Jean-Marc Aveline, hồng y yêu thích của Giáo hoàng
msn.com, Caroline Pigozzi, phóng viên đặc biệt tại Vatican, 2022-09-04
Để chứng tỏ sự gắn bó sâu đậm của ngài với vấn đề nhập cư, Đức Phanxicô đã chọn vinh phong tổng giám mục Jean-Marc Aveline, giáo phận Marseille làm hồng y.
Tổng giám mục Jean-Marc Aveline 63 tuổi, vừa được Đức Phanxicô phong hồng y ngày 27 tháng 8, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Rôma. © Virginie Clavieres / Paris Match
Đây là lần đầu tiên các hồng y từ khắp nơi trên thế giới về Rôma gặp nhau dưới cái nóng thiêu đốt tháng 8 của nước Ý. Trong số 226 giám chức cao cấp này của Giáo hội có 16 tân hồng y trong số 20 tân hồng y Đức Phanxicô phong ngày thứ bảy 27 tháng 8 dưới 80 tuổi, như thế các vị là cử tri trong một mật nghị sắp tới. Đó là những người cùng đồng chí hướng với ngài ở phía Đông và Nam bán cầu, với các mục tử từ Đông Timor, Singapore, Goa, Hyderabad, Paraguay, Argentina, và trong số những người Ý có tân hồng y Giorgio Marengo, 48 tuổi, người trẻ nhất, Sứ thần Oulan-Bator, ở Mông Cổ.
Buổi họp xứng đáng này tôn vinh tổng giám mục nổi tiếng của Marseille, Jean-Marc Aveline, sinh ra ở Sidi Bel Abbès, Algeria, lựa chọn duy nhất của Đức Phanxicô trong số các giáo sĩ Pháp. Nếu Đức Phanxicô trao mũ đỏ cho hồng y Dominique Mamberti tháng 11 năm 2014, thì trên hết là do thông tục cho địa vị của ngài: Ngoại trưởng Quan hệ với các Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh. Lần này ngài chọn một giám mục 63 tuổi, thẳng tính, cương quyết, chia sẻ cùng mối quan tâm của ngài với những người mong manh nhất, đặc biệt là những người di cư.
Phỏng vấn trên sân cỏ: nhà báo Caroline Pigozzi và tân hồng y Aveline tại Villa Bonaparte, tòa đại sứ Pháp tại Tòa thánh ngày 27 tháng 8. © Virginie Clavières / Paris Match
Với đôi mắt tươi cười, khí chất có chút tinh nghịch, rất tự nhiên, tân hồng y có thể làm các giám chức tiêu chuẩn nhất bối rối. Gần với người dân thành phố biển Marseille: ba trăm giáo dân đã đi Rôma để tham dự ba thánh lễ, trong đó có hai thánh lễ để vinh danh tân hồng y: một ở nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại thành, một ở nhà thờ Thánh Lu-i người Pháp, còn ở Đền thờ Thánh Phêrô là Đức Phanxicô long trọng trao mũ đỏ cho các hồng y. Tất cả dưới cái nhìn dịu dàng của cha mẹ tân hồng y, cả hai cũng như ngài đều ở Nhà Thánh Marta. Mọi người xúc động khi thấy ngài cho giáo dân của mình rước lễ, ngài gọi họ bằng tên riêng qua giọng nói như hát của ngài. Ngài đã không ngần ngại “thú nhận” ngài mê đồ ăn Ý, đặc biệt là thức ăn vùng Sardinia. Ngài cũng cho biết ngài mê “Don Camillo”, một linh mục làng quê người Ý: “Bởi vì ở ngài có sự giản dị và nhân văn sâu sắc; không chỉ của Don Camillo, mà còn nhân tính của Chúa Kitô trong những bộ phim này, của Thập giá, có thể nói lên. Nếu bên ngoài có vẻ hời hợt, nhưng thực chất rất sâu sắc. Tôi cũng được Pagnol ghi dấu ấn, vì tác giả cho tôi hiểu, linh hồn của người Marseille ẩn trong sự thận trọng cao lớn. Đó là lý do vì sao họ thêm vào một chút quá đáng nào đó…”
Tôi mơ về một thượng hội đồng Địa Trung Hải, vùng biển này tập hợp rất nhiều nền văn hóa, văn minh và tín ngưỡng khác nhau
Tôi nên gọi cha là Đức Hồng y hay chỉ là hồng y?
Hồng y Jean-Marc Aveline. Hồng y Aveline. Bà muốn gọi sao cũng được, chính yếu là mối quan hệ là chân thành và thực sự. Những danh vị lớn cốt làm hài lòng những người nói ra!
Tổng thống Pháp có chúc mừng cha không?
Emmanuel Macron có gọi cho tôi. Tôi cũng nhận nhiều lời chúc mừng của chính phủ, từ Thượng viện, tôi gặp ông Gérald Darmanin nhiều lần, ông đến dự lễ giáo hoàng phong một tân hồng y cho Giáo hội Pháp, đó là nhiệm vụ của ông vì ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách các tôn giáo ở Pháp.
