Tuổi mới lớn, thời điểm thích hợp để có trách nhiệm

193

Tuổi mới lớn, thời điểm thích hợp để có trách nhiệm

fr.aleteia.org, Anne Gavini, 2020-12-13

Thanh thiếu niên cần người lớn tin tưởng ở chúng. Không đòi hỏi gì ở các em thì cũng như tước đi lòng tự tin quan trọng cho sự phát triển của các em.

Tuổi vị thành niên luôn được nhìn dưới góc cạnh có vấn đề. Ăn sâu trong đầu là ý tưởng chúng ta không thể đòi hỏi gì ở một em tuổi vị thành niên, tuổi buộc phải đi qua cơn khủng hoảng. Câu nói để làm cho cha mẹ kiên nhẫn  muôn thuở vẫn là: “Khủng hoảng tuổi teen rồi sẽ qua đi!”. Nhận ra được vấn đề để không làm gì sao? Không: đó là bắt đầu giúp trẻ vị thành niên dựa vào sức mạnh nội tâm có trong lòng chúng, động lực trọng yếu này luôn ở trong lòng chúng, ngắn gọn, để giúp chúng trở thành người lớn đã có sẵn trong chúng.

Trẻ em tuổi vị thành niên phải gánh trách nhiệm của mình

Nhà tâm thần học trẻ em Didieux Pleux, tác giả quyển sách Từ trẻ em vua đến trẻ em bạo chúa phân tích: “Bản chất xã hội chúng ta rất trẻ con, nó hầu như không dẫn chúng ta đến trách nhiệm của mình”. Nhưng thanh thiếu niên cần chúng ta tin tưởng ở các em. Không đòi hỏi gì ở các em là nói với các em mình bỏ cuộc, mình mất tin tưởng, điều mà chúng cần để lớn lên. Anne, bà mẹ có bốn đứa con kết luận: “Pierre hả? Anne, bà mẹ bốn con, kết luận. Pierre là đứa con thứ nhì, đứa con trai đầu tiên, chị và các em của Pierre không có thói quen nhờ Pierre tham dự vào các trách nhiệm của gia đình.”

Tuổi vị thành niên của em Pierre ư? Được miễn mọi trách nhiệm.

Vì muốn quá bảo vệ chúng, chúng ta để chúng vô trách nhiệm trong một thời gian dài. Khủng hoảng tuổi vị thành niên, khủng hoảng tuổi  bốn mươi, vừa mới được gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên” (với thời gian kéo dài tuổi thọ đến muộn hơn)… Hết khủng hoảng này đến khủng hoảng kia, con người hiện đại có được giấy chứng nhận miễn trách nhiệm chống lại mình. Đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận con cái phải gánh phần trách nhiệm của chúng, có nghĩa chúng phải trả lời cho những hành động của mình. Để trở thành một người con trọn vẹn, một học sinh trọn vẹn, thì trẻ em tuổi vị thành niên phải gánh trách nhiệm của mình. Giống như người cha có trách nhiệm với gia đình, người mẹ có trách nhiệm với con cái của mình.

Vì thế, thách thức sẽ là trao cho chúng trách nhiệm thích hợp với tuổi của chúng. Trong nhiều trách nhiệm hàng ngày cần tạo sự tự tin và niềm tin với người khác. Đó là kinh nghiệm của người chị cả dắt bàn tay non bé của em mình trên đường đến trường, của người trưởng đội sói trong nhóm hướng đạo của mình. Không giao trách nhiệm là rút lại niềm tin quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong tác phẩm Hoàng Tử Bé, nhà văn Saint-Exupéry đã viết: “Bạn đã thuần hóa tôi, vì thế bây giờ bạn có trách nhiệm trên tôi”. Đáp trả hành động của mình với những người mình đã thuần hóa họ: noi theo cha mẹ mình để mình trở thành một người đàn ông, một người phụ nữ. Trách vụ của chúng ta là tin tưởng ở con cái mình.

Marta An Nguyễn dịch