Ý nghĩa của triều giáo hoàng Đức Phanxicô trong Giáo hội ngày nay
it.aleteia.org, Giovanni Marcotullio, 2021-11-19
Hình: Stefanocec-CC-Sergey Gabdurakhmanov-CC-A-Mekary
Một bài báo đăng trên tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo, La Civiltà Cattolica, nhắc lại sự nhất quán của các bài viết trong ba mươi năm của Cha Bergoglio để hiểu giáo huấn của giáo hoàng hiện nay liên quan đến tiến trình thiêng liêng cá nhân và hành trình đồng nghị đang bắt đầu của ngài.
Chương cuối của quyển tiểu sử Đức Bênêđictô do nhà báo Peter Seewald viết được dành riêng cho “những câu hỏi cuối cùng với Đức Bênêđictô”. Sau một vài trao đổi để thảo luận về chủ đề này, nhà báo Seewald hỏi liệu Vatileaks có là gánh nặnh để ngài từ nhiệm không: bảy dòng trả lời sau đây cho thấy vụ bê bối này “tuyệt đối không liên quan đến.”
Sự kế thừa của các nhà ngôn sứ được gởi đến Giáo hội
Sau đó, nhà báo Seewald hỏi liệu chuyến thăm mộ Đức Celestine V năm 2009 theo một cách nào đó đã truyền cảm hứng và / hoặc thúc đẩy ngài đưa ra quyết định triệt để này không. Ở đây, ba dòng và một số từ đủ để phủ nhận rằng giáo hoàng tiền nhiệm Celestine V không có cách nào tác động đến việc từ nhiệm của ngài. Thay vào đó, là câu trao đổi này:
Nhà báo Mỹ Rod Dreher cho biết: “Một người bạn rất thân với Đức Bênêđictô XVI nói với tôi, Giáo hoàng sẽ từ nhiệm, theo ông nghĩ, ngài đã thấy rõ, vì tham nhũng ở Giáo triều đã vượt xa những gì ngài có thể đấu tranh.” Đây có phải là như vậy không?
Đúng.
Nhà báo Peter Seewald, Đức Bênêđictô XVI. Ein Leben, 1074
Trong phần trao đổi sau, Đức Bênêđictô XVI cố gắng làm rõ thêm ý nghĩa và phạm vi các câu trả lời trước đây của ngài, nhưng đó không phải là lý do vì sao chúng tôi muốn đề cập chúng ở đây: trên thực tế, nếu câu trả lời của ngài được chấp nhận, nếu chuyện này mang ý nghĩa Chúa Thánh Thần đã thực sự soi dẫn và xác định ngài nhường chỗ cho người khác, thì chúng ta cũng có thể mong đợi Chúa Thánh Thần cũng đã khuấy động tâm hồn của các hồng y trong mật nghị bầu một giáo hoàng có các công cụ khác công cụ của Đức Bênêđictô XVI để “chống tham nhũng trong Giáo triều.”
Lập luận có vẻ tầm thường hoặc (ngược lại) không nhất quán, nhưng nếu nghiêm túc xem xét, chúng ta sẽ tìm ra vấn đề khi trả lời câu hỏi, theo đó sẽ dễ dàng hơn để xác định đặc thù thần học của triều giáo hoàng Đức Phanxicô, đó là lý do vì sao Chúa muốn nơi Đức Bênêđictô XVI, người giữ ngôi vị giáo hoàng trong tám năm, được giao cho Jorge Mario Bergoglio.
Khi Thánh Gioan Phaolô II qua đời, người ta nói, Giáo hội ở trong tình trạng mở ra với thế giới bên ngoài, nhưng sầu khổ nội tâm làm tiêu tan, và ở thời điểm đó, người ta đã đặt câu hỏi, liệu “mở ra với thế giới bên ngoài” là như thế nào và bao gồm những gì. Một phần cũng do khó khăn đến chóng mặt khi kế vị một giáo hoàng như giáo hoàng Ba Lan, và một chút là do “bài phát biểu có lập trình” trong bài giảng thánh lễ bầu chọn, missa pro eligendo của Đức Bênêđictô XVI. Ngài mời gọi chống lại sự độc đoán của chủ nghĩa tương đối.
Điều gì đã từng là sứ mệnh chính của giáo hoàng Bergoglio? Trước hết, chúng ta nên hỏi: đã xóa bỏ được sự độc đoán của chủ nghĩa tương đối chưa? Có vẻ như chưa xóa bỏ, nhưng vì sao lại thay đổi trận chiến? Cuộc chiến có thất bại không? Điều này dường như cũng không phải: chúng ta “đổi mặt trận”, có nghĩa chúng ta đào sâu hơn lý do của sự bế tắc. Nếu “sự bẩn thỉu” mà Đức Ratzinger tố cáo khi hoàng hôn triều Đức Wojtyla và “lắm chuyện” mà Đức Bênêđictô XVI tố cáo có mối liên hệ nào đó với “sự tiêu tan bên trong” thì Chúa Thánh Thần đã đề xuất liều giải độc nào cho Giáo hội? Đâu là phương thuốc ngôn sứ mà Ngài gởi một tu sĩ Dòng Tên đến từ “tận chân trời” trên chiếc thuyền của Thánh Phêrô?
Triều giáo hoàng Bergoglio đáp ứng được gì?
Theo tôi, có vẻ như câu hỏi này đã được cha Diego Fares trả lời trên báo Văn minh Công giáo phát hành vào sáng mai: cuộc chiến chống chủ nghĩa hiếu thắng và thói thời thượng thiêng liêng không phải là “khẩu hiệu mới” của triều giáo hoàng Phanxicô – chỉ kẻ thù của Thần Khí mới đọc nó như thế này – nhưng lời mời tiếp tục cuộc hành hương của giáo hội bằng cách đào sâu con đường mà Giáo huấn giáo hoàng đã vạch ra và làm công cụ cho cuộc đấu tranh mà điều này nhất thiết phải tốt hơn. Đức Bênêđíctô XVI đã tố cáo những thiệt hại mà sự nghèo nàn về tư tưởng đã gây ra cho thế giới và cho Giáo hội; Đức Phanxicô yêu cầu cuộc cải cách phải triệt để hơn nữa, bởi vì ngay cả bản thân tư tưởng cũng không tránh được sự thối nát của tham nhũng.
Ngay từ năm 1984, Bergoglio đã tuyên bố: “Thái độ của chủ nghĩa chiến thắng không phải lúc nào cũng cởi mở. Hầu hết các lần nó xuất hiện như ánh sáng thiên thần trong lựa chọn các phương pháp mục vụ của chúng tôi, nhưng nó luôn có thể bắt nguồn từ lời mời xuống từ thập giá”. Thần học gia Henri de Lubac đã định nghĩa chủ nghĩa chiến thắng một cách tiên tri, ngay cả dưới hình thức tinh vi, nó cũng mang nét “thời thượng thiêng liêng”, đó là điều tệ hại nhất mà Giáo hội bị đau khổ: “Điều đó luôn đánh động tôi, luôn luôn, khi tôi đọc những trang cuối quyển sách của Cha De Lubac: Suy gẫm về Giáo hội, ba trang cuối cùng ngài nói chính xác về thói thời thượng thiêng liêng. […] ”
Linh mục Diego Fares, Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và thói thời thượng thiêng liêng, Văn minh Công giáo (VMCG) số 4114. 319-333, 319-320
Sách Suy gẫm về Giáo hội có từ năm 1953 và Đức Bergoglio nói vào năm 1984. Dù hướng dẫn của bản văn này là gì, thì bây giờ ít người trên thế giới được trang bị tốt hơn để hiểu và minh họa nó hơn Cha Fares, người vào năm 1975 – khi mới mười chín tuổi – được Cha Bergoglio nhận vào Dòng Tên.
Và hướng dẫn cơ bản của những suy tư này đã có trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng Evangelii Gaudium (từ năm 2013: ngài đã có tất cả trong ngòi bút), là thách đố, nói một cách nghiêm túc và chặt chẽ – trên bình diện thiêng liêng – khi ơn gọi kitô bắt đầu thoái lui.
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng nêu rõ tính trung lập không tồn tại: nếu chúng ta không vinh danh Thiên Chúa thì chúng ta vinh danh cho nhau (EG 94); nếu bài giảng của chúng ta mơ hồ thì nó sẽ thành trừu tượng, trực tri; nếu chúng ta không phải là người mục tử chăn dắt đàn chiên mình, chúng ta trở thành những người lính đánh thuê kiểu tân lạc giáo Pêlagiô không cần ơn Chúa (EG 94); nếu chúng ta không nhận lấy sỉ nhục làm thập giá cho mình, các cuộc chiến nội bộ sẽ bắt đầu giữa chúng ta EG 98). VMCG, 321
Vì thế có vẻ như Thần Khí xem đây là cơ hội để gởi đến cho Giáo hội của Ngài, sau một tiến sĩ ở ngôi Thánh Phêrô là một người cha thiêng liêng – chắc chắn có một cuộc sống khác thường – với truyền thống khổ hạnh của Dòng Tên, từ Thánh I-nhã đến linh mục Miguel Ángel Fiorito: chúng ta có thể nói, cha Fares giải thích – rõ ràng cách Đức Bergoglio đọc lịch sử là chiêm nghiệm trong hành động. Đó là phương pháp bao gồm các bước thực hành, chứ không chỉ là lý thuyết, để làm cho tinh thần hiếu thắng xấu xa phải “bật ra ngoài.” Đức Bergoglio đã chọn một thời gian im lặng, ngài quên mình, không phản bác, ngài buộc tội mình trước người khác. Đó là các cách để tạo không gian cho ánh sáng của Chúa. Cuối cùng, ngài không ngắt im lặng để viết một bài diễn văn trừu tượng, nhưng để phân định Tin Mừng theo tình huống thực tế. VMCG, 324
Trong giai đoạn khó khăn này, ngài gánh trên vai (cùng những thứ khác) công trình và gánh nặng khi đưa Dòng Tên đi qua một phần lớn chế độ Videla (với các phụ lục và mối liên hệ), chúng tôi phải viết một số bài được thu thập và tiết lộ ngay từ đầu triều giáo hoàng của ngài và một lần nữa trong những năm gần đây. Cha Fares đề cập đến hai trong số này: đầu tiên là “Đừng để hy vọng của bạn bị mất”, nhà xuất bản Mondadori xuất bản năm 2013; quyển thứ hai là “Các bức thư trong giai đoạn thử thách” do tạp chí Văn minh Công giáo biên tập và xuất bản năm 2019.
Đặc biệt, quyển sau là tập sách ghi lại những bài khi Đức Bergoglio còn tre, được xem như tài liệu làm việc cho Đại hội các bề trên Tỉnh dòng của Dòng Tên họp tại Rôma từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 1987:
Chính xác trong bối cảnh này – linh mục Antonio Spadaro viết trong Lời giới thiệu quyển sách – Đức Bergoglio quyết định suy ngẫm và đề xuất lại các bức thư này từ các thư của linh mục Ricci và Roothaan (những nhân chứng đặc biệt về việc loại Dòng Tên dưới thời giáo hoàng Clement XIV và về việc tái lập lại Dòng Tên dưới thời Đức Piô VII).
Đức Phanxicô, Lời nói đầu trong quyển sách Các Bức thư trong thời Thử thách
“Làm thế nào để đối phó đúng với sự xấu hổ và bối rối”
Nhưng ai là người có ý nghĩ tái bản các bức thư này? Chính Đức Phanxicô vào năm 2018: “Tôi cảm thấy Chúa – trong Lời nói đầu – yêu cầu tôi chia sẻ một lần nữa các Các Bức thư trong thời Thử thách ”. Và tại sao? Ngài giải thích ở cuối bài:
Tại thời điểm đó, đó là phân định và để biết cách nào xử lý tốt với sự xấu hổ và bối rối nảy sinh khi Thần Dữ tấn công các trẻ em trong Giáo hội một cách dã man. Câu trả lời là để chống lại nó là xấu hổ và bối rối lành mạnh, rằng lòng thương xót vô hạn và sự trung thực của Chúa sẽ làm cho những người xin được tha tội cảm thấy. Vào thời điểm đó, cha Miguel Ángel Fiorito, cha linh hướng của giáo hoàng Dòng Tên tương lai nói với tôi: “Có một ân sủng ở đó, chúng ta phải phát triển nó!”
Ba mươi năm sau, chúng tôi ở trong một bối cảnh khác, nhưng Chiến tranh vẫn vậy và chỉ thuộc về Chúa. Những Bức thư này là “một luận thuyết về sự phân định ở thời buổi rối ren và thử thách”, việc tái bản quyển sách làm cho tôi nhớ, cùng với suy tư của những người bạn đồng hành khác trong quyển sách, để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mà Thầy đã giao phó cho tôi – mà bây giờ tôi đã mang trong mình hương vị như lời tiên tri của người lớn tuổi – để “phát triển ân sủng”.
Đức Phanxicô, Lời nói đầu trong quyển sách Các Bức thư trong thời Thử thách
Vậy những cạm bẫy thực tế nào mà từ đó “thói thời thượng thiêng liêng” của thần học gia De Lubac đã dành những trang cuối cùng quyển Suy gẫm về Giáo hội của ngài nảy sinh?
Trong “Im lặng và lời nói” – linh mục Fares tóm tắt – Đức Bergoglio mô tả các thái độ và tìm kiếm các mối liên hệ giữa những cám dỗ khác nhau, ngược với chương trình hoạch định của Chúa và những điểm đặc trưng hơn trong khoảnh khắc thử thách. Trong tình huống đặc biệt này, một số đã xuất hiện. Trong số những điều này có sự phân chia phe phái nội bộ: “Người hoạt động của các ‘phe phái’ là người ‘vượt ra ngoài’ cộng đồng với dự án cá nhân của mình: họ là kẻ mê muội (2 Ga 1,9)”. Một cám dỗ khác là tham vọng được tạo nên từ lòng thương hại: “Họ tìm cách để thăng tiến nhưng một cách tế nhị […], trước đó họ đã chọn con đường cho mình: ‘Tôi phục vụ bạn, nhưng theo cách của tôi’ ”. Một vấn đề khác là thiếu đức khó nghèo trong các buổi tiệc, “bữa tiệc của Chúa” vốn luôn có chiều kích cánh chung, được rút gọn thành một bữa tiệc.
Một cám dỗ khác là gắn bó với u buồn và ngờ vực: người khinh khi “có một sự tự tin kiểu thổi phồng, làm tăng lên vì nhờ nhiều lý do hoặc ít thành công do hành vi của họ mang lại cho họ.” Sau đó là thương thuyết: “Thương thuyết đơn giản của con người luôn là chặng đường đầu tiên hoặc thứ nhì […] Nếu bạn từ bỏ (một cuộc thương thuyết tồi tệ), đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang tìm kiếm tất cả lợi ích về một phía”. Cuối cùng, chủ nghĩa chiến thắng và biểu hiện tinh tế nhất của nó, tính thời thượng thiêng liêng luôn dẫn đến một số hận thù chống lại những người công chính.
Diego Fares, Chống lại chủ nghĩa hiếu thắng và thói thời thượng thiêng liêng, VMCG 325
Và tác giả nói thêm ngay sau đó, trích dẫn lời của Cha Bergoglio đã phát biểu ở Mendoza vào năm 1985, trong ngày kỷ niệm bốn trăm năm các tu sĩ Dòng Tên đến vùng đất này:
Nếu […] cốt lõi của bản sắc Dòng Tên được tìm thấy – chính Thánh I-Nhã â đã nói điều này – trong sự gắn bó với thập giá (qua khó nghèo và sỉ nhục), thì thập giá là chiến thắng thực sự, tội lỗi cơ bản của tu sĩ Dòng Tên chính xác là biếm họa khải hoàn trên thập giá: chiến thắng là trọng tâm mọi hành động của họ; “huyền thoại thành công”, tìm kiếm bản thân, những thứ của riêng mình, ý kiến của mình, thích của mọi người, quyền lực. CMCG, 326
Những viên ngọc trai mang tính lịch sử-thần học đích thực, và vì lý do này mà nó mang tính thiêng liêng mãnh liệt, minh họa cho cách mà các thành viên của Dòng – ngày nay cũng như hôm qua và ngày mai- có thể ăn mặc như những tu sĩ phật giáo, ngay cả như các quan lại vào thế kỷ 17, nhưng luôn và chỉ với mục đích mang đến cho tất cả mọi người Lời của Thập giá (và lời này không phải là chuyện tầm phào được chứng minh qua chiếc áo nhậm mà các tu sĩ Dòng Tên mặc dưới chiếc áo lụa của họ để không đánh mất trí óc và trái tim lụa là của họ).
Ở gần thập giá trong sự “mệt mỏi của tâm hồn”
Đó là lý do vì sao Đức Phanxicô rất nghi ngờ – ngài hay lặp lại câu này – “các công thức đã được làm sẵn”: không có “gốc cây nhanh” để thấy sự đắc thắng, đặc biệt là khi nó được ẩn giấu, nhưng với thời gian trái cây cho thấy bản chất cây đã mang trái.
Để tránh trở thành – Đức Bergoglio viết trong những năm 1980 khi giới thiệu Các Bức thư trong thời Thử thách – một kẻ hủy diệt thực sự hoặc một kẻ dối trá đức ái, một người bị tê liệt phức tạp, tu sĩ Dòng Tên phải biết phân định. Và việc giúp đỡ trong việc phân định tùy thuộc vào bề trên.
Đức Phanxicô, Các Bức thư trong thời Thử thách, 21
Dưới đây là ba khía cạnh của đồi Gôngôta mà chúng ta có thể tự hủy hoại khi không bám vào Thập giá (bám vào sự sỉ nhục của Thập giá): không tránh khỏi, chúng ta trở nên:
- những kẻ hủy diệt thực sự, có nghĩa là những người huênh hoang với những hiểu biết ít ỏi để sỉ nhục người khác và để cho mình hơn họ.
- những người lừa dối đức ái, có nghĩa là những người hảo tâm, nhưng về cơ bản không ý thức được lợi ích chung; hoặc
- những người bị tê liệt phức tạp, có nghĩa là những “Cha Nhân Từ” chỉ đơn giản muốn một cuộc sống yên bình, và với lý tưởng này, họ sẵn sàng phủ nhận Chúa Giêsu và Tin Mừng.
Dĩ nhiên, nói “hãy bám vào Thập giá” thì dễ, nhưng đó chỉ là một cách nói nếu không có nhẫn nại trong sỉ nhục:
[…] Không có gì lạ – Đức Bergoglio đã viết vào Giáng sinh năm 1987 trong những bức thư này – rằng các Bề trên tổng quyền nói những tội đặc biệt của Dòng Tên – đó là họ hoàn toàn không biết gì đến hoàn cảnh rối ren bên ngoài do các vụ bức hại gây ra.
Các Bức thư trong thời Thử thách
Chẳng hạn khi Đức Phanxicô nói (nhưng không phải chỉ có vậy), sau khi báo cáo Ciase công bố về các vụ lạm dụng, “đó là giờ của nỗi xấu hổ của chúng ta… của sự xấu hổ của tôi…”, ngài không chuẩn bị một cách ngẫu hứng để chuyển hướng sự chú ý, nhưng cho thấy một cách ngôn sứ cuộc cải cách giáo hội duy nhất có thể xảy ra, một cuộc cải cách diệt nạn nói xấu và làm suy yếu chế độ độc tài của thuyết tương đối:
[…] Cảm thấy mình bị bức hại một mình – có thể tạo một tinh thần không tốt, “cảm thấy mình là nạn nhân”, đối tượng của ï bất công, v.v.
Các Bức thư trong thời Thử thách
Mặc lấy sỉ nhục một cách khiêm tốn, dù nó đến từ đâu và với tất cả mức độ bất công (có thể có) của nó, là điều “đặt chúng ta vào vị trí tốt nhất để phân định”. Tất nhiên, nguyên lý của đời sống Dòng Tên, hoặc định hướng cùng đích tối hậu của con người: “Ngợi khen, tôn kính và phục vụ Thiên Chúa, Chúa chúng ta và […] nhờ điều này mà linh hồn chúng ta được cứu rỗi” (Nguyên lý và Nền tảng, 23).
Sống như thế này thật mệt mỏi, chính Thánh I-Nhã cũng nhận thấy điều này, bị ma quỷ cám dỗ nghĩ đến không thể chịu đựng được một cuộc sống căng thẳng như vậy. Chúng ta biết Thánh I-Nhã đã từ chối Kẻ thù, tố cáo nó không đủ năng lực để “hứa dù chỉ một giờ trong cuộc sống”; hơn nữa, cha Bergoglio và sau này là Giáo hoàng Phanxicô, nhận được từ Giáo huấn Giampaolino “sự mệt mỏi đặc biệt của trái tim” (Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế, Redemptoris Mater 17) rằng đức tin cũng có cái giá của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Học cách đọc lịch sử từ quan điểm của đức tin – chúng ta có thể kết luận cùng với cha Fares – và sống đức tin với sự kiên định làm mệt mỏi trái tim, nhưng chúng ta đừng quên sợi dây thông minh này. Việc phân định ý Chúa trong số những mơ hồ của cuộc sống làm trái tim mệt mỏi, nhưng, như một cố gắng tốt, nó làm cho sự phân định ngày càng sáng suốt và vũng chắc hơn, vì vậy đôi khi sự mơ hồ dày đặc và những quyết định phải làm như bị đóng đinh.
Diego Fares, Chống lại chủ nghĩa hiếu thắng và thói thời thượng thiêng liêng, 328.
Những quyển sách của Fares và nhất là tất cả các quyển sách khác của Cha Bergoglio, bắt đầu bằng những bài viết được viết trong nhiều năm xung đột và hoang mang (bên ngoài) là những trang quan trọng cho tất cả những ai ngày nay muốn chạm tay vào thứ trật tự đời sống của họ cho cùng đích riêng của họ, tất nhiên, chúng cũng được gởi đến các thành viên của Giáo Hội một cách đặc biệt, những người sẽ tham gia tích cực hơn vào cuộc hành trình đồng nghị mới bắt đầu. Để không bị hấp thụ và đồng hóa bởi thông lệ của “hội đồng giáo sĩ” và không dẫn đến một lỗ hổng trong nước, điều cần thiết Giáo hội phải tự đặt hai câu hỏi: vì sao Chúa lại gởi một giáo hoàng đến đòi hỏi chúng ta những chuyện này? và sau đó, Giáo Hội cần gì để thực sự cải cách?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Các Bức thư trong thời Thử thách, Jorge Mario Bergoglio