Cái đẹp có thể cứu được thế giới như thế nào?
Tác phẩm “En Morn” (Kurt Schwitters, 1947)
laciviltacattolica.it, Gustav Schorghofer, số 1-8-2020
Gần đây, Đức Phanxicô trả lời thư cho một nhóm nghệ sĩ gởi cho ngài, ngài xin Chúa chúc lành cho họ vì họ đã “làm cho chúng ta hiểu cái đẹp là gì, và không có cái đẹp thì không thể hiểu Tin Mừng được.” Nhưng chúng ta đang nói về cái đẹp nào đây?
Tại sao bức thư lại quan trọng?
Bức thư đưa ra một suy tư: khi nói đến cái đẹp, thì chúng ta phải đặt câu hỏi vượt ra ngoài cái đẹp, cũng như một lời tuyên xưng đức tin: điều gì mang lại ý nghĩa cho đời sống mỗi người và đời sống của một cộng đoàn? Điều gì mang lại sự trọn vẹn cho cuộc sống?
Vì khi nói về cái đẹp trong bối cảnh giáo hội, trong đó chúng ta thường đề cập đến nghệ thuật trong lãnh vực này. Nhưng Đức Phanxicô nói Giáo hội phương Tây đã làm mất nhiều khía cạnh về ý nghĩa cái đẹp, cũng như mất mối quan hệ với nghệ thuật đương đại.
Một tác phẩm của họa sĩ Francis Bacon (1909-1992)
Tuy nhiên, nghệ thuật thế kỷ 20 đã dạy để chúng ta nhận ra cái đẹp trong nhiều thứ, khám phá ngay cả nơi trước đây chỉ những thứ bụi bẩn và chất thải, trống rỗng và im lặng mới được cho thấy.
Vẻ đẹp, do đó, không chỉ đơn giản là hiện tại và có sẵn, mà phải được công nhận với lòng kiên nhẫn và mong chờ. Đối với Đức Phanxicô, điều này trùng khớp chính xác với ánh mắt của Chúa Giêsu Kitô, với cách nhìn thế giới của Ngài và với ưu tiên Ngài dành cho người nghèo, người sống bên lề, người thấp bé thiệt thòi. Chỉ khi cái đẹp được cảm nhận nơi những người này, món quà cuộc sống mới được nhận ra trong các môi trường này.
Do đó, nhiệm vụ to lớn của người kitô hữu chắc chắn là học cách nhận thức nghệ thuật đương đại ngày càng nhiều hơn trong bối cảnh của một chủ nghĩa thần nghiệm kitô giáo. Có một nguy cơ là hiện tượng cái đẹp bị tách ra khỏi cái tốt, như thế phải không được đánh mất cái nhìn về những người bị đau khổ, bị sống bên lề: không có một “khái niệm thẩm mỹ” mà quên đi lòng trắc ẩn.
Đâu là các câu hỏi đề cập đến trong bức thư?
“Cái đẹp cứu thế giới” (F. Dostoevskij): Thế giới sẽ thực sự thỏa hiệp được không?
Nét đẹp luôn dễ chịu? Và bạn sẽ cảm nhận như thế nào với đau khổ, với cái chết?
Khám phá cái đẹp
Làm thế nào để thế giới được cứu?
Giáo hội phương Tây đã làm mất nhiều khía cạnh về ý nghĩa cái đẹp, cũng như mất mối quan hệ với nghệ thuật đương đại.
Văn hào Nga Dostoevsky đã nói: “Cái đẹp sẽ cứu thế giới”. Nhưng cái đẹp nào? Cái đẹp mà truyền thống công nhận và đánh giá cao? Các tác phẩm nghệ thuật của thế kỷ 20 dạy cho chúng ta ý nghĩa của một cái đẹp khác biệt và mới mẻ. Đó là sống trong một cái đẹp dành cho người nghèo và những người bị ruồng bỏ, những người sống bên lề và bị lãng quên. Chỉ khi cái đẹp được cảm nhận nơi những người này, món quà cuộc sống mới được nhận ra trong các môi trường này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch