“Vatican bùng nổ”, hệ quả của sự sụp đổ lâu dài và dần dần của cơ cấu quản trị và sứ vụ của Giáo hội công giáo

188

“Vatican bùng nổ”, hệ quả của sự sụp đổ lâu dài và dần dần của cơ cấu quản trị và sứ vụ của Giáo hội công giáo

 international.la-croix.com, Robert Mickens, 2021-06-19

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 16 tháng 6-2021

Gần chín năm, tôi đã nói chuyện với một nhóm dân sự ở Cleveland, Ohio, về “Vatican bùng nổ”, và hệ quả là sự sụp đổ lâu dài và dần dần của cơ cấu quản trị và sứ vụ của Giáo hội công giáo.

Tôi lập luận, đây là chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng ở phương Tây (và cũng gần như ở các nơi khác trên thế giới), tổ chức Giáo hội la-mã đã trở nên lỗi thời.

Nó có ý nghĩa khi chế độ quân chủ là đặc tính nền tảng của xã hội loài người. Nhưng không còn nữa.

Mô hình lỗi thời của cấu trúc Giáo hội công giáo này không còn hiện thân đời sống thật của người tín hữu, thật đáng kinh ngạc, phần lớn sống trong các xã hội ngày càng trở nên đa dạng, tham dự hoặc đại diện cho các nền dân chủ.

Một giáo hội trong đó các quyết định quan trọng nhất được một nam tu sĩ độc thân độc quyền quyết định, các giám mục có ít hoặc không có trách nhiệm, thật khó mà bền vững được trong một thế giới mà các xã hội gia trưởng và quân chủ, dù không muốn nhưng đang dần dần nhường quyền và nhường bổn phận cho những người không thuộc giới quý tộc, giáo sĩ hoặc thuộc một giới tính đặc biệt.

Bài nói chuyện của tôi là vào tháng 11 năm 2012 ở cao điểm của vụ tai tiếng gọi là vụ Rò rỉ Vatileak.

Từ hơn một năm, rò rỉ các tài liệu nhạy cảm của Vatican, các giấy tờ riêng của Đức Bênêđictô XVI đã tạo bối rối sâu đậm cho ngài và các phụ tá hàng đầu của ngài, đặc biệt là hồng y Tarcisio Bertone, hồng y Quốc vụ khanh thời đó.

Đức Phanxicô làm nhanh sự sụp đổ không thể tránh khỏi

Đó là một mớ hỗn độn. Và ngày nay, người ta có thể nhìn lại và nói: “Chắc chắn, quá dễ để có một ai đó thúc đẩy cho Vatican nổ tung.”

Thật vậy, từ đó có một vài người nói với tôi việc bầu chọn Giáo hoàng Phanxicô cho thấy phân tích của tôi là không có cơ sở.

Nhưng gần mười năm sau, tôi tin là các lập luận buổi sáng tháng 11 trên bờ hồ Erie vẫn còn cơ sở. Bởi vì nó không dựa trên những gì đã làm hoặc không làm trong triều giáo hoàng Đức Bênêđictô XVI.

Ngay cả kairos – khoảnh khắc đặc biệt và quan phòng – mà nhiều người công giáo tin như chúng ta biết từ khi bầu chọn giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên, Giáo hội tiếp tục nổ tung.

Trên thực tế, theo một số cách, giáo hoàng Phanxicô dường như đã cố tình đẩy mạnh sự sụp đổ không thể tránh khỏi bằng cách thực hiện các nguyên tắc và phương pháp được nêu trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, Evangelii Gaudium, chẳng hạn, tầm nhìn và kế hoạch chi tiết của ngài để làm đổi mới và cải cách Giáo hội.

Hãy rõ ràng ở đây, chúng ta không nói về sự biến mất của Giáo hội công giáo.

Thiên Chúa không chết và Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ bỏ những người trung thành của Chúa Kitô. Điều này tất cả chúng ta đều tin.

Thay đổi cấu trúc và não trạng bằng công nghị

Không, đây là việc sụp đổ của cơ cấu quản trị và tổ chức hiện tại, nó tiếp tục phản ánh một số tính năng nào đó của đế chế la-mã, thêm nữa nó không thể hiện mô hình tổ chức của đời sống giáo hội như đã có trong Tân ước hoặc được trải nghiệm trong một vài thế kỷ đầu tiên của Giáo hội kitô giáo.

