Trước thềm cuộc họp G20, những ngày ngoại giao quan trọng của Đức Phanxicô

140

Trước thềm cuộc họp G20, những ngày ngoại giao quan trọng của Đức Phanxicô

cath.ch, I. Media, 2021-10-27

Chỉ còn vài giờ nữa, Đức Phanxicô sẽ tiếp một số nguyên thủ quốc gia quan trọng. Ngày thứ sáu 29 tháng 10, ngài sẽ tiếp tổng thống Mỹ Joe Biden, tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in, ngày thứ bảy 30 tháng 10, ngài tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ấn Độ).

Tin đầu tiên được công bố, Đức Phanxicô sẽ tiếp ông Joe Biden, tổng thống công giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, vì thế đã khơi lại cuộc tranh luận về sự “nhất quán trong bí tích Thánh Thể”, điều này đã làm cho nội bộ Giáo hội công giáo Hoa Kỳ tức giận. Hai phía, một bên là từ chối không cho ông Biden rước lễ vì ông ủng hộ việc phá thai, bên kia là những người tố cáo bí tích Thánh Thể đã bị chính trị hóa.

Trong những tuần vừa qua, cả hai nhà lãnh đạo dường như muốn đi ra khỏi sự phân cực. Ông Joe Biden vẫn giữ lập trường của ông, gần đây ông khẳng định “tôn trọng” giáo điều công giáo về chủ đề này và đã có một cử chỉ rõ ràng, ông bổ nhiệm tân đại sứ tại Tòa Thánh có quan điểm “phò sự sống”. Còn về phần Đức Phanxicô, tháng 9 vừa qua khi được hỏi về vấn đề này, ngài dường như không muốn can dự vào nhưng vẫn chỉ trích “những lời tố cáo và lên án không có tinh thần mục vụ”, đã được dùng để giải quyết vấn đề phá thai.

Nêu lên các “nỗ lực chung”

Chương trình nghị sự cho cuộc gặp Vatican-Mỹ, do Nhà Trắng công bố, hứa hẹn mang tính ngoại giao hơn là xã hội. Washington thông báo, họ dự định tận dụng chuyến thăm này để thảo luận về “các nỗ lực chung” nhằm tôn trọng phẩm giá con người. Những vấn đề mà cả tổng thống Biden và Đức Phanxicô đều cùng có quan điểm chung sẽ được giải quyết, chẳng hạn như đại dịch, khủng hoảng khí hậu hay cuộc chiến chống đói nghèo.

Điểm yếu duy nhất: vấn đề Trung quốc, chính quyền Biden dường như có cùng đường lối với chính quyền Donald Trump, người đã cương quyết đấu tranh với Trung quốc, và có cái nhìn không tốt về thỏa thuận bổ nhiệm các giám mục được Vatican và Trung quốc ký năm 2019. Một vấn đề cũng đã được Ngoại trưởng Anthony Blinken nhắc đến trong chuyến thăm tháng 6 vừa qua. Cách tiếp cận của ông Blinken ít đương đầu hơn là người tiền nhiệm Mike Pompeo của ông.

Vấn đề Bắc Triều Tiên

Cũng ngày thứ sáu, cuộc tiếp kiến của Đức Phanxicô với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ có thể giải quyết một lần nữa các chủ đề ưu tiên của ngoại giao Vatican. “Nhà Xanh” – dinh thự của tổng thống ở Seoul – đã cho biết các vấn đề chính sẽ được thảo luận trong buổi tiếp kiến riêng này: đại dịch, cuộc chiến chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, cũng có một vấn đề khác mà cả hai nước đang giải quyết cũng cần giới truyền thông chú ý đến, đó là quan hệ với Triều Tiên.

Năm 2018, Tổng thống Moon Jae-in đã gởi lời mời bằng miệng từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un đến Đức Phanxicô | © Wikiwand / Korea.net / CC BY-SA

Lời mời từ Kim Jung-un

Trong chuyến thăm trước đó của tổng thống Moon Jae-in đến Vatican năm 2018 – ông là người muốn thống nhất đảo Triều Tiên – đã mở ra một khả thể chưa từng có, chuyển đến Đức Phanxicô lời mời miệng của ông Kim Jung-un, nhà lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, đến đất nước của ông.

Tòa thánh hoan nghênh thông báo nhưng yêu cầu phía Triều tiên có lời mời chính thức mà từ đó đến nay chưa có. Ngoài ra còn có sự gia tăng căng thẳng do Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa ở Biển Nhật Bản năm 2019.

Nhưng kể từ đó, khả năng Đức Phanxicô tông du mạn trên vĩ tuyến 38 về phía bắc đã được Giáo hội công giáo Hàn quốc đề cập đến nhiều lần, cũng như của chính phủ ông Moon Jae-in, đặc biệt do sự nóng lên bất ngờ của cuộc đối thoại giữa Donald Trump và Kim Jong-un.

“Nord-politik” của Tòa thánh và Seoul

Ngày 25 tháng 10 năm 2021, phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố, chuyến đi của Đức Phanxicô đến Triều Tiên, nếu diễn ra, sẽ “góp phần to lớn” trong việc thiết lập hòa bình ở Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, “Nord-politik”, chính trị phương Bắc mà Tòa thánh và Seoul theo đuổi vẫn còn lâu mới thành công, do có nhiều trở ngại cản đường họ. Đầu tiên là bản chất khó đoán và không rõ ràng trong các ý định của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Thứ hai, vì dự án phải tính đến lợi ích của ba thành phần chính trong vấn đề Triều Tiên: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

Cũng nên lưu ý, ông Moon Jae-in sẽ gặp người đồng cấp Mỹ vài giờ sau chuyến thăm của họ ở Vatican. Tòa thánh có thể có cơ hội để thực hiện vai trò truyền thống trung gian của mình trong hồ sơ này, vị trí của chính quyền Biden vẫn chưa rõ ràng.

Có thể có chuyến thăm của thủ tướng Ấn độ  Narendra Modi

Ban đầu báo Hindustan Times, một nhật báo lớn của Ấn Độ thông báo buổi tiếp kiến riêng sẽ vào ngày thứ sáu 29 tháng 10, nhưng sau đó đã dời qua ngày thứ bảy 30 tháng 10. Đây là chiến thắng đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ đến Vatican và sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Tòa thánh, vì sự phức tạp trong mối quan hệ giữa chính phủ Ấn Độ và các cộng đồng kitô của đất nước này.

Tòa thánh có thể nhân chuyến thăm của thủ tướng Narendra Modi để làm thuận lợi cho một viễn cảnh có chuyến tông du đến Ấn Độ | © Wikimedia / Văn phòng Thủ tướng

Báo cáo về tự do tôn giáo năm 2020 của Tổ chức giúp Giáo hội gặp khó khăn (Aid to the Church in Need, ACN) cho biết tín hữu kitô đang bị bức hại ở đây. Theo nghiên cứu của tổ chức, động lực chính của cuộc đàn áp trên bán đảo là sự nỗi dậy của “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo”. Nhằm bảo vệ “Ấn giáo” – Hindutva – đảng Bharatiya Janata của thủ tướng đã tăng cường các hành động thù địch chống lại một số người Ấn theo kitô giáo trong những năm gần đây.

Trường hợp của linh mục Dòng Tên Stan Swamy, dấn thân trong việc bảo vệ nhân quyền ở Ấn và linh mục bị chính quyền buộc tội khủng bố đã là điểm cao của những căng thẳng. Tuy nhiên cái chết của linh mục trong tù tháng 7 vừa qua đã không được Tòa Thánh nhắc đến, cũng như ở Trung Quốc – dù cuộc thảo luận lớn hơn nhiều – nhưng dường như không cho thấy có sự can thiệp vào nội bộ quốc gia.

Giáo hoàng đi Ấn Độ?

Tòa thánh cũng nhân chuyến thăm của thủ tướng Modi để mở ra một trong những đường đi hiếm hoi sẽ được đưa ra sau này: triển vọng một chuyến tông du Ấn Độ. Tháng 1 năm 2021, Thủ tướng đã tâm sự với các hồng y Ấn Độ, ông có ý định gởi lời mời chính thức đến giáo hoàng, điều mà ông đã từ chối từ lâu, đặc biệt là khi giáo hoàng có thể đã đến Ấn Độ năm 2017 trong một chuyến tông du trong vùng. Nhưng mọi thứ vẫn phải làm lại và cho đến bây giờ,  Ấn Độ vẫn chưa ở trong danh sách được Đức Phanxicô đề cập đến trong số các nước ngài có thể đến thăm năm 2022.

Trước thềm cuộc họp G20, tổng thống Argentina Alberto Fernández cũng muốn tận dụng chuyến đi đến Rôma để gặp người đồng hương của mình tại Vatican. Tuy nhiên, Tòa thánh sẽ từ chối để không đè nặng lên thời hạn bầu cử đang đến gần. Cuộc bầu cử lập pháp Argentina sẽ được tổ chức từ ngày 14 tháng 11 năm 2021.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tổng thống Biden ở Vatican Lời cảnh báo cho các giám mục Mỹ