Về các nhà tài phiệt Nga và các nhà tài phiệt của chúng ta: cần phải nói về vấn đề của các tỷ phú chúng ta

83

Về các nhà tài phiệt Nga và các nhà tài phiệt của chúng ta: cần phải nói về vấn đề của các tỷ phú chúng ta

americamagazine.org, Kevin Clarke, 2022-04-27

Elon Musk, hiện được xem là người giàu nhất  hành tinh,  phát biểu tại một hội nghị công nghệ vào năm 2020. (AP Photo / Susan Walsh, File)

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm thế giới chú ý đến một nhóm quyền lực gồm các cựu quan chức xô viết, các doanh nhân thời Yeltsin, những người nổi lên trong những năm 1990 thuộc câu lạc bộ các tỷ phú Nga. Những nhà tài phiệt Nga này là đồng phạm làm giàu trong việc phục hưng chế độ độc tài Putin, nói rộng ra là trong cuộc phiêu lưu thất bại của ông ở Ukraine. Vai trò quá lớn của họ trong việc quyết định số phận chính trị, văn hóa và kinh tế của Nga đã được xem xét kỹ lưỡng và thật đáng tiếc.

Giờ đây, việc Elon Musk mua lại mạng truyền thông xã hội có ảnh hưởng Twitter, với mục đích bảo vệ quyền tự do ngôn luận, nhắc người Mỹ nhớ, một nhóm tỷ phú toàn cầu khác, có lẽ ít rõ ràng hơn đang đảm nhận một quyền lực không kém ở sân nhà. Nhiều người trong số những diễn viên này – vì khối tài sản kếch sù hoặc họ nổi tiếng vì giàu có – như ông Musk của Tesla, người đã đứng đầu thế giới với tài sản 242 tỷ đô la vào thời điểm cuối tháng 4 này. Và nhiều người giàu có cá nhân nhờ các công nghệ mới nổi hoặc các mạng xã hội truyền thông mới: ông Jeff Bezos (167 tỷ đô la) người sáng lập Amazon, chủ nhân báo Washington Post và giám đốc không gian; ông Mark Zuckerberg (65 tỷ đô la) chủ nhân Facebook, O.K., Metaverse; ông Larry Page (103 tỷ đô la) và Sergey Brin (99 tỷ đô la) của Google, nay là Alphabet; nhà đầu tư khôn ngoan Warren Buffet (120 tỷ đô la); và nhà sáng lập Microsoft Bill Gates (130 tỷ đô la).

Việc Elon Musk mua Twitter rõ ràng là lời nhắc nhở về sức mạnh mà một nhóm tỷ phú toàn cầu đang nắm giữ ở Hoa Kỳ.

Trong khi hàng triệu người Mỹ phải vật lộn để thích ứng với Covid-19 và năm 2021 vẫn chưa thoát ra được, thì những người giàu nhất nước lại càng giàu hơn. Theo báo cáo hàng năm của Forbes, tài sản của 400 người Mỹ giàu nhất tăng 40% năm ngoái, lên 4,500 tỷ đô la.

Một số nhà tài phiệt này đã thể hiện sự quan tâm của họ trên quỹ đạo lịch sử Hoa Kỳ và toàn cầu một cách hợp lý thông qua các nền tảng mà họ thiết lập để quản lý và phân phối tài sản – hoạt động từ thiện mạo hiểm trong các nỗ lực chống đói nghèo và y tế toàn cầu của Quỹ Gates; kinh doanh theo chính sách tự do và các triết lý chính trị do các tổ chức từ thiện khác nhau của anh em nhà Koch, làm giàu từ nhiên liệu hóa thạch thành lập; và các khoản đầu tư khác nhau của người khổng lồ Paypal Peter Thiel vào chủ nghĩa dân túy hiện đại đáng sợ, điều mà báo Vanity Fair nói trong tháng này như “Tân Cánh hữu”.

Trong khi đó, bà tỷ phú từ thiện MacKenzie Scott (41 tỷ USD), vợ cũ của ông Bezos, chủ nhân Amazon tuyên bố ý định cho các cơ quan từ thiện ít nhất một nửa tài sản khổng lồ của bà sau khi ly dị. Trong số các cơ quan hưởng lợi có chương trình Planned Parenthood Federation of America, tổ chức đã nhận được 275 triệu đô la, lớn nhất trong lịch sử của tổ chức này.

Trong số các sáng kiến bảo thủ được anh em nhà Koch (và có lẽ các tỷ phú khác – nguồn tài trợ của nó không rõ ràng) hỗ trợ là Hội đồng Trao đổi Lập pháp Hoa Kỳ. A.L.E.C. được mô tả như “cối xay hóa đơn công ty.” Nhóm tác giả mô hình hóa luật pháp quốc gia và tiểu bang về môi trường, chăm sóc sức khỏe, lao động và giáo dục đang dần dần định hình lại cuộc sống của người Mỹ.

Một số nhà tài phiệt này đã thể hiện sự quan tâm của họ trên quỹ đạo lịch sử Hoa Kỳ và toàn cầu một cách hợp lý thông qua các nền tảng mà họ thiết lập để quản lý và phân phối tài sản.

Nhưng các nhà tài phiệt khác của Hoa Kỳ thích có một hồ sơ công khai ẩn giấu hơn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đặt ra cụm từ “chính trị lén lút” để mô tả cách đầu tư gây ảnh hưởng mà họ ưa thích – nhưng điều này không có nghĩa ảnh hưởng tài phiệt của họ ít mạnh hơn ảnh hưởng của những tài phiệt chung quanh ông Putin ở Máxcơva.