Đức Phanxicô đặt nền tảng cho sự “phân giải” một cách hiệu quả của mô hình hiện tại bằng cách kiên nhẫn trồng hạt giống để chuyển đổi cấu trúc của Giáo hội qua việc “áp dụng” và dùng bốn nguyên tắc xã hội học chính (ví dụ 222-237):

– Thời gian lớn hơn không gian

– Hợp nhất hơn xung đột

– Thực tế quan trọng hơn ý tưởng

– Toàn bộ lớn hơn từng phần

Cuối cùng, mục tiêu của giáo hoàng là tạo ra các cấu trúc và tâm lý của một Giáo hội phản ánh nhiều Tin Mừng và nhân cách của Chúa Kitô, để giải phóng Giáo hội khỏi một hệ thống quy tắc được mã hóa, và những ý tưởng triết học vẫn được liên kết sâu đậm với văn hóa của thế giới Hy-La cổ đại .

Nhờ tiến trình công nghị, ngài mở các khoảng không gian để đối thoại và thảo luận liên quan đến tất cả Dân thánh của Chúa, chứ không chỉ các nam giáo sĩ.

Ngài không dân chủ hóa Giáo hội, nhưng ngài lập một diễn đàn lớn và không thể thiếu cho tất cả các tiếng nói được lắng nghe qua tiến trình phân định cổ điển, nhưng thường bị lãng quên.

Hầu hết những gì tôi đã viết cho đến thời điểm này đã được đăng vào tháng 7 năm 2017 có tiêu đề “Giáo hội công giáo la mã nổ tung”.

Mở không gian cho phụ nữ

Kể từ đó, đã có hai thượng hội đồng giám mục được triệu tập, một cho người trẻ và đức tin (2018) và một về vùng Amazon (2019).

Mỗi thượng hội đồng đều mở ra với các câu hỏi xa hơn, ngay cả khi không rõ về thực chất mô hình hiện tại của cơ cấu quản trị và sứ vụ của Giáo hội la mã.

Và kể từ đó, giáo hoàng nay đã 84 tuổi đã bổ nhiệm nữ tu Nathalie Becquart vào Ban thư ký của Thượng Hội đồng. Rõ ràng, ngài cho phép nữ tu bỏ phiếu tại các cuộc họp của thượng hội đồng.

Ai có thể tưởng tượng được điều này? Ở đây chúng ta không nói đến một giáo dân – nhưng một phụ nữ giáo dân (đúng, một phụ nữ có lời khấn dòng) – bỏ phiếu tại cuộc họp của các giám mục công giáo.

Đây chỉ là bước đầu của một tiến trình có khả năng mở thêm các vị trí có quyền quyết định chính cho phụ nữ trong guồng máy quản trị và sứ vụ của Giáo hội.

Chúng ta đã thấy các chuyển động theo hướng này.

Trong tuần vừa qua, các giám mục công giáo ở Áo đã mời 14 phụ nữ ở nhiều giáo phận khác nhau về Họp khoáng đại của Hội đồng Giám mục quốc gia.

Và một giám mục ở Thụy Sĩ vừa bổ nhiệm năm giáo dân – trong số này có hai phụ nữ – là các đại diện cá nhân của ngài để thay thế các linh mục hồi đó là các linh mục đại diện của tòa giám mục.

Khôi phục lại chức thánh cho các ông đã lập gia đình

Cũng thời gian này, người công giáo ở Đức tiếp tục Con đường Công nghị quốc gia để đi đến đàng trước. Cuộc họp đang diễn ra với các giáo sĩ và những người được rửa tội để thảo luận các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình và cấu trúc lỗi thời hiện tại của Giáo hội.

Chẳng hạn, có những lời kêu gọi phong chức cho các ông đã kết hôn (không bãi bỏ bậc sống độc thân như một số người yêu cầu).

Một vài người theo truyền thống cổ (đơn thuần những người hoài cổ) đã lên án ý tưởng này là dị giáo, nói rằng đó là vi phạm giáo điều và truyền thống công giáo.

Điều này hoàn toàn vô nghĩa! Người tu sĩ lập gia đình là một phần của truyền thống cổ xưa nhất của chúng ta.

Giáo hội công giáo luôn có những linh mục kết hôn, một thực hành của các cộng đồng phương Đông chưa bao giờ bị phá vỡ. Và còn có cả các giám mục lập gia đình từ nhiều thế kỷ.

Cho đến cuối thiên niên kỷ đầu tiên, một số giáo hoàng (bắt đầu với Thánh Phêrô!) cũng đã kết hôn hợp pháp.

Một trong các giáo hoàng đáng chú ý nhất là giáo hoàng Hadrian II (867-872) có vợ và con gái tiếp tục sống với ngài trong dinh Lateran, sau khi ngài được bầu chọn làm giáo hoàng.

Việc khôi phục lại linh mục lập gia đình –  và đương nhiên là các giám mục lập gia đình – chỉ là vấn đề thời gian. Và việc thâu nhận phụ nữ vào chức thánh một ngày nào đó sẽ nối tiếp.

Một nhóm ứng viên nam độc thân nông cạn và không ấn tượng

Con số các ứng viên nam độc thân đâu còn quá nhiều. Trên thực tế, chính lãnh vực quản trị và sứ vụ của Giáo hội mà sự bùng nổ hiển nhiên nhất.

Hàng giám mục toàn bộ là nam và độc thân đã từ chối xem xét nghiêm túc sự suy giảm ổn định và đáng báo động về các ơn gọi chức thánh.

Thay vào đó, các giám mục cậy đến những người hứa vâng lời thẩm quyền Giáo hội và giữ độc thân.

Do đó, họ đã hạ thấp các tiêu chuẩn về nhạy cảm trí tuệ, tâm lý và cá nhân trong số các ứng cử viên đủ điều kiện.

Điều này dẫn đến thảm họa này đến thảm họa khác. Và một trong những hệ quả thảm khốc nhất của vấn đề này là tạo ra một nhóm không đủ tài năng mà từ đó chọn lựa người cho giám mục đoàn (giám thị).

Như thế không có gì lạ khi Đức Phanxicô từ chối không để hồng y Reinhard Marx từ chức và vì sao có nhiều giáo phận trên thế giới không có giám mục hoặc bị một giám mục đã quá tuổi nghỉ hưu điều hành.

Ai phù hợp để thay thế họ?

Thật vậy, các phẩm chất thần học và mục vụ của nhiều giám mục hiện đang tại chức thật nghèo nàn.

Hội nghị trực tuyến tuần này của các giám mục trong Hội đồng Giám mục công giáo Hoa Kỳ là một màn biểu diễn không đồng điệu của sự tầm thường. Đó là cách thiện cảm nhất để nói về nó.

“Trong thế giới biến đổi nhanh chóng này, hãy lấy Chúa làm bạn đồng hành”

Nói một cách đơn giản, toàn bộ cơ sở đang sụp đổ. Như nó phải thế.

Ngày nay thế giới biến đổi với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời nào trong lịch sử loài người. Phụ nữ đang nhanh chóng trở thành đối tác bình đẳng với nam giới ở gần hết các ngành nghề và gia tăng ở nhiều nước.

Điều này sẽ buộc Giáo hội đánh giá lại các cấu trúc kỳ thị giới tính, trọng nam khinh nữ, và các “giáo huấn” của mình nếu chỉ để ngăn chặn nó trở thành một giáo phái nhỏ tất cả đều nam giới.

Kế đó là cách mạng kỹ thuật số (giúp cho các giám mục Hoa Kỳ họp ảo) cũng đang thúc đẩy các phong trào tiến đến bình đẳng giới tính và các phát triển khác vẫn còn chưa lường trước được của xã hội.

Điều này chỉ mới bắt đầu và sẽ tiếp tục định hình cách chúng ta tương tác với nhau và có những cảnh báo trong các thay đổi xã hội mà không ai có thể dự đoán được.

Một cách ấn tượng, giáo hoàng dường như hiểu – hoặc ít nhất có trực giác – như thế là một điều tốt so với hầu hết các ông có vị trí quyền lực trong Giáo hội.

Và mục tiêu của ngài dường như để giúp người công giáo, tất cả tín hữu kitô, điều hướng tiến trình chuyển đổi khổng lồ đang diễn ra với một tinh thần nhạy bén thiêng liêng/tôn giáo tuyệt vời.

Sự khăng khăng của ngài, rằng Giáo hội chỉ tập trung vào việc rao giảng và sống Tin Mừng – đức tin nền tảng rằng Chúa Kitô đã sống lại – như thể ngài nói: “Không ai biết tất cả thay đổi này đang đi về đâu, nhưng chúng ta phải chắc chắn, chúng ta có Chúa đi cùng.”

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo khác lo lắng nâng đỡ các cấu trúc cũ đã sụp đổ.

Nếu toàn bộ là lớn hơn so với từng phần, Giáo hội sẽ không phân tách thêm nếu một phần của nó quyết định hồi sinh truyền thống cổ xưa của các linh mục kết hôn – hoặc phong chức phó tế cho phụ nữ, hoặc đi tìm các phương cách mục vụ khác.

Vấn đề quan trọng nhất là những giải pháp “sáng tạo” này, như giáo hoàng thích gọi như vậy, không đi lạc khỏi Tin Mừng – hạt nhân thiết yếu của đức tin kitô giáo.

Và đó sẽ là nơi bắt đầu xây dựng lại, một khi cuối cùng tòa nhà hiện tại của Giáo hội sụp đổ… như, chắc chắn, một ngày nào đó sẽ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch