Ba điểm còn thiếu trong lời xin lỗi của Đức Phanxicô ở Canada

98

Ba điểm còn thiếu trong lời xin lỗi của Đức Phanxicô ở Canada

americamagazine.org, Gerard O’Connell, 2022-08-03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông Gerry Desnomie tại cuộc gặp với Đức Phanxicô  ở Iqaluit, ngày 29 tháng 7. (Ảnh của Gerry O’Connell).

Nhiều người sống sót trong hệ thống trường nội trú của Canada, từ các Quốc gia Thứ nhất và người Métis, đã có mặt trong buổi Đức Phanxicô gặp các người trẻ và người lớn tuổi của quốc gia Inuit ngày 29 tháng 7 trước khi ngài trở về Rôma. Một trong những người này là ông Gerry Desnomie, 74 tuổi, đến từ bang Saskatchewan. Ông cùng đi với con gái là bà Tessa Cook. Ông đến Iqaluit cùng với tổng giám mục Don Bolen với tư cách là thành viên của ủy ban Sự thật và Hòa giải của Tổng giáo phận Regina.

Ông Desnomie tham dự cuộc gặp Đức Phanxicô tại Maskwacis với các nhà lãnh đạo người bản địa và những người sống sót ngày 25 tháng 7, nơi Đức Phanxicô đưa ra lời xin lỗi đầu tiên về “chuyến hành hương sám hối” của ngài ở Canada. Trong  cuộc phỏng vấn với báo America, tôi xin ông Desnomie cho biết suy nghĩ của ông về những gì giáo hoàng đã nói.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi được chỉnh sửa cho phù hợp với độ dài, rõ ràng và văn phong.

Điều gì đã làm cho ông ấn tượng trong chuyến đi “hành hương sám hối” và lời xin lỗi người bản địa của Đức Phanxicô?

Ông Gerry Desnomie: Có ba điểm thực sự khó khăn với tôi. Đầu tiên, ngài có lời xin lỗi chân thành và nhận một số trách nhiệm. Nhưng ngài đã bỏ sót những điểm trong “học thuyết khám phá”, một học thuyết giao Đảo Rùa (danh từ người bản địa gọi lục địa Bắc Mỹ) cho người Âu châu và người kitô giáo. Ngài đã thiếu điểm này vì chúng tôi là con người, là dân tộc văn minh; tôi nghĩ là một sai lầm lớn khi ngài không đề cập đến điều này.

Điều thứ hai tôi nghĩ ngài đã quên là ngài không hề đề cập gì đến những ngôi mộ không được đánh dấu mà chúng tôi tìm thấy ở các trường nội trú. Có rất nhiều người trong số họ, nhưng ngài chưa bao giờ nói đến.

Ngài đã quên là ngài không hề đề cập gì đến những ngôi mộ không được đánh dấu mà chúng tôi tìm thấy ở các trường nội trú. Có rất nhiều người trong số họ, nhưng ngài chưa bao giờ nói đến.

Và, thứ ba, khi ngài nói về những vụ lạm dụng, ngài hoàn toàn bỏ qua việc lạm dụng tình dục và bắt những thủ phạm phải chịu trách nhiệm về việc này.

Mặc dù tôi nghĩ đó là lời xin lỗi chân thành, cũng như việc ngài nhận trách nhiệm về những gì đã xảy ra, ngài đã bỏ lỡ ba điểm đó.

Tại Nhà thờ Đức Bà ở Québec, ngài đã nói về vụ lạm dụng.

Tôi không ở đó chiều hôm đó; tôi không nghe điều đó.

Ông là người sống sót trong hệ thống trường học nội trú.

Đúng, tôi đã học trong các trường nội trú. Tôi cũng bị lạm dụng bằng lời nói, tình cảm, tình dục, v.v.

Ông học ở trường nào?

Tôi học ở trường cho người da đỏ ở Lebret, Saskatchewan trong những năm 1950. Tôi học ở đó năm năm, sau đó tôi học ở một trường nội trú khác thêm bốn năm. Tất cả tôi học trong các trường nội trú chín năm.

Lần đầu tiên ông vào trường nội trú khi ông bao nhiêu tuổi?

Khi tôi bị buộc ra khỏi nhà, tôi mới năm tuổi. Tôi bị đưa đi với chị cả của tôi. Khi đó chúng tôi chỉ có hai chị em trong gia đình, chúng tôi đi học cùng một trường. Nhưng dù học chung trường nhưng chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau hoặc qua thăm nhau!

Trường học nội trú được thành lập để phá hủy ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống gia đình. Người công giáo chủ yếu phát triển về gia đình và tình yêu, nhưng trong các trường học nội trú, họ cố gắng xóa sổ điều đó ra khỏi chúng tôi.

Trường học nội trú được thành lập để phá hủy ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống gia đình. Người công giáo chủ yếu phát triển về gia đình và tình yêu, nhưng trong các trường học nội trú, họ cố gắng xóa sổ điều đó ra khỏi chúng tôi.

Ông năm tuổi khi vào trường nội trú và mấy tuổi thì ông ra khỏi trường?

Tôi nghĩ lúc đó tôi 18 tuổi. Ông biết đó, tôi không ở đó suốt thời gian. Họ xây một trường học ban ngày trong khu bảo tồn của chúng tôi, nên tôi về nhà một thời gian.

Ông có được phép gặp cha mẹ trong năm học không?

Chúng tôi có thể gặp cha mẹ ngày chúa nhật hàng tuần nếu cha mẹ có thể đến trường. Nhưng cha mẹ tôi sống cách trường 40 dặm, và chúng tôi chỉ có một giờ để gặp nhau. Chúng tôi có thể gặp cha mẹ mỗi tuần nếu cha mẹ có thể đi thăm được và chuyến thăm của họ từ hai đến ba giờ. Họ không thể gặp chúng tôi ngoài giờ đó!

Tôi đã 74 tuổi. Tôi không còn một oán giận nào. Nhưng tôi không phải là người công giáo giữ đạo. Tôi đã bỏ lại sau lưng.

Ông có thể thấy chị của ông cùng một lúc?

Tôi có thể thấy chị ở hành lang, nhưng tôi không thể nói chuyện với chị. Chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau.

Điều đó cho thấy sự tàn bạo, vô nhân đạo của hệ thống.

Đó là sự tan vỡ của gia đình.

Bà Teresa Cook, con gái của ông đi cùng với ông hôm nay, bà cũng đi học ở các trường nội trú?

Con gái tôi học ở trường Quốc gia Thứ nhất, học ở đó một thời gian, nhưng không lên trung học.

Tất cả điều này đã xảy ra nhiều năm trước. Hôm nay ông thấy trong lòng ông như thế nào?

Tôi đã 74 tuổi. Tôi không còn một oán giận nào. Nhưng tôi không phải là người công giáo giữ đạo. Tôi đã bỏ lại sau lưng.

Khi còn nhỏ, ông là người công giáo?

Đúng, Đúng!

Ông có trách Giáo hội nhiều về những gì đã xảy ra trong đời ông không?

Có một vài người trong Giáo hội và tôi thực sự không thích họ.

Trong trái tim của ông, bây giờ ông có bình yên không?

Tôi đang làm việc với giám mục Bolen về sự thật và hòa giải. Tôi biết trái tim của ngài và đó là lý do vì sao tôi ở đó với ngài.

Ông Gerry Desnomie bên trái cùng với giám mục Don Bolen, Tổng giáo phận Regina, Canada.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm:  Đức Phanxicô nhận chứng từ của người bản địa như một “cái tát”

Giáo hội sẽ phải tiếp tục đối diện với lịch sử của mình