“Gioan-Phaolô I”, một lựa chọn tên táo bạo

114

“Gioan-Phaolô I”, một lựa chọn tên táo bạo

Ngày 26 tháng 8 năm 1978: hồng y Albino Luciani được bầu giáo hoàng với tên Gioan-Phaolô I

fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2022-09-03

Sáng chúa nhật 4 tháng 9, Đức Phanxicô cử hành thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã lựa tên cách táo bạo nhất: chọn một tên ghép chưa có giáo hoàng nào dùng.

 “Quo nomine vis vocari?” (“Ngài muốn được gọi bằng tên gì?”). đó là câu hỏi hồng y niên trưởng Hồng y đoàn đặt ra cho tân giáo hoàng vừa được mật nghị bầu. Sau đó từ ban công vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tên của tân giáo hoàng sẽ được công bố cho giáo dân theo công thức la-tinh nổi tiếng “Habemus papam”, Chúng ta có giáo hoàng.

Ngày 26 tháng 8 năm 1978, Đức Gioan-Phaolô I người gốc Veneto, được bầu làm giáo hoàng khi ngài 65 tuổi, ngài đã làm đảo lộn phần nào truyền thống. Kể từ giáo hoàng Landon năm 913, các giáo hoàng thường lấy tên của một trong các vị tiền nhiệm của họ. Và cũng như Đức Phanxicô năm 2013, Đức Gioan-Phaolô I đã đổi mới, ngài triệt để hơn vì ngài chọn tên ghép, lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội. Một cái tên không được chọn ngẫu nhiên. Theo Đức Gioan-Phaolô I, đó là cách ngài bày tỏ lòng kính trọng với hai giáo hoàng tiền nhiệm, các Đấng của Công đồng Vatican II: Thánh Gioan XXIII và Thánh Phaolô VI.

Một ngày sau ngày bầu chọn, trong giờ Kinh Truyền Tin, Đức Gioan-Phaolô I giải thích lựa chọn bất thường này: “Kế đó là vấn đề chọn tên. Chúng tôi được yêu cầu đưa tên do chúng tôi chọn! Tôi, tôi đã nghĩ quá ít về chuyện này! Tôi có lập luận này: Giáo hoàng Gioan đã thánh hiến tôi bằng chính bàn tay của ngài tại Đền thờ Thánh Phêrô, sau đó, dù không xứng đáng, tôi kế vị ngài ở Venice trên ngôi Thánh Máccô. Sau đó, giáo hoàng Phaolô không chỉ phong tôi làm hồng y, mà vài tháng trước, trên cây cầu bắt ngang Quảng trường Thánh Máccô, ngài đã làm tôi đỏ mặt trước 20.000 người, vì ngài đã lây dây các phép của ngài đặt lên vai tôi, chưa bao giờ tôi đỏ mặt như vậy! Thêm nữa, trong 15 năm giáo hoàng của ngài, ngài không chỉ hướng dẫn cho tôi mà cho cả thế giới thấy cách yêu thương, phục vụ, cách làm việc và đau khổ vì Giáo hội Chúa Kitô. Vì điều này, tôi đã chọn: “Tên tôi là Gioan-Phaolô”. Với đức khiêm tốn, một đức tính mà ngài lấy làm phương châm giám mục của mình, Đức Gioan-Phaolô I tiếp tục: “Tôi không có khôn ngoan từ trái tim của giáo hoàng Gioan, cũng không có sự chuẩn bị và văn hóa của giáo hoàng Phaolô. Nhưng tôi lại ở vị trí của các ngài, tôi phải cố gắng phục vụ Giáo hội”.

Một số chuyên gia thấy thấy trong lựa chọn này là nháy mắt ở đền thánh các Thánh Gioan-Phaolô (được gọi là San Zanipolo, thu nhỏ ở Venetian của Thánh Gioan và Phaolô) nơi thống lĩnh Venice nghỉ ngơi và nơi bà Bortola Tancon, mẹ của ngài làm việc.

33 ngày triều giáo hoàng

Qua đời vì một cơn đau tim đêm 28 tháng 9 năm 1978, Đức Gioan-Phaolô I chỉ tại chức 33 ngày. Đức Gioan-Phaolô II lên kế vị tháng 10 cùng năm và dùng lại tên của vị tiền nhiệm. Ngài giải thích lựa chọn của mình trong thông điệp đầu tiên Redemptor hominis, Đấng Cứu Chuộc con người, ngày 4 tháng 3 năm 1979: “Tôi muốn mang những tên mà người tiền nhiệm Gioan-Phaolô I rất yêu quý của tôi đã chọn. Thật ra ngày 26 tháng 8 năm 1978, khi ngài tuyên bố tại Hồng y đoàn ngài muốn được gọi là Gioan-Phaolô – một tên kép chưa từng có trong lịch sử của các giáo hoàng – tôi đã thấy có lời kêu gọi hùng hồn về ân sủng trên tân giáo hoàng. Triều của ngài chỉ chưa đầy 33 ngày, tôi không chỉ tiếp tục, mà theo một cách nào đó, tôi nối tiếp ở cùng một điểm xuất phát.”

Tuy nhiên, triều giáo hoàng ngắn ngủi của giáo hoàng Gioan-Phaolô I là dịp để có những tiến triển đáng kể: từ bỏ “chúng ta” danh từ uy nghiêm được dùng cho đến lúc đó; từ bỏ mũ miện giáo hoàng, ngài đã từ chối khi lên ngôi. Chi tiết nổi bật nhất là nụ cười của ngài, làm ngài có biệt danh “giáo hoàng mỉm cười”.

Ngày 13 tháng 10 năm 2021, Đức Phanxicô đã phê chuẩn một sắc lệnh của Bộ Phong thánh công nhận phép lạ xảy ra ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại Buenos Aires, Argentina, em Candela 11 tuổi được cho là đã bình phục một cách khó hiểu sau khi bị đau “viêm não cấp tính, động kinh ác tính và sốc nhiễm trùng không chữa được”, sau vài tháng điều tra tại bệnh viện và khi bác sĩ cho biết em khó qua khỏi.

“Phép lạ Argentina đầu tiên”, chìa khóa để tiến hành việc phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Làm thế nào Đức Gioan-Phaolô I lại được phong chân phước