tính khổng lồ Infosys. Truyền thông Anh đùa khi nói phu nhân tân thủ tướng còn giàu hơn Vua Charles III.

Rishi Sunak là tân thủ tướng đảng Bảo thủ Anh. Về chính sách kinh tế, ông gần như đối lập với bà Liz Truss: thắt lưng buộc bụng và ít hứa hẹn giảm thuế hơn. Về nguyên tắc không thương lượng, khi ông không vắng mặt trong các tranh luận, ông gần như luôn bỏ phiếu trắng.

Những gì có thể mong chờ ở thủ tướng Rishi Sunak? Về cơ bản, đảng Bảo thủ đang bị chia rẽ sâu sắc. Sự thay đổi thủ tướng liên tục có nghĩa: không có một thống nhất nào, ngay cả trên các giá trị cơ bản. Ưu thế của nhà nước hay ưu thế của thị trường và xã hội? Bảo vệ các giá trị truyền thống (gồm các nguyên tắc không thể thương lượng) hay tuân thủ tính hiện đại của chủ nghĩa tương đối? Phản đối tư tưởng xanh hay chống lại khí hậu nóng lên toàn cầu? Những nỗ lực tổng hợp được thủ tướng David Cameron đưa ra cho đến năm 2016, phần lớn đã được chứng minh là xuất phát từ chủ nghĩa bảo thủ trên nhiều mặt. Bà Truss là nhà lãnh đạo đầu tiên cố gắng đi ngược lại vấn đề, tìm lại chủ nghĩa bảo thủ cổ điển, và nhiệm kỳ của bà đã kết thúc nhanh chóng. Vì lý do này, tân thủ tướng Sunak có nhiều khả năng đi nhanh trên con đường “hiện đại”.

Trước hết, trên bình diện kinh tế, người Anh phải chờ một làn sóng thắt lưng buộc bụng. Việc cắt giảm thuế do bà Truss đề nghị được báo chí chuyên ngành xem là nguyên nhân chính gây ra cú sốc dữ dội trên thị trường dẫn đến sự xuống giá nhanh chóng của nó. Hứa hẹn cắt giảm thuế và đồng thời tăng chi tiêu công chắc chắn là liều lĩnh, nhưng phản ứng của thị trường không nhất thiết là do chính trị. Ở bất cứ đâu trên thế giới cũng sẽ có khủng hoảng mỗi khi chính phủ tăng chi phí liên quan đến nợ, nhưng thông thường điều này không xảy ra. Nhưng không quá hung bạo như vậy. Dù sao, thông điệp được gởi đi là: những người cắt giảm thuế, những người trốn tránh các quy tắc thắt lưng buộc bụng và những người đặt tất cả trứng của họ trong giỏ tăng trưởng đều phải chịu “hình phạt” của thị trường. Sunak gọi chính sách kinh tế của đối thủ là “câu chuyện cổ tích” theo nghĩa tiêu cực, bây giờ ông sẽ bù lại. Nhưng trong thời kỳ lạm phát và chi phí sinh hoạt cao, một chính sách thắt lưng buộc bụng cũng có thể làm cho nước Anh rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, điểm va chạm thực sự có thể ở các nguyên tắc không thể thương lượng, nghịch lý là nơi các cử tri bảo thủ đoàn kết nhất. Báo chí, cũng như cánh tả, mô tả ông Sunak là người phản động: “Hồ sơ cho thấy ông Sunak không bao giờ bỏ phiếu về quyền bình đẳng trong hôn nhân đồng tính và không bao giờ bỏ phiếu an tử cho người bệnh ở giai đoạn cuối đời. Ông Sunak “gần như” bỏ phiếu chống các biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và “chung chung thường bỏ phiếu chống” các luật nhằm thúc đẩy bình đẳng và nhân quyền ở Vương quốc Anh”, chúng ta có thể đọc trên trang web của hiệp hội Each Other.

Những ai quan tâm đến lá phiếu của ông Sunak về các nguyên tắc không thể thương lượng, đặc biệt là về phá thai và an tử đều thấy khuynh hướng mạnh mẽ muốn rửa tay của ông. Khi ông không vắng mặt lúc bỏ phiếu, ông chọn bỏ phiếu trắng. Cơ quan Right to Life phân tich một chuỗi dài không-lựa chọn của ông. Ngoại trừ trường hợp, khi cùng với toàn đảng, ông bỏ phiếu ủng hộ việc phá thai cho Bắc Ireland.

Và đó là đặc điểm làm ông trở nên độc nhất vô nhị trong lịch sử guồng máy cai trị của nước Anh. Chúng ta đọc trên báo chí, ông là người Ấn Độ đầu tiên lên nắm chính quyền, một kiểu trả thù sau nhiều thế kỷ nước Ấn bị thực dân đô hộ. (Nhưng thật kỳ lạ, cánh tả không vui mừng mà ngược lại, họ ngắm vào sự giàu có của ‘Yorkshire Mahajah’ của ông).

Vua Charles III tiếp tân thủ tướng Rishi Sunak ngày 25 tháng 10-2022

Nhưng gần như không ai nói, ông là thủ tướng không theo kitô giáo đầu tiên trong lịch sử nước Anh. Bốn thủ tướng của thế kỷ XX đã mất đức tin: David Lloyd George, Neville Chamberlain, Clement Attlee, James Callaghan. Nhưng tất cả họ đều được nuôi dưỡng trong môi trường kitô giáo. Chỉ có một thủ tướng sinh ra là người do thái và được rửa tội năm 13 tuổi: ông Benjamin Disraeli, thủ tướng thời Nữ hoàng Victoria, kiến trúc sư của sự bành trướng vĩ đại nhất của Đế chế Anh. Không ai trước ông Rishi Sunak là người xa lạ với kitô giáo. Sunak là người theo đạo hinđu, ông chiến thắng trong cuộc thi Diwali, lễ hội ánh sáng. Chúng ta sẽ sớm tìm ra ý nghĩa của điều này với Vương quốc Anh, nhưng trong khi chờ đợi, đây là thời điểm kết thúc của một thời.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch