“Chúng ta thực sự có cần phong thánh cho các giáo hoàng không?”
la-croix.com, Bernard Lecomte, 2022-09-03.
Bernard Lecomte, nhà văn và nhà báo. Tác giả quyển Giáo hoàng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản (Pape qui a vaincu le communisme, Perrin-Tempus, 2019) Nhân dịp Đức Gioan-Phaolô I được phong chân phước, nhà báo Bernard Lecomte, chuyên gia về các giáo hoàng tự hỏi điều gì “thúc đẩy có sự vinh danh đặc cách này” và tự hỏi liệu như thế có tốt không, vào lúc mà Giáo hội đang bị thách thức về chủ nghĩa giáo sĩ, làm cho tất cả các giáo hoàng trở thành thánh.
Rôma, nước Ý ngày 8 tháng 4 năm 2005; Quảng trường Thánh Phêrô trong tang lễ của Đức Gioan-Phaolô II. Giáo dân giương biểu ngữ “Santo subito“, phong thánh ngay lập tức để làm vui lòng mọi người giữa rừng cờ Ba Lan (trắng và đỏ). DAREK SZUSTER / ALSACE / MAXPPP
“Phong thánh ngay lập tức!” Chúng ta nhớ đến tiếng dân đã làm cho Đức Bênêđíctô XVI, trong một thời gian kỷ lục đã phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô II, người tiền nhiệm và cũng là bạn của ngài. Vì vậy, không ai đặt vấn đề với giáo hoàng Ba Lan nổi tiếng này là một vị thánh. Câu hỏi nảy sinh mười lăm năm sau, khi vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trong Giáo hội nổ ra và mọi người tự hỏi một cách hợp pháp về thái độ của Đức Gioan Phaolô II trong vấn đề này – đặc biệt là thái độ đồng tình của ngài với linh mục Maciel Degollado, người sáng lập Binh đoàn Chúa Kitô.
Chúng ta có thể bình tĩnh xem xét hậu trường của một triều giáo hoàng khi người nắm giữ chức vụ này được tuyên bố là “thánh” không? Vấn đề được đặt một cách rộng hơn khi một giáo hoàng phong thánh cho một giáo hoàng khác có xúc phạm đến ký ức về Thánh Gioan Phaolô II không? Một lần nữa câu hỏi lại đặt ra cho Đức Phanxicô khi ngài phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I đầy thiện cảm và có triều giáo hoàng ngắn ngủi này. Ở đây một lần nữa, không có vấn đề gì khi buông bất cứ lời chỉ trích nào với triều giáo hoàng ngắn ngủi của Albino Luciani, nhưng chúng ta có thể hỏi một cách khách quan, điều gì thúc đẩy sự vinh danh đặc biệt và đặc cách này.
Đức Phanxicô và Đức Gioan-Phaolô I, hai giáo hoàng song sinh?
Được bầu lên ngai Thánh Phêrô để lãnh đạo Giáo hội công giáo có phải là một vinh dự ghê gớm được các đồng hữu của mình, trong một mật nghị long trọng bầu mình lên một phẩm chức tối cao đó sao? Có phải là quá dư và không biện minh được khi muốn nâng cao “trên bàn thờ” một giáo hoàng, người đứng đầu Giáo hội hoàn vũ và người kế vị Thánh Phêrô khi ký ức của người này vẫn còn, dù cái gì xảy ra, trong ký ức của loài người đó không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Gioan-Phaolô I: Khuôn mặt của một Giáo hội khiêm tốn