Các nhân vật tên tuổi Pháp đi gặp Đức Phanxicô về Thông điệp Chúc tụng Chúa
lavie.fr Marie-Lucile Kubacki, 2020-08-20
Một nhóm mười lăm nhân vật trong giáo hội và sinh thái, trong đó có nữ diễn viên Juliette Binoche sẽ đến Vatican ngày 3 tháng 9 để gặp Đức Phanxicô. Một cách hợp quần tạo sức mạnh trong hy vọng sẽ thay đổi các đường đi.
Ngày 3 tháng 9, một đoàn khá đặc biệt sẽ đến Vatican để gặp Đức Phanxicô. Họ đi xe lửa từ Pháp, đến Assisi nước Ý họ chuyển qua chiếc xe van nhỏ để đến Rôma, như thế phải mất hai ngày đường. Họ không dùng phương tiện máy bay.
Bên cạnh Đức Giám mục Éric de Moulins-Beaufort, Tổng Giám mục giáo phận Reims và là chủ tịch Hội đồng giám mục Pháp còn có các nhân vật khác như nữ diễn viên Juliette Binoche, ông Pablo Servigne, nghiên cứu gia và nhà lý luận của khái niệm về sự sụp đổ, ông Laurent Landete, phó giám đốc Học viện Bernardin và là thành viên Hội đồng giáo hoàng giáo dân, bà Valérie Cabanes, luật sư, chuyên gia về sinh học. Ông Damien Nodé-Langlois, người nuôi ong, giáo sư viện SVT, ông Maxime và bà Elena de Rostolan, sáng lập viên Nông trại Tương lai và Cây Cộng đoàn, doanh nhân trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ông Xavier Houot, phó giám đốc Môi trường ở công ty Schneider Electric, ông Aurélien Gonthier, nông gia, bà Elena Lasida, tiến sĩ Khoa học Xã hội và Kinh tế phụ trách “Môi trường và Xã hội” ở CEF, ông Raphaël Cornu-Thenard, kiến trúc sư và linh mục Dòng Tên Gaël Giraud, kinh tế gia.
Một cuộc cách mạng thầm lặng nhỏ
Ông Raphaël Cornu-Thénard, kiến trúc sư, một trong các nhân vật chủ chốt của dự án, ông giải thích: “Ý tưởng là tạo cầu nối giữa Giáo hội và thế giới, để có nhiều liên kết hơn giữa các phong trào xanh phi công giáo và Giáo hội.” Một trong các điểm mạnh của chuyến đi xanh này là nét đa dạng của những người tham dự. Người công giáo và không công giáo, nam giới nữ giới, tất cả đều nhạy cảm với vấn đề môi trường, nhưng họ có các dấn thân khác nhau.
Nhóm được Đức Tổng Giám mục Éric de Moulins-Beaufort, giáo phận Reims và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tháp tùng.
Câu chuyện của chuyến đi lạ lùng này bắt đầu sau khi Thông điệp Chúc tụng Chúa được công bố. Tháng 11 năm 2019, trong Đại hội khoáng đại các giám mục Pháp tổ chức ở Lộ Đức, dưới sự lãnh đạo của Đức tân chủ tịch Hội đồng giám mục Pháp, Éric de Moulins-Beaufort, ngài bắt đầu công việc của mình bằng một ngày rưỡi làm việc về sinh thái. Mỗi giám mục được khuyến khích mời hai giáo dân thiết tha với khái niệm sinh thái toàn diện. Cuộc họp diễn ra thành công và các buổi họp khác đã được lên kế hoạch. Không ầm ỉ, một cuộc cách mạng nhỏ đã xảy ra. Trong vài giờ, các giám mục lắng nghe các lời chứng và để người tham dự chất vấn mình. Công thức này đã thuyết phục được các ông Raphaël Cornu-Thénard, Laurent Landete và Đức Tổng Giám mục Éric de Moulins-Beaufort tiếp tục kinh nghiệm với chuyến đi Rôma gặp Đức Phanxicô. Ông Rapheal Cornu-Thénard kể lại: “Chúng tôi đã tham gia một số cuộc họp với các nhà lãnh đạo môi trường và mỗi lần, chúng tôi cảm thấy Đức Phanxicô quan tâm đặc biệt với công việc mà ngài đang thực hiện về sinh thái.
Mục đích chuyến đi là để chúng tôi hỏi ngài xem ngài đánh giá như thế nào về việc Thông điệp Chúc tụng Chúa được tiếp nhận. Linh mục Dòng Tên Gaëll Giraud, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS
Đâu là mục đích cuộc gặp này?
Ông Raphaël Cornu-Thénard trả lời: “Mỗi người có một chút thì giờ để trình bày, sau đó có thể sẽ có các yêu cầu,” ông không muốn đặt ra quá nhiều khuôn khổ để cuộc trao đổi được diễn ra tự do nhất có thể.
