Tấn công “dao hai lưỡi” của tổng thống Trump chống Giáo hoàng Phanxicô

948

Tấn công “dao hai lưỡi” của tổng thống Trump chống Giáo hoàng Phanxicô

cath.ch, Raphaël Zbinden, 2020-06-30

Với câu tweet ủng hộ Giám mục Carlo Maria Vigano, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ từ năm 2011 đến năm 2016, tổng thống Donald Trump đã phá hoại quan hệ giữa Mỹ và Tòa Thánh. Ông cũng gây nguy hiểm cho sự ủng hộ của người công giáo Mỹ đối với ông.

Một phân tích của nhà báo Christopher Lamb, The Tablet.

Ngày 11 tháng 6 – 2020, trong một câu tweet tổng thống Mỹ đã khen cựu sứ thần Carlo Maria Viganò vì đã ủng hộ ông trong một bài viết của cựu sứ thần. Năm 2018, trong một bức thư táo bạo, cựu sứ thần đã kêu gọi Đức Phanxicô từ chối. Cựu sứ thần là người chống Đức Phanxicô mạnh mẽ.

Donald Trump đã nói với 82 triệu người theo ông trên tài khoản Twitter, rằng bức thư của của cựu sứ thần là “tuyệt vời”, cựu sứ thần cho rằng những người đi biểu tình của phong trào Mọi cuộc sống của người Da đen là đáng kể (Black Lives Matter) và sự cách ly áp đặt để chống đại dịch là các yếu tố của một chiến dịch cánh chung do “những đứa con của bóng tối” chống “các đứa con của ánh sáng”.

Lúng túng ngoại giao?

Việc ông Trump ủng hộ cựu sứ thần Viganò có hai hệ quả ngay lập tức: hệ quả đầu tiên là các khó khăn được đặt ra cho các quan hệ của Mỹ với giáo hoàng và với các cấp của tôn giáo phổ biến nhất thế giới này.

Dù tổng thống Mỹ và Đức Phanxicô có nhiều quan điểm bất đồng nhưng Tòa Thánh luôn giữ các kênh đối thoại tốt với chính quyền Trump, đặc biệt hai bên cùng làm việc với các vấn đề như tự do tôn giáo.

Nhưng bây giờ điều gì xảy ra? Đâu là đường hướng của bà Callista Gingrich, đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, khi mà ông chủ của mình lại đi ủng hộ người đòi giáo hoàng từ chức? Tổng thống Trump có muốn bà chuyển lời ông ủng hộ cựu sứ thần Viganò cho Tòa Thánh không?

Cũng cần nhắc lại ông Newt Gingrich, chồng của bà đại sứ là một trong những người “ủng hộ ồn ào” nhất của ông Trump. Là cựu chủ tịch Hạ viện, ông thận trọng tránh can thiệp vào chính trị của Vatican. Nhưng sự ủng hộ liên tục của ông dành cho Donald Trump như “con voi trong cửa hàng đồ sứ” khi tổng thống Trump có cùng quan điểm với cựu sứ thần Viganò.

Một “địa chính trị của thời Cánh chung”

Câu “tweet Viganò” của tổng thống Trump không phải là tấn công đầu tiên của ông chống Đức Phanxicô trên mạng xã hội: năm 2013 khi Donald Trump còn là một thương gia và là ngôi sao của chương trình truyền hình thực tế, ông chỉ trích tân giáo hoàng đã trả tiền phòng trọ ngài ở trước thời gian mật nghị. Ông tuyên bố: “Đây không phải là hành vi của một giáo hoàng”. Căng thẳng lên cao điểm khi đến gần ngày bầu cử năm 2016, Đức Phanxicô tuyên bố chương trình xây tường giữa nước Mỹ và Mêhicô của ứng viên tổng thống là “không theo tinh thần kitô giáo”.

Vatican không đưa ra bình luận chính thức nào về câu tweet của tổng thống. Nhưng Linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo – bảo vệ quan điểm của Tòa Thánh không chính thức – đã làm một liên kết với một bài báo năm 2017 linh mục cùng viết với mục sư tin lành Marcelo Figueroa về cách mà các nhóm công giáo và giáo phái phúc âm đã cổ động cho một loại “đại kết của hận thù”. Trong bài báo này, Linh mục Antonio Spadaro khẳng định đức tin đã được dùng để thúc đẩy chính sách của cánh hữu và tổng thống Trump đã lợi dụng để cổ động cho một loại “địa chính trị thời Cánh chung”.

“Trump đang ở trên vùng đất nguy hiểm với người

công giáo da trắng”

Bài viết này khi đăng đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Một giám chức cấp cao Mỹ mô tả đây là một sự “cố tình không biết gì”. Bức thư của cựu sứ thần Viganò và sự ủng hộ gần đây của tổng thống Trump nêu bật lên khía cạnh tiên tri của bài viết này.

Về phần mục sư Marcelo Figueroa ông đã trả lời cho tổng thống Trump khi mục sư viết trên Twitter một phần bài báo năm 2017, khẳng định sự “ô hợp của chính trị, đạo đức và tôn giáo hoàn toàn thích ứng với cách phân biệt rạch ròi thiện ác (manichéen), chia rẽ thực tế giữa cái Thiện tuyệt đối và cái Ác tuyệt đối”.

Rắc rối nơi những người công giáo da trắng

Hệ quả của câu tweet của tổng thống có thể đáng lo ngại hơn cho ông. Nó đánh vào sự ủng hộ của cựu sứ thần Viganò trên cử tri công giáo. Các thăm dò cho thấy ông đang mất dần vị thế nơi người công giáo da trắng của các “Tiểu bang cân bằng”, những người này đảm bảo cho chiến thắng bất ngờ của ông năm 2016. Rõ ràng, các nỗ lực của tổng thống Trump nhằm ủng hộ cựu sứ thần Vigano, và các lý thuyết âm mưu của ông chống giáo hoàng và các nhà lãnh đạo Giáo hội trong thời gian tranh cử năm 2020, các việc này có nguy cơ làm xáo trộn lương tâm của người công giáo đã ủng hộ ông cho đến bây giờ.

Ông David Gibson, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham ở New York xác định: “Tổng thống Trump đang ở trên vùng đất nguy hiểm với người công giáo da trắng. Người công giáo ủng hộ ông có thể không thích Đức Phanxicô, nhưng họ cũng không vui khi thấy tổng thống công kích Giáo hoàng”. Một số người Công giáo nổi tiếng đã ủng hộ Tổng thống cũng ở trong tình trạng tế nhị. Làm thế nào bây giờ họ có thể cho mình vừa trung thực với giáo hoàng vừa trung thực với tổng thống Trump?

Ảnh hưởng của trang Lifesite News

Còn phiền phức hơn khi câu “tweet Viganò” của tổng thống xảy ra một ngày sau khi tổng thống cho rằng nhà hoạt động công giáo vì hòa bình bị cảnh sát hất xuống đất là một người “Antifa quá khích” (nhóm cực tả). Sau sự kiện này, hai cảnh sát đã bị đình chỉ và bị buộc tội tấn công.

Ông David Gibson giải thích: “Đằng sau tất cả những chuyện này, chủ yếu chúng ta phải nhìn vào các cố vấn công giáo của tổng thống, những người ở chung quanh ông. Sự việc họ cung cấp tin tức cho ông từ trang Lifesite News (trang bảo thủ đã đăng bức thư của cựu sứ thần Vigano ngày 7 tháng 6-2020) chứng tỏ cho thấy từ đâu họ có quan điểm về Giáo hội như vậy.”

Ông nói thêm, đại đa số người công giáo có lẽ không biết nhiều về cựu sứ thần Viganò trước khi có câu tweet của tổng thống Trump. Việc này chắc chắn làm tăng danh tiếng của nhà ngoại giao đã nghỉ hưu 79 tuổi này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài gốc tại đây