“Mỗi người đều là người xa nhất của chính mình”

147

“Mỗi người đều là người xa nhất của chính mình”

Bài tập 10

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Qua năm tháng, cuối cùng một sự thật hiển nhiên đã áp đặt lên tôi: Tôi không còn theo ý tôi như các quyển sách kê trật tự trong tủ sách. Để đọc tôi, không phải biết đọc là đủ. Như thế sẽ quá đơn giản.

Tôi tự khám phá tôi từng phần, từng mảnh, từng đoạn, từng điểm, từng que diêm này qua que diêm khác bị ném vào bóng tối sâu thẳm của đáy lòng tôi. Tôi thường làm điều này một cách vô tình, không phải khi tôi đi tìm tôi, nhưng khi tôi thấy mình thất vọng không tìm được tôi.

Mặc định, cuối cùng sự bất lực này cho tôi khám phá những gì có từ tôi trong thất bại, qua thất bại, qua hương vị trực diện của các thất bại lặp đi lặp lại. Khi tôi khao khát khám phá bản thân, thấy được con người thật của tôi, tôi không hiện diện trước mặt tôi như quyển sách mở có thể đọc từ đầu đến cuối. Không. Cuối cùng tôi chỉ hé thấy một phần bản thân, chỉ thoáng qua, khi tôi nhận ra sự thất bại rất minh bạch này và chấp nhận tôi không có ở đó, trước mặt tôi, rõ ràng là hiển nhiên và nắm bắt được.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chỉ cần soi gương để thấy mình. Trong đời sống tinh thần, đời sống của một tinh thần đi tìm chính mình thì không có gương. Nếu nó tồn tại, nó sẽ bị vỡ thành ngàn mảnh. Đó là thất bại. Thất bại đầu tiên của tất cả thất bại.

Tinh thần không tự thấy, không tự nghe, không tiếp cận rõ ràng. Người ở gần thì lại xa. Đó là bài học đầu tiên trong các bài học của cuộc sống. Bài học thứ nhì: đến gần với bản thân đồng nghĩa với tăng thêm khoảng cách. Người gần thì ở xa hơn là họ nghĩ.

Chúng ta hãy nói một cách khác: tôi càng gần, thì tôi càng xa. Những gì tôi nghĩ là gần nhất thì thực tế lại xa hơn. Để đi xa, tôi chỉ cần đến nơi gần nhất. Triết gia Nietzsche xác nhận điều này với chúng ta: “Mỗi người đều là người xa nhất của chính mình.”

Tôi vẫn còn phải ý thức về điều này, thực hành việc tự kiểm bản thân này, chầm chậm chăm sóc bản thân trong vòng vây của cuộc đối đầu giữa tôi và chính tôi, để khoảng cách kéo dài ra và tôi xa chính tôi mà tôi nghĩ là quá gần gũi như một chuyện dĩ nhiên. Khi đó tôi trở nên người xa cách của chính tôi. Khi tôi cố gắng đến gần tôi, ảo tưởng về sự gần gũi biến mất, các khoảng cách tăng lên, khoảng cách kéo dài đến vô tận.

Khi đó tôi phải làm việc lại, phải lên yên lại. Loại rác rưởi ra khỏi tôi. Như một thử thách, tôi phải chứng tỏ bước khởi đầu mật thiết này, bước quan tâm đến bổn phận đạo đức này để cuối cùng giữa gần và xa xuất hiện một mảnh đất xa lạ (terra incognita) để khai phá, luôn tươi mới, mảnh đất xa lạ này là tôi.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Kiên nhẫn. Mọi thứ đều ở đó. Kiên nhẫn ở tự chính mình. Phải kiên nhẫn trước sự tích tụ “rác rưởi” của trái tim – và Chúa biết nó nhiều như thế nào. Đức tính kiên nhẫn này giúp chúng ta tránh nản chí. Chúng ta sẽ không bao giờ “đổ” hết rác ra khỏi trái tim mình. Chúng liên tục trở đi trở lại, không ngừng xuất hiện trở lại. Vậy chúng ta phải làm gì?

Làm sao để không nản chí khi xử lý “rác rưởi” của trái tim?

Không có công thức thần kỳ

Nếu có “công thức” như công thức nấu ăn thì “đời sống thiêng liêng” sẽ rõ rệt như làm bếp, chỉ cần áp dụng theo sách chỉ dẫn của các “đầu bếp vĩ đại”. Nhưng, không phải vậy. Câu trả lời tùy mỗi người dù kỷ luật là điều cần thiết, nhưng phải theo lời khuyên của các bậc thầy! Làm sao có thể tiến lên từng bước nếu chúng ta nghĩ mình sẽ tìm thấy ngay lập tức, một cú một, câu trả lời mình mong muốn trước? Làm thế nào để chạm ngay lập tức đến mức mà không cần phải đi qua các ngõ ngách ngoằn ngoèo của chúng ta?

Các quy tắc được khám phá bằng cách tự trải nghiệm

Cám dỗ lớn ở đây là “ép” tiến trình, là tìm cách đi nhanh. Chúng ta thường nghĩ những gì đúng với người này cũng đúng với người khác. Hoàn toàn không phải vậy! Các quy tắc của cuộc chơi chỉ dần dần mới có được. Chúng không thể bị làm giả. Không bao giờ. Hãy chấp nhận chúng. Làm thế nào để làm?

Kiên nhẫn là cần thiết

Kiên nhẫn không phải là một nhịp độ chậm hơn – như thử người khác có thể có một nhịp độ nhanh hơn. Kiên nhẫn thể hiện rõ qua quá trình gạn lọc – đồ dơ từ từ lắng xuống bình rượu. Nếu phải làm (và phải làm, nhưng không được gian lận), có phải chúng ta phải làm trong kiên nhẫn để đạt được các thỏa hiệp có thể chấp nhận được, nhưng đừng kiêu hãnh và nếu cần thì cũng nên có các ăn năn cần thiết không?

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Làm thế nào chống lại con quái vật bốn đầu với con dao con?

“Sự cứu rỗi duy nhất của những kẻ bại trận là họ không hy vọng được cứu”