Cha biết tin mình làm hồng y như thế nào?
Trên xe, khi tôi trở về sau chuyến hành hương của giáo phận Marseille đến Lộ Đức. Linh mục Benoist từ Sinéty bạn tôi gọi cho tôi: “Xin mừng cha. – Xin cám ơn nhưng mừng vì chuyện gì? – Cha không biết sao?” Sau đó là các tin nhắn khác… khi đó tôi mới hiểu.
Cha sẽ lưu giữ kỷ niệm nào về ngày 27 tháng 8 này?
Đó là một ngày tuyệt vời, ngày tôi cảm nhận được sức mạnh nâng đỡ tôi, lời cầu nguyện của người khác, tình bạn với một bình an nội tâm sâu đậm.
Tân hồng y trước thánh lễ ngày chúa nhật tại đền thờ Thánh Lu-i Người Pháp ngày chúa nhật 28 tháng 8. © Virginie Clavières / Paris Match
Cha biết Đức Phanxicô từ lúc nào?
Lần đầu tiên tôi thấy ngài là tháng 3 năm 2019 trong chuyến tông du của ngài đến Ma-rốc. Ngài đến gặp tôi và nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp, tôi cố gắng bập bẹ vài tiếng Ý nhưng tốt hơn là tôi để ngài nói tiếng Pháp! Cuối cùng, trong một buổi nói chuyện dài, tôi thấy được sự tôn trọng, tin tưởng ngài dành cho tôi. Điều này tôn vinh tôi và buộc tôi phải…
Tại thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành, thân sinh của cha ngồi hàng đầu.
Đó là một niềm vui trọn vẹn, tôi không mong chờ được thấy cha mẹ tôi ở đây vì năm ngoái là một năm quá khó khăn cho ông bà. Mẹ tôi bị nhiễm một dạng Covid nặng, bị hôn mê, còn cha tôi ở phòng chăm sóc giảm nhẹ; cha mẹ tôi ở bệnh viện bảy tháng! Biết được cha mẹ lấy lại sức để dự các ngày kỷ niệm này là điều phi thường. Khi trong lần đi thăm Đức Bênêđíctô XVI, tôi có nói với Đức Phanxicô cha mẹ tôi sẽ tổ chức kỷ niệm 65 năm đám cưới, ngài đã tiếp cha mẹ tôi ở Nhà Thánh Marta, nơi ngài ở.
Thân sinh của cha là là người rất tin?
Tất nhiên rồi, cha mẹ tôi đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn. Tôi là con cả trong gia đình có ba người con, nhưng hai chị tôi đã qua đời, một khi 7 tháng và một khi 48 tuổi vì bị ung thư nặng. Các con của chị và chồng của chị có mặt ở Rôma trong những ngày này và các bạn bè của tôi.
“Hôn nhân của các linh mục là một câu hỏi thực sự không phụ thuộc vào ý kiến mà tùy thuộc vào nhu cầu của dân Chúa.”
Cha có ơn gọi khi nào?
Rất trẻ. Theo như tôi còn có thể nhớ thì khi tôi 9 tuổi. Sau đó thì tôi học nghề, đây là một phần trong các giả định.
Cha sẽ học tiếng Ý?
Tôi đã bắt đầu. Trên 60 tuổi cần phải rất kiên trì để học một ngôn ngữ mới, nhưng đặc biệt tôi có động lực…
Chúng ta nói về các thức ăn thiêng liêng: cha quan tâm đến sự đa dạng của các tôn giáo…
Tôi làm phần vụ của tôi ở Marseille, tôi là giáo sư chủng viện trong 5 năm. Sau này khi các chủng sinh được gom lại ở Avignon, hồng y Coffy, một trong các người tiền nhiệm của tôi, đề nghị tôi: “Tốt hơn là để ở Marseille để chúng ta có thể tạo ra một trung tâm đào tạo thần học ở đây. Cha phải suy nghĩ trên chủ đề nào. Tôi giải thích với ngài, đó không phải là năng khiếu, sở thích hay bất kỳ dự án cá nhân nào, nhưng trên hết, một trung tâm như vậy nên tập trung vào những vấn đề mà sự đa dạng tôn giáo đặt vấn đề cho đức tin kitô giáo. Và hồng y đã hết sức khuyến khích tôi làm. Chúng tôi có một số cộng đồng ở Marseille, đặc biệt là cộng đồng hồi giáo rất lớn ở các quận phía bắc. Ngoài ra còn có 80.000 người do thái, một tỷ lệ duy nhất ở Pháp, lớn nhất sau Paris. Và khá nhiều phật tử và người Armenia. Như hồng y Etchegaray đã nói: “Chúng ta đi vòng quanh thế giới ở Marseille trong tám mươi giờ!” Thành phố chúng tôi là phòng thí nghiệm của các ý tưởng.
Với các bạn trẻ Marseille đến rất đông ở đền thờ Thánh Lu-i Người Pháp © Virginie Clavieres / Paris Match
Cha có cảm nhận cha dấn thân vào một sứ mệnh tối cao nào không?
Tối cao, không, nhưng chắc chắn là một sứ mệnh. Một trong những lời khuyên khôn ngoan nhất mà tôi nhận được là của tổng giám mục Georges Pontier: “Mỗi khi cấp trên tăng thêm việc cho cha, cha hãy kéo dài thời gian cầu nguyện.”
Bây giờ cha có bị giao nhiều việc không?
Chúng ta sẽ xem. Giáo dân Marseille hãnh diện về tôi, nhưnh họ hiểu tôi không còn hoàn toàn thuộc về họ nữa. Nhưng không quan trọng, vì đó là lợi ích của Giáo hội. Ở Rôma thứ bảy tuần trước, họ đã công khai bày tỏ sự ân cần của họ với tôi. Thêm nữa, bây giờ tôi tràn ngập thư từ. Như tôi nhận lời mời đi Lisieux để tưởng niệm Thánh Têrêsa, đi Ukraine, đi Jordan… Có rất nhiều mong chờ.
Có bao nhiêu linh mục trong giáo phận của cha?
Khoảng 200 người, gồm tất cả thành phần, các tu sĩ, hàng trăm người đang hoạt động và các tu sĩ về hưu. Tương lai nằm ở hàng chục chủng sinh.
Lập trường của cha về hôn nhân của các linh mục là gì?
Ồ! điều đó, tôi không biết. Đó là những câu hỏi không phụ thuộc vào ý kiến mà tùy thuộc vào nhu cầu dân Chúa. Đây là một câu hỏi thực sự; chúng ta không thể quyết định chỉ vì chúng ta kết hợp được, nó đòi hỏi phải cân nhắc ưu và khuyết điểm, phân tích kỹ các tiêu chí và suy ngẫm…
Cha đứng ở đâu về mặt chính trị?
Tôi đã học được cách trở thành giám mục của tất cả mọi người: cổ động cho một đảng phái không phải là vai trò của tôi. Tôi luôn cảm thấy mình là giám mục của Marseille, không phải chỉ cho người công giáo. Mặt khác tôi còn thấy điều này trong các quan hệ của tôi với các giáo sĩ hồi giáo, những người đã nói với tôi: “Nhưng giám mục của chúng tôi là ngài!”
Tổng giám mục Marseille, cha là nghệ nhân của đối thoại liên tôn.
Ở Marseille, cách đây rất lâu, chúng tôi đã thành lập nhóm “các linh mục hồi giáo imam”, tập hợp hàng chục giáo sĩ hồi giáo và một số tương đương các linh mục. Chúng tôi họp một tháng một lần, người hồi giáo nói chuyện với nhau trước mặt chúng tôi, và ngược lại. Nó có giá trị để duy trì các mối quan hệ “mang lại tiếng nói”. Để khi có một thông điệp cần truyền tải, công việc sẽ dễ dàng hơn.
Những giáo sĩ nào mang dấu ấn sâu đậm với cha?
Những vị tiền nhiệm của tôi, đặc biệt là Robert Coffy, cựu tổng giám mục Marseille, qua đời năm 1995. Sau khi ngài qua đời, người chị họ của ngài đến gặp tôi với một gói bọc trong giấy báo: “Thưa cha Aveline, đây là gậy giám mục của Robert và con biết con phải đưa cho cha.” Hồng y Bernard Panafieu đã tặng tôi con rối chăn chiên nhỏ trong thời tiết sương mù: “Nó ở trên bàn giám mục của tôi, bây giờ nó ở trên của cha.” Tôi đã vâng lời.
Cha chúc gì cho Đức Phanxicô?
Trong lần ngài đi thăm phân khoa thần học ở Naples, tôi cảm thấy các vấn đề của Địa Trung Hải quan trọng như thế nào đối với ngài. Tôi gợi ý cho ngài ý tưởng về một thượng hội đồng Địa Trung Hải, lấy cảm hứng từ vùng Amazonia. Vùng biển này không giới hạn ở bờ bắc và bờ nam, nó tập hợp rất nhiều các nền văn hóa, văn minh và tín ngưỡng: Bắc Phi, Cận Đông, Biển Đen, Biển Azov, Balkans và Nam Âu… Mỗi vùng này đều có quan điểm riêng của họ. Tầm nhìn châu Âu không phải là tầm nhìn duy nhất chiếm ưu thế, với những suy tư đơn giản về chính trị của những vùng lân cận. Bây giờ chúng ta hiểu rõ hơn trước: nhiều thành phố Địa Trung Hải mang tính quốc tế. Alexandria và Istanbul không còn nữa. Chỉ còn lại một số ít, trong đó có Marseille.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Hồng y Aveline: Nước Pháp của Đức Phanxicô