Linh mục Gaël Giraud trả lời: “Mục đích là hỏi Đức Phanxicô xem ngài đánh giá như thế nào về việc tiếp nhận Thông điệp Chúc tụng Chúa, theo tôi, ngược đời là thông điệp được giới không công giáo tiếp nhận tốt hơn là giới công giáo. Theo tôi, thông điệp này là tài liệu quan trọng nhất của Giáo hội kể từ Công đồng Vatican II và nó là một bước ngoặt: vẫn hoàn toàn trung thành với truyền thống kitô giáo, thông điệp cho thấy và giải thích các lựa chọn rất mạnh, trong tương quan với Tạo dựng, với các tôn giáo khác, với đối thoại liên tôn…”
Linh mục Gaël Giraud nói tiếp: “Đại dịch đã cho chúng ta thấy sự mong manh của chúng ta và điểm thứ nhì là những người sẽ gặp Đức Phanxicô, họ không nhất thiết là tín hữu kitô, họ có thể nói cho ngài biết họ đón nhận thông điệp này như thế nào.” Ngài kết luận: “Tôi muốn hỏi ngài, ngài mong chờ gì ở một nhóm như nhóm chúng tôi, nhóm gồm nam nữ, giáo sĩ giáo dân, những người dấn thân và không dấn thân trong Giáo hội… bởi vì thành phần này trung thực với một hình thức nào đó của Thông điệp Chúc tụng Chúa!”
Bà Elena Lasida, nhà kinh tế học, giáo sư tại Học viện Công giáo Paris cho biết: “Chúng tôi cùng hành động chung, chúng tôi tạo mối liên kết theo tinh thần Thông điệp Chúc tụng Chúa, có nghĩa là tất cả đều liên kết với nhau”.
Thật vậy, nếu con đường dẫn đến Rôma, nhưng ý nghĩa cuộc hành trình vừa quan trọng ở điểm đến, cũng như ở con đường đi. Bà Elena Lasida, nhà kinh tế học nhận xét: “Điều thú vị trong công thức này, không phải chỉ được gặp Đức Giáo hoàng, nhưng tất cả những gì đã được tạo ra từ các cuộc họp nhóm. Không có gì kêu gọi chúng tôi đến với nhau và làm điều gì đó cùng nhau, đặc biệt là một chuyến đi, và chúng tôi sẽ làm được điều này. Đó là điều không thể xảy ra và nó rất đẹp, vì chính xác đó là những gì đằng sau hệ sinh thái toàn diện, theo tôi, thực chất là một sự di chuyển, là giải trung tâm, là lời mời gọi đi ra ngoài. Và để thực hiện, chúng tôi cùng đi với nhau, cùng tạo các liên kết, theo hình ảnh của Thông điệp Chúc tụng Chúa, tất cả đều được liên kết với nhau, với ý tưởng ngày nay luôn có chỗ cho một cái gì mới.”
Với mỗi thành viên, Đức Giáo hoàng có một hình ảnh khác nhau tùy từng người, nhưng với tất cả, ngài là người có tiếng nói táo bạo và mang một hy vọng. Bà Lasida nói tiếp: “Đi chuyến đi này trong bối cảnh Covid-19 không phải là chuyện bình thường, vì chúng tôi thấy đại dịch đã xác nhận, một mặt là chẩn đoán về một cuộc khủng hoảng, và mặt khác là thực tế nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể đưa ra các quyết định chính trị có thể tạo sự khác biệt, như chúng ta đã làm trong thời gian cách ly. Trước đây, chúng tôi cảm thấy như đang ở trong tấm giấy cuốn và không thể làm gì được, với đại dịch, chúng tôi thấy chúng tôi có thể hành động, hoặc như lời Đức Giáo hoàng, một thế giới khác là điều có thể.”
Một tiến trình mở rộng cho các quốc gia khác
Tiến trình này cho thấy các nhân vật trong giáo hội và trong giới sinh thái đang cố gắng đoàn kết lực lượng của họ, và cũng ở các quốc gia khác. Chẳng hạn Linh mục Gaël Giraud vừa được Đại học Georgetown ở Washington (Hoa Kỳ) tuyển dụng làm giáo sư để thành lập và điều hành một trung tâm công chính cho môi trường. Linh mục là kinh tế gia trưởng Trung tâm phát triển của Pháp từ năm 2015 đến năm 2019. Linh mục giải thích: “Tại trung tâm chúng tôi sẽ nghiên cứu liên ngành với các giáo sĩ, giáo dân, học giả và các nhà hoạt động môi trường, nhưng cũng tư vấn cho các chính phủ và rất nhiều cuộc đối thoại chính sách công với các nước phía nam, họ hoàn toàn không biết gì về các vấn đề sinh thái”.
Xác quyết xã hội phải chịu đựng nhiều nếu hành động một mình, linh mục muốn thiết lập một nền tảng nơi tất cả, chính trị gia, triết gia, nhà kinh tế có thể cùng làm việc chung với nhau. Một số nhân vật đã chấp nhận cùng tham gia như nhà kinh tế học người Pháp-Togo, Kako Nubukpo, giáo sư người Nam Phi Mark Swilling, nhà sáng lập khuôn viên sinh thái Stellenbosch, ở Nam Phi, và các ngôi sao đang lên, năm người trẻ hậu tiến sĩ. Ngay cả trước khi khai trương trung tâm của mình, linh mục Gaël Giraud đã được hai chính phủ liên hệ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Maxime de Rostolan: “Tôi muốn kết hiệp với Đức Phanxicô trong vấn đề sinh thái”