Theo các nhà khoa học ở đại học Northwestern được báo The New York Times phỏng vấn trong tháng này, trung bình hàng năm các tỷ phú Hoa Kỳ đóng 500.000 đô la vào các chiến dịch chính trị. Ít nhất là theo con số chúng tôi biết. Nhiều hơn được dùng như “quỹ đen” chính trị không thể tìm ra được, theo quyết định của Tòa án Tối cao Công dân Hoa Kỳ năm 2010. Bà Jaime Lowe, ký giả của tạp chí Times báo cáo 40 phần trăm tất cả các khoản quyên góp chính trị ở Hoa Kỳ đến từ 1 phần trăm của những người ở hàng đầu.

Bà viết, các số tiền này thường có khuynh hướng hỗ trợ các chiến dịch chính trị ở cấp tiểu bang và địa phương, “nơi mà nhiều vấn đề quan trọng về sổ sách kế toán được quyết định, thường nằm ngoài sự giám sát của các phương tiện truyền thông quốc gia…. Ở một số bang, điều này thể hiện qua việc giảm lương hưu và quyền thương lượng tập thể của những người lao động trong khu vực công và từ chối gia hạn săn sóc sức khỏe Medicaid”.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đặt ra cụm từ “chính trị lén lút” để mô tả cách đầu tư gây ảnh hưởng mà họ ưa thích.

Có lẽ không phải là một cú sốc khi phát hiện ra các nhà tài phiệt Hoa Kỳ thường quan tâm đến việc thúc đẩy các chính sách bảo vệ sự giàu có của họ, hoặc cho phép họ tích lũy nhiều hơn, mà vẫn chống lại sự hợp pháp hoặc các chiến dịch xã hội cổ động các cố gắng tạo thêm lợi tức hoặc công bằng tài sản, hoặc bảo vệ môi trường nhưng tăng thêm các chi phí sản xuất công nghiệp. Có phải đã đến lúc quyền lực tập thể này bị giới hạn bởi các chính sách thuế hợp lý nhằm giảm sức mạnh kinh tế và chính trị đang tích lũy của tầng lớp tỷ phú không?

Rõ ràng, nhiều người Mỹ vẫn chưa xem đây là một cuộc khủng hoảng quốc gia. Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2021 cho thấy phần lớn người Mỹ (55%) tiếp tục cho rằng tỷ phú không phải là điều tốt cũng không phải là điều xấu đối với đất nước, nhưng có một thiểu số ngày càng tăng đang bắt đầu nghi ngờ họ. Trung tâm Pew báo cáo 29% người Mỹ cho rằng sự việc có một số người có tài sản cá nhân từ một tỷ đô la trở lên là điều không tốt với quốc gia – năm 2020 là 23% – trong khi có một số cho rằng có tỷ phú là điều tốt, tỷ số giảm từ 19% xuống 15% cùng thời kỳ.

Trong những năm gần đây, Đức thường xuyên chỉ trích những người giàu có nhất thế giới vì không những họ không làm phần việc của họ để giảm tai hại về sinh thái và con người, nhưng họ chỉ làm sao để tài sản cá nhân của họ mới là quan tâm chính. Trong thời điểm đại dịch này, Đức Phanxicô đã nói rất nhiều về việc xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới xét mình hơn về vai trò của tài chính và của cải đối với sự phát triển kinh tế và tinh thần con người và bảo vệ tạo vật.

Khi làm như vậy, ngài không dựa trên học thuyết kinh tế của chủ nghĩa mác-xít hay chủ nghĩa preronist như nhiều người chỉ trích muốn kết tội ngài. Nguồn gốc của ngài vừa đơn giản vừa sâu đậm hơn. Dù cho các nhà theo giáo phái phúc âm thịnh vượng của Hoa Kỳ thích tin, Chúa Giêsu không ngại ngùng khi tỏ ra Ngài chán ghét trong việc tích lũy của cải và sự mất cân bằng giữa cá nhân và xã hội, chuyện này đã có từ lâu trước chủ nghĩa mác-xít.

Thật ra, lần duy nhất Chúa Giêsu hoàn toàn thua cuộc, mặc cho tất cả các câu hỏi kinh ngạc của các môn đệ không thấu hiểu, khi giữa đám đông người buôn bán trong đền thờ. Ngài đã nói với người giàu, họ phải bán của cải của họ và cho người nghèo ngay lập tức, không được xem đó là “khoản đầu tư từ thiện” buộc phải trả lại, và rõ ràng Ngài muốn nói, giàu có là một trở ngại để vào Nước Trời.

Trong thế giới nhu cầu ngày càng tăng ngày nay, đặc biệt trước cuộc khủng hoảng nghèo đói to lớn một phần do cuộc chiến ở Ukraine đang rình rập trước mắt chúng ta, thì ngài sẽ không đồng ý việc dùng một lượng tài sản cá nhân khủng khiếp để mua một mạng truyền thông xã hội với triển vọng sống ghê gớm và xu hướng khiến cho những người ái kỷ điên cuồng bằng cách nào đó trở nên tồi tệ hơn.

Đó không phải là một khoản đầu tư tốt.

Kevin Clarke Clarke là trưởng ban tùy viên của America và là tác giả của Oscar Romero: Love Must Win Out (Liturgical Press).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Vì sao Elon Musk mua Twitter là điều đáng lo